Tiết 41,42 : Đọc văn Người trong bao (Trích) Sê- Khốp

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 41,42 : Đọc văn Người trong bao (Trích) Sê- Khốp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41,42 : Đọc văn 
NGƯỜI TRONG BAO
(Trích)
 Sê- khốp
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Hiểu giá trị tư tưởng - nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Người trong bao: mạnh mẽ phơi bày và phê phán lối sống trong bao: hèn nhát, cá nhân, ích kỉ và hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga cuối TK XIX qua hình tượng nhân vật “người trong bao” Bê-li-cốp; 
- Hiểu được nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật chính, cách kể chuyện độc đáo. Củng cố và luyện kĩ năng phân tích nhân vật và khái quát chủ đề của truyện.
- Có thái độ, tình cảm: căm ghét và đấu tranh với lối sống thu mình trong bao hèn nhát, cá nhân, ích kỉ, tầm thường , dung tục trong xh hiện đại, trong cuộc sống học đường: thói háo danh, xu nịnh, giáo điều, sợ hãi, hèn hạ trước quyền lực. Từ đó, góp phần xây dựng, củng cố đạo đức và lối sống chân thực, lành mạnh, chan hòa với mọi người, có ích, vì lí tưởng cao đẹp.
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
 I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
 - Kiểm tra bài cũ:1) Tóm tắt tác phẩm “Lão Gô-ri-ô”. Nêu chủ đề của tác phẩm.
 2) Phân tích cảnh đời đen bạc trong đọan trích “Những nghĩa vụ cuối cùng”.
 - Kiểm tra vở soạn của 2HS ( có cho điểm )
 II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI:

Họat động của thầy và trò
Nội dung

- HS nêu vài nét về tác giả Sê-khốp. GV bổ sung, có thể kể tóm tắt 1 hoặc 2 truyện ngắn của Sê-khốp.




- GV giới thiệu thêm về chùm truyện ngắn có chung chủ đề phê phán lối sống tầm thường dung tục tiểu tư sản gồm : Khóm phúc bồn tử, Một chuyện tình yêu, Ngừơi trong bao. 

I- TIỂU DẪN
1) Tác giả: An-tôn P. Sê-khốp (1860 – 1904)
- Vừa làm bác sĩ nộng thôn, vừa viết báo, viết văn.
- Là đại biểu lớn cuối cùng của VH hiện thực Nga cuối thế kỉ XIX
- Nhà cách tân thiên tài về hai thể loại truyện ngắn và kịch nói.
2) Truyện ngắn Ngừơi trong bao (1898) được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta.

* Hướng dẫn đọc, minh họa (Phân công HS chuẩn bị hoá trang minh họa theo vai .)
- Gọi 1 HS kể tóm tắt truyện.
* Hướng dẫn tìm hiểu bố cục (bằng hình thức thảo luận nhóm)"2 cách :
(1) - Bê-li-cốp khi còn sống;
 - Bê-li-cốp khi đã qua đời.
(2) - Mở truyện: cuộc trò chuyện trong nhà kho 
- Thân truyện: về cuộc đời và tính cách Bê-li-cốp
 - Kết truyện: nhận xét của bác sĩ thú y- người nghe truyện.
*Hướng dẫn HS đọc - hiểu (theo câu hỏi trong sgk)
*Chân dung Bê-li-cốp được miêu tả ntn? Tìm những chi tiết cho thấy vẻ bề ngoài của Bê-li-cốp. 
- Chi tiết:
 +“Cặp kính đen trên gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như mặt chồn…” (tr 159)
 +Tất cả mọi thứ trên con người hắn đều để trong bao, mang bao, cho vào bao: giày, ủng, kính, ô, khuôn mặt, lỗ tai…
 + “ Cả ý nghĩ…,B. cũng cố giấu vào bao." Y không bao giờ có ý kiến về bất cứ 1 v/đ nhỏ, to nào 
* Nhận xét?
II- ĐỌC – HIỂU












1) Hình tượng n/v Bê-li-cốp – người trong bao
 a. Chân dung Bê-li-cốp:
 - Vẻ bề ngoài



 
 - Ý nghĩ
 àKì quái, khác người, tất cả đều để trong bao"“Khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong một cái vỏ…”ngăn cách với cuộc sống bên ngoài.
* Tìm những chi tiết cho thấy lối sống và tính cách của Bê-li-cốp?

