Tiết 35 kiểm tra một tiết

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 35 kiểm tra một tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35
Ngày kiểm tra: 
Kiểm tra một tiết
A. mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong học kì I: từ chương I đến chương V, nhằm phát hiện ra những mặt đạt và chưa đạt của HS, tìm hiểu nguyên nhân để đề ra giải pháp giúp HS học tập môn học tốt hơn trong học kì II.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng làm việc độc lập, kĩ năng làm bài theo phương pháp trắc nghiệm và tự luận khách quan.
3. Thái độ: 
- Giáo dục tính nghiêm túc, tự giác và tích cực trong kiểm tra của HS.
II. chuẩn bị
1. GV: - Đề kiểm tra (potocopy). 
2. HS: - Ôn lại các kiến thức đã học từ đầu năm đến tiết 31.
III. phương pháp 
- Kiểm tra viết theo phương pháp trắc nghiệm và tự luận khách quan
IV. NộI DUNG
1. Ma trận: 
Ma trận 
Đề kiểm tra 1 tiết sinh 6 (tiết35)
(30% TNKQ + 70% TLKQ)
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận biết
Tổng
Nhận biết(50%)
Thông hiểu(35%)
Vận dụng(15%)
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Mở đầu
(5%)
1câu
 0,5đ
1câu 
 0,5đ
ChươngI:
Tế bào
(5%)
1câu
 0,5đ
1câu
 0,5đ
ChươngII:
Rễ (15%)
1câu
 0,5đ
1câu
 1đ
2câu
 1,5 đ
ChươngIII:
Thân (20%)
1câu
 0,5đ
1 câu
 1,5đ
2câu
 2, đ
ChươngIV:
Lá (40%)
1câu
 0,5đ
1 câu
 2,5đ
1câu
 1 đ
3câu
 4đ
ChươngV:
Sinh sản sinh dưỡng (15%)
1câu
 0,5đ
1câu
 1đ
2câu
 1,5đ
Tổng
3câu
 1,5đ
2câu
 3,5đ
3câu
 1,5đ
2câu
 2đ
1câu
 1,5đ
11câu
 10đ
2. Đề kiểm tra:
A / phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm):
Câu 1: Lựa chọn ý đúng trong các trường hợp sau đây (3 điểm):
1. Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với các sinh vật khác là:
 a. Thực vật rất đa dạng và phong phú, sống khắp nơi trên trái đất.
 b. Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài, phần lớn không có khả năng di chuyển.
 c. Thực vật sử dụng các chất hữu cơ có sẵn làm thức ăn, phần lớn không có khả năng di chuyển.
 d. Thực vật có khả năng vận động, lớn lên và sinh sản.
2. Tế bào thực vật khác tế bào Động vật ở đặc điểm:
 a. Vách tế bào và nhân. 
 b. Chất tế bào và nhân. 
 c. Vách tế bào và không bào.
 d. Vách tế bào và lục lạp.
3. Rễ cọc khác rễ chùm ở đặc điểm?
 a. Có một rễ cái to, khoẻ đâm thẳng xuống đất mang nhiều rễ con mọc xiên đâm ra xung quanh.
 b. Có nhiều rễ có hình dạng và kích thước giống nhau mọc từ gốc thân toả ra thành chùm.
 c. Có một rễ mọc từ trên cành cao đâm xuống đất như cây cột.
 d. Gồm một rễ cái to, khoẻ đâm thẳng xuống đất, mang nhiều rễ con bằng nhau mọc từ gốc thân thành chùm.
4. Cấu tạo trong của thân non khác thân trưởng thành ở đặc điểm:
 a. Vỏ có biểu bì và thịt vỏ.
 b. Trụ giữa có các bó mạch gồm mạch gỗ và mạch rây và ruột. 
 c. Vỏ có thêm tầng sinh vỏ và trụ giữa có thêm tầng sinh trụ.
