Tiết 38: Hai đứa trẻ-Thạch Lam

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 38: Hai đứa trẻ-Thạch Lam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	

 Ngày soạn:24/10/2010
 Ngày giảng:26/10/2010
TIẾT 38: HAI ĐỨA TRẺ
 	-Thạch Lam
A> MỤC TIÊU BÀI HỌC:
-Hiểu được sự cảm thông sâu sắc của Thạch Lam đối với cuộc sống quẩn quanh,buồn tẻ của những người nghèo phố huyện và sự trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.
-Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam.
* Trọng tâm kiến thức-kỹ năng.
Kiến thức:
-Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ.
-Niềm xót thương, thông cảm của nhà văn trước cuộc sống quẩn quanh, tù đọng của những người lao động nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng nâng niu những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ
-Tác phẩm đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ; là truyện tâm tình với lối kể thủ thỉ như một lới tâm sự.
Kỹ năng:
-Đọc-hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
-Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.
B> CHUẨN BỊ
I>Thày.
Phương pháp: Phát vấn, trao đổi thảo luận,..
Phương tiện: SGK, TL tham khảo, giáo án,...
II>Trò:
-Đọc bài, soạn bài.
C>	TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Bước 1: Kiểm tra sỹ số
Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam? ( 2’)
Bước 3 : Bài mới

Hoạt động của Thày và trò
Thời gian
Nội dung bài học



? Cuộc sống con người nơi phố huyện được miêu tả như thê nào?










? Trước cảnh chiều tàn, kiếp người tàn tâm trạng của Liên ra sao?








?Qua đó em thấy Liên là cô bé như thế nào?


? Bức tranh thiên nhiên lúc đêm khuya được miêu tả trong sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối.Tìm những chi tiết miêu tả trong đoạn trích?


















?Ánh sáng, bóng tối có ý nghĩa gì?
GVB: Bóng tối được nội tâm hóa, bóng tối đi ra từ mắt của con người – bé Liên, biểu tượng cho cái u uất,cái buồn đau của tâm hồn con người đang chụp lên đời sống.

Ánh sáng nhỏ nhoi không đủ soi tỏ mặt con người, không đủ xóa đi màn đêm u tối, càng tô đậm hơn không gian mờ mịt nơi phố huyện

? Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối tác giả nhằm thể hiện những ý nghĩa gì?




?Nhịp sống đơn điệu tẻ nhạt được lặp đi lặp lại như thế nào?
Tìm các khía cạnh biểu hiện trong đoạn trích?

















GVB: Nhịp điệu buồn tẻ, lặp đi lặp lại có sức khái quát cao, sâu sắc về thần thái của cuộc sống. cuộc sống như đang đánh đu trong nhịp điệu ngưng tắt, vô nghĩa, lún sâu vào sự mòn mục, không thay đổi, dìm tắt mọi niềm vui, hi vọng.Như Nam Cao nói “Cuộc đời đang cùn đi, gỉ đi, nổi váng lên”


? Trước hiện thực đó tâm trạng của bé Liên như thế nào?
GVB: Liên sống trong ký ức của tuổi thơ-ký ức về Hà Nội, ký ức đánh thức ước mơ , khát vọng trọng trong tâm hồn của Liên về một thế giới tươi đẹp hơn, vui vẻ hơn.







GVB: Đời văn Thạch Lam là hành trình tìm kiếm cái đẹp: “Man mác khắp vụ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàn ở mọi vật tầm thường” (Theo dòng- Thạch Lam)
 