 + Đ/v hắn, chỉ có những chỉ thị, thông tư…mới là cái rõ ràng
 
 + ( buồng ngủ, quan hệ với đồng nghiệp, chuyện tình yêu muộn mằn của y với Va-ren-ca, chuyện xảy ra với Kô-va-len-cô…, …)
 + Y cho rằng sống như y mới là sống, mới là làm việc, mới là người có trách nhiệm, là công dân tốt, người công chức mẫn cán đối với cấp trên (chuyện xảy ra với Kô-va-len-cô; không hề biết mọi người ghét mình ntn…) 
* Nhận xét?
*Có thể k’quát về tính cách B.qua những từ ngữ nào (hèn nhát,cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong bao và cảm thấy yên tâm, hạnh phúc, mãn nguyện trong đó)

* Lối sống của B. đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người ra sao? ( trước và sau khi B. chết)
- Thái độ của mọi người :
+ghét, sợ, xa tránh y, không muốn dây với y…;
+Có người muốn thử thay đổi cách sống của y ( gán ghép với Varenca);
 +Tỏ thái độ khinh ghét, nói thẳng vào mặt (Kô-va -lencô) 
-Nhưng không được . Vì sao vậy?
 b. Lối sống và tính cách :
- Nhút nhát, ghê sợ hiện tại, ngợi ca, tôn sùng quá khứ ( say mê tiếng Hilạp cổ)
- Chỉ thích sống theo những thông tư, chỉ thị một cách máy móc, giáo điều, rập khuôn như cái máy vô hồn.
- Cô độc và luôn luôn lo lắng, sợ hãi, sợ tất cả (câu nói cửa miệng của hắn: “Nhỡ lại xảy ra chuyện gì!”)


- Luôn luôn thỏa mãn, hài lòng với lối sống cổ lỗ của mình.
àkhông hiểu mọi người, không hiểu xã hội, cuộc sống đương thời…"lạc lõng, cô độc, kì quái…
*TK: 
 B. tiêu biểu cho kiểu người trong bao, lối sống trong bao; tính cách trong bao: hèn nhát, quái đản… 
c. Ảnh hưởng của lối sống và tính cách Bêlicôp đ/ v mọi người :
- Mọi người luôn bị tính cách, lối sống ấy làm cho sợ hãi, ám ảnh suốt 15 năm trời.
- Sau khi B. qua đời, lối sống và tính cách ấy vẫn tồn tại và gây ảnh hưởng nặng nề không tài nào thóat ra được
à Tính cách B. là điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xh đã và đang tồn tạitrong cuộc sống của 1 bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX

- Hình ảnh cái bao có những ý nghĩa gì? Từ đó, hãy khái quát chủ đề tư tưởng của truyện ngắn Người trong bao.





2) Ý nghĩa của hình ảnh cái bao
- Nghĩa đen: Vật dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hóa ;…hình túi, hình hộp,…
- Nghĩa rộng: Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp.
- Nghĩa biểu trưng: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao – một kiểu người, một lối sống không chỉ đã và đang tồn tại ở nước Nga cuối TK XIX đầu TK XX mà còn có ý nghĩa phổ quát, sâu rộng hơn nhiều.
à Chủ đề tư tưởng của truyện:
Lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga.
Bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thường, vô vị và hủ lậu như thế mãi!

- Theo anh (chị), truyện ngắn Người trong bao có những đặc sắc gì về nghệ thuật? Tác phẩm có ý nghĩa thời sự hay không?

3) Những đặc sắc nghệ thuật của truyện
- Chọn ngôi kể: Nhân vật trong truyện (Bu-rkin) đồng thời là nhân vật người kể chuyện (xưng tôi). Tác giả vẫn giữ ngôi thứ ba kể lại câu chuyện của Bu-rkin. Như vậy vừa đảm bảo được tính khách quan vừa vẫn thể hiện được tính chủ quan.
- Giọng kể trầm tĩnh, bề ngòai có vẻ khách quan, bình thản nhưng giấu bên trong sự bức xúc, trăn trở mạnh và sâu.
- Xây dựng nhân vật với chân dung kì dị, tính cách kì quái mà vẫn chân thực…
- Đối lập, tương phản giữa các kiểu người, các tính cách và lối sống … (Bê-li-cốp và chị em Va-ren-ca …)
- Hình ảnh và lời nói vừa có ý nghĩa cụ thể vừa có ý nghĩa biểu trưng…
BT2,3
 Làm ở nhà
* GHI NHỚ
III. LUYỆN TÂP
III- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ
 - Làm bài tập 2& 3 
 - Soạn bài : Đặc điểm của NN nói và viết (tt)
	Phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình

File đính kèm:

  • doc041,42 - NGUOI TRONG BAO.doc