 d. Cả a và b.
5. Chức năng quan trọng nhất của lá là:
 a. Hô hấp. 
 b. Quang hợp. 
 c. Trao đổi khí.
 d. Thoát hơi nước.
6. Sinh sản sinh dưỡng là :
 a. Hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng.
 b. Hiện tượng sinh sản do hạt nảy mầm thành cây non. 
 c. Hiện tượng hình thành cá thể mới từ một bộ phận của cơ quan sinh sản.
 d. Cả a, b, c
B / phần Tự luận khách quan (7 điểm):
Câu 2. Vì sao nói: Mỗi lông hút của rễ là 1 tế bào? Nó có tồn tại mãi không?
Câu 3. Có mấy loại lá biến dạng chính? Nêu chức năng và tên 1 số cây phù hợp với từng loại lá biến dạng đó?
Câu 4. Viết sơ đồ quang hợp và nêu khái niệm về quang hợp ở cây xanh?
Câu 5. Chiết cành là gì? kể tên 5 loại cây được trồng bằng cách chiết cành? 
Câu 6. Vì sao 1 số cây cổ thụ thân rỗng mà vẫn sống được? 
3. Đáp án:
A / phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm):
Câu 1: Lựa chọn ý đúng (3 điểm):
 Mỗi ý đúng: 0,5 điểm.
 Các ý đúng: 1. b. 2. d. 3. a. 4. c. 5. b. 6. a.
B / phần Tự luận khách quan (7 điểm):
Câu 2. (1 điểm)
Trả lời: Mỗi lông hút là 1 tế bào vì: lông hút có đủ các thành phần cơ bản của 1 tế bào: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, không bào và nhân. Lông hút không tồn tại mãi, khi già sẽ tự rụng đi. 
Câu 3. (2,5 điểm)
Trả lời: - Có 5 loại lá biến dạng chính: 
+ Lá biến thành gai: lá có dạng gai nhọn " làm giảm sự thoát hơi nước của lá.
 VD: Lá cây xương rồng,…
+ Lá biến thành tua cuốn, tay móc : lá ngọn có dạng tua cuốn hoặc tay móc " Giúp cây leo lên cao.
 VD : Lá cây đậu Hà lan hoặc lá ngọn cây mây, …
+ Lá vảy: lá phủ trên thân rễ, có dạng vảy mỏng màu nâu nhạt " che chở, bảo vệ cho chồi của rễ.
 VD: củ dong ta, củ giềng, …
+ Lá dự trữ: Bẹ lá phình to thành vảy dày " chứa chất dự trữ cho cây.
 VD: Củ hành, cây chuối, …
+ Lá bắt mồi: lá biến dạng, chứa nhiều tuyến tiết chất dịch " thu hút, bắt và tiêu hoá mồi. 
 VD: Cây bèo đất, cây nắp ấm, …
Câu 4. (1 điểm)
ánh sáng
- Sơ đồ quang hợp:
Chất diệp lục
 Nước + Khí Cacbônic Tinh bột + Khí ôxi
(rễ hút từ đất) (Lá lấy từ không khí) (trong lá) (lá nhả ra môi trường)
- Khái niệm: 
 Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi.
Câu 5. (1 điểm)
- Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
- VD: cây hồng xiêm, cây cam, cây nhãn, cây bưởi, cây cây vú sữa, ...
Câu 6. (1,5 điểm)
Cây cổ thụ có thân rỗng mà vẫn sống được vì:
Phần thân rỗng là Ruột cây già gồm các tế bào chết không làm nhiện vụ vận chuyển các chất mà do phần vỏ và dác của cây có các mạch dẫn đảm nhiệm: Mạch gỗ vẫn vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan lên lá để tiến hành quang hợp, mạch rây vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá đến các cơ quan khác của cây nên cây vẫn sống được.

File đính kèm:

  • docMa tran va de HKI SH6 0809.doc