Tiết 35+36 Viết bài tập làm văn số 2 Ngữ Văn 8

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2934 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 35+36 Viết bài tập làm văn số 2 Ngữ Văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35+36	Viết bài tập làm văn số 2:
* Ma trận đề kiểm tra :

 Mức độ
Lĩnh
vực nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 Tổng số

TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Liên kết đoạn trong VB
2
(0,5)
câu 1,2 

1
(0,5)
Câu 10





3
(1,0)

Tóm tắt Vb tự sự
1
(0,25)
Câu 3

1
(0,5)
Câu 9





2
(0,75)

Văn tự sự kết hợp với miêu tả và b/c
2
(0,5)
Câu 5,6

3
(0,75)
Câu 4,7,8,


1
(2,0)

1
(5,0)
5
(1,25)
2
(7,0)
Tổng số
5
(1,25)

5
(1,75)


1
(2,0)

1
(5,0)
10
(3,0)
2
(7,0)

Đề bài :
Phần I- Trắc nghiệm : (3 điểm )
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất :
Câu 1- Các phương tiện để liên kết đoạn văn trong văn bản là :
A- Từ nối, đoạn văn B- Từ nối, câu nối
C- Câu nối, đoạn văn D- Lí lẽ, dẫn chứng
Câu 2- Nhận xét nào nói đúng nhất về mục đích của việc sử dụng các phương tiện liên kết đoạn văn trong văn bản ?
A- Làm cho ý giữa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo nên tính chỉnh thể cho văn bản.
B- Làm cho các đoạn văn có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau.
C- Làm cho hình thức của văn bản được cân đối.
D- Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 3- Tóm tắt văn bản tự sự là :
A- Dùng lời văn của mình kể lại các chi tiết của văn bản một cách ngắn gọn.
B- Dùng lời văn của mình kể về các nhân vật chính trong văn bản một cách ngắn gọn.
C- Dùng lời văn của mình nói về các yếu tố nghệ thuật trong văn bản một cách ngắn gọn
D- Dùng lời văn của mình giới thiệu nội dung chính của văn bản một cách ngắn gọn
Câu 4- Trong các văn bản sau, văn bản nào không thể tóm tắt theo cách tóm tắt một văn bản tự sự ?
A- Thánh Gióng. B- Lão Hạc. C- ý nghĩa văn chương. D- Thạch Sanh
Câu 5- Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể ?
A- Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn.
B- Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn.
C- Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn.
D- Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật.
Câu 6- Trong văn bản tự sự, yếu tố biểu cảm có vai trò gì ?
A- Giúp người viết thể hiện thái độ của mình đối với sự việc được kể.
B- Giúp người viết hiểu một cách sâu sắc sự việc được kể.
C- Giúp người viết hiểu một cách toàn diện sự việc được kể.
D- Giúp sự việc được kể hiện lên sinh động, phong phú.
Câu 7- Câu nào sau đây không chứa yếu tố miêu tả ?
A- Mặt lão đột nhiên co rúm lại.
B- Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.
C- Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
D- Lão hu hu khóc.
Câu 8- Các ý chính của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm là gì ?
A- Là những cảm xúc của người viết.
B- Là diễn biến nội tâm của các nhân vật.
C- Chủ yếu vẫn là các sự việc chính.
D- Là những suy nghĩ của nhân vật.
Câu 9-Sắp xếp lại các bước tóm tắt văn bản tự sự sau đây theo một trình tự hợp lí:
a) Xác định nội dung chính cần tóm tắt : Lựa chọn những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng.
b) Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí.
c) Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó.
d) Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
A- a-b-c-d B- d-c-b-a
C- c-a-b-d D- c-b-a-d
Câu 10 : Chọn từ thích hợp làm phương tiện liên kết điền vào chỗ trống trong hai đoạn văn sau :
“Hiện nay, thói ích kỉ, tham lam vẫn còn tồn tại nặng nề, tình trạng sống mòn chưa chấm dứt, và miếng ăn té ra vẫn khiến nhiều người không sao giữ nổi nhân cách, nhân phẩm.
……, những vấn đề Nam Cao đặt ra, nói riêng xung quanh cái đói và miếng ăn, vẫn còn mang nguyên vẹn tính thời sự nóng hổi.”
A- Tuy nhiên. B- Hơn nữa. C- Vì vậy. D- Mặt khác.
Phần II- Tự luận : ( 7 điểm )
Câu 1 : (2 điểm )Trong dàn ý đề văn : Cây tre tự kể chuyện mình, có hai ý sau :
- ở đâu tre cũng sống được, tre luôn gắn bó yêu thương nhau.
- Tre gắn bó với cuộc sống con người.
Hãy phát triển mỗi ý thành một đoạn văn tự sự, giữa hai đoạn có sự liên kết chặt chẽ.
Câu 2 : ( 5 điểm ) Một việc làm đáng phê phán trong giao thông công cộng.

* Đáp án :
Phần trắc nghiệm : Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm, riêng câu 9, 10 mỗi câu được 0,5 điểm.

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
A
D
C
D
A
D
C
C
C

Phần tự luận:
Câu1 ( 2 điểm )
- Yêu cầu : HS viết đúng đoạn văn về nội dung ( Đoạn diễn dịch, quy nạp…) nhưng phải có câu chủ đề; về hình thức; phải có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.
Câu 2 ( 5 điểm )
- Việc làm đáng phê phán trong đề tài này rất nhiều ( đua xe, vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều, lấn chiếm vỉa hè, hành lang an toàn đường sắt…) HS nên chọn hiện tượng nào em biết rõ, khiến em nảy sinh phản ứng rõ rệt
- Người kể là HS nếu xuất hiện ở ngôi thứ ba thì không cần xuất hiện, khi kể có thể gọi kẻ vi phạm là hắn, y, anh ta…;các nhân vật khác có thể lấy nghề nghiệp, đặc điểm bên ngoài gọi thay tên (chú công an, bác cắt tóc…)
- Nên kể theo thứ tự tự nhiên .Ví dụ :
+ Khoảng 7giờ 30, ở một ngã tư đông người ( kết hợp tả cảnh)
+ Công an giao thông rất vất vả ( tả hoạt động, thái độ nhân vật…)
+ Bỗng một xe máy bất chấp đèn đỏ cứ phóng vụt qua ( tả người điều khiển, hình ảnh chiếc xe lao nhanh…)
+ Thái độ của mọi người ( kể, tả, kết hợp nêu cảm nghĩ của em…)

File đính kèm:

  • docBai KT so 2 lop 8 ma tran.doc