2’
II>ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn.
Bức tranh thiên nhiên.
Cuộc sống con người phố huyện
-Cảnh chợ tàn:
+ Chợ vãn, người về hết, tiếng ồn ào cũng mất,chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi ,vỏ thị,...cảnh xơ xác tiêu điều.
-Con người phố huyện:
+ Những đứa trẻ con nhà nghèo cúi lom khom trên mặt đất, đi lại tìm tòi.
+Cuộc sống nghèo khổ của mẹ con chị Tý
+ Kiếp người héo hắt tàn úa của cụ Thi điên
→ Những con người tội nghiệp, bất hạnh, đáng thương.
Tâm trạng của Liên
-Thấy được mùi riêng của đất, của quê hương mình.
-Nhìn bọn trẻ chị thấy đọng lòng thương chúng.
-Nhìn bà cụ Thi điên bước đi trong bóng tối “Liên sững người lại” đầy day dứt ám ảnh.
→ Liên không vô tâm trước những cảnh đời cô đơn hay chính Thạch Lam đang rung động, thương xót những kiếp người vô danh, vô nghĩa trong xã hội xưa.
ð Liên là một cô bé nhạy cảm, tinh tế, giàu lòng yêu thương con người.
2)Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya.
Bức tranh thiên nhiên và con người(Bóng tối ><ánh sáng).
Bóng tối
ánh sáng
-Đường phố và các ngõ con... đầy bóng tối.
-Tối hết cả, con đường... lại càng sẫm đen hơn nữa
→ Bóng tối được miêu tả theo cấp độ tăng dần: “Đầy bóng tối”- tràn sắc không gian(rộng) → “tối hết cả”-bóng tối len lỏi khắp thôn cùng ngõ hẻm, bám sát luồn lách vào mọi cảnh vật (sâu) →”Càng sẫm đen” → bóng đen đặc quánh.
ð Bóng tối biểu tượng cho cuộc sống nghèo nàn, tù túng không lối thoát. Bóng tối ám ảnh con người nơi phố huyện.
TN: 
+ Sao - lấp lánh, đom đóm –vệt sáng.
Cuộc sống:
+ Quầng sáng- ngọn đèn chị Tý.
+ Khe sáng-các cửa hàng hắt ra
+ Hột sáng- ngọn đèn vặn nhỏ của chị em Liên
→ ánh sáng nhỏ nhoi, leo lét, yếu ớt, mong manh.
ð Ánh sáng biểu tượng cho hy vọng mong manh, ước mơ xa vời của người dân phố huyện.

* Đặc biệt hình ảnh ngọn đèn chị Tý được lặp lại ba lần (bảy lần cả tác phẩm): Biểu tượng cho kiếp người nhỏ bé sống vô danh vô nghĩa trong đêm tối mênh mông

ð Bóng tối bao trùm dày đặc >< ánh sáng nhỏ nhoi, mong manh:
Tả thực: Cuộc sống nghèo nàn, khốn khó ở phố huyện.
Tượng trưng: Kiếp người nhỏ bé sống lay lắt tội nghiệp
Nhịp sống đơn điệu, tẻ nhạt của người dân phố huyện.
-Vẫn những công việc hàng ngày quen thuộc:
+ Chị Tý dọn hàng theo thói quen “chiều nào chị cũng...”
+ Bác Siêu gánh hàng chậm dãi “nhóm lại lửa”
+Vợ chồng bác Xẩm “ngồi trên manh chiếu, có cái thau trước mặt...”
→ Công việc buồn chán, lặp đi lặp lại. 
- Vẫn những suy nghĩ mong đợi như mọi ngày: “những người khách quen: mấy người nhà của cụ thừa, cụ lục”
-Những cuộc đói thoại rời rạc:
+ Chị Tý “chẫm rãi hỏi” bác Siêu ‘đáp vẩn vơ”→ hội thoại đứt quãng ,rời rạc ,nhàm chán cho thấy sự mệt mỏi, uể oải con người nơi đây.
-Âm thanh đơn điệu: “Tiếng đàn bầu của bác Xẩm bật ra trong yên lặng”
- Mơ ước-mơ hồ... “chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ của họ”.
→ Tình cảnh của người sống mà không biết số phận của mình sẽ ra sao, song hy vẫn không thôi mơ ước những điều tốt đẹp
ð Chỉ bằng vài chi tiết, Thạch Lam đã to đậm ấn tượng cuộc sống đơn điệu tẻ nhạt của người dân phố huyện, điều đáng sợ hơn là cuộc sống ấy cứ lặp đi, lặp lại trong ao đời bằng phẳng.
Tâm trạng của Liên:
_ Liên nhớ lại những ngày tháng tươi đẹp ở Hà Nội. Đối với Liên “Hà Nội sáng rực, huyên náo”- quá vãng xa xôi, miền ký ức đẹp của tuổi thơ.
Liên càng buồn bã, lặng yên dõi theo những cảnh đời nhọc nhằn, kiếp đời tàn tạ.
+ Liên quan tâm đến cuộc sống của mẹ con chị Tý.
+ Thấu hiểu kiếp đời cơ cực của bác Xẩm.
+ Chia sẻ với bác Siêu(vì hàng phở của bác Siêu)-Thứ hàng xa xỉ- Liên và những người dân nươi phố huyện không đủ tiền để mua.
ð Liên là một cô bé giàu lòng yêu thương nhân ái, giàu ước mơ khát vọng. Tấm lòng chìu mến xót Thương của Thạch Lam với những kiếp người nhỏ bé, những đứa trẻ tội nghiệp như Liên và An.
Bước 4: Củng cố dăn dò: (2’)
 -Nắm chắc nội dung cơ bản của bài học:
+Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn.
 + Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya.
 -Chuẩn bị tiết 3: cảnh chị em Liên đợi tàu và giá trị nội dung và nghệ thuật.

File đính kèm:

  • docTiet 38 Hai Dua Tre Thach lam Thi Tinh.doc