Tiết 42 kiểm tra 1 tiết

doc30 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiết 42 kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42
Kiểm tra 1 tiết
Môn: Văn 7

I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá nhận thức của học sinh phần ca dao và thơ trung đại.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải quyết các tình huống văn học, giải quyết các bài tập trắc nghiệm khách quan.
3. Thái độ: 	Giáo dục ý thức làm bài nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hướng dẫn ôn tập phần ca dao, dân ca, thơ trung đại:
- Tên tác giả, tác phẩm, thể loại.
- Nội dung, hình thức thể hiện.
- Ra đề, đáp án, thang điểm.
2. Học sinh: 	Ôn lại kiến thức .
III. Tiến trình tổ chức thực hiện.
1. ổn định tổ chức lớp: 	7A 	7D
2. Kiểm tra bài cũ: (Thực hiện các yêu cầu. Tài liệu liện quan không được sử dụng)
3. Bài mới:
A. Thiết lập ma trận.
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng

TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL

Tác giả, tác phẩm
1

1





1

1
Thể loại


1

1



1

1
Ca dao





1

3
1

3
Bánh trôi nước


1

1




Bạn đến chơi nhà





1

4
1

4
Tổng
1


1
2


2
2


7
5

10
B. Nội dung câu hỏi.

Phần I- Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm)
Câu1:(1 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
1- Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là:
A. Bà chúa thơ nôm 	C. Thần thơ thánh chữ.
B. Nữ hoàng thi ca. 	D. Thần đồng thi ca.
2- Dòng nào sau đây không phù hợp khi miêu tả chiếc bánh trôi ?
A. Hình tròn, trắng mịn. 	C. Được hấp trên nước.
B. Nhân son đỏ. 	D. Có thể rắn hoặc nát.
3- Qua hình ảnh chiếc bánh trôi, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ ?
A. Vẻ đẹp hình thể 	C. Số phận bất hạnh
B. Vẻ đẹp tâm hồn. 	D. Vẻ đẹp - số phận long đong.
4- Bánh trôi nước là bài thơ:
A. Vịnh vật 	C. Tả tình
B. Tả cảnh ngụ tình. 	D. Lấp lánh nhiều tầng ý nghĩa.
Câu 2:(1 điểm). Nối nội dung ở cột A với cột B sao cho đúng.
A
Nối
B
1. Qua Đèo Ngang
1 + .......
a- Nguyễn Trãi
2. Bài ca Côn Sơn
2 + .......
b- Bà Huyện Thanh Quan
3. Sau phút chia ly
3 + .......
c- Lý Bạch
4. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
4 + .......
d- Đoàn Thị Điểm

Câu 3:(1 điểm). Hãy hoàn thiện nội dung còn bỏ trống trong bảng thống kê sau.

Văn bản
Thể thơ - Ngôn ngữ
1- Sông nui nước Nam

2- Bạn đến chơi nhà

3- Tụng giá hoàn kinh sư

4- Sau phút chia ly



Phần II. Trắc nghiệm tự luận: (7 điểm)
Câu 4:(3 điểm). Chép 4 câu ca dao đều bắt đầu bằng hai từ "Thân em". Câu nào làm em xúc động nhất ? Giải thích rõ vì sao ?
Câu 5:(4 điểm). Vì sao nói "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến là một trong những bài thơ hay nhất về tình bạn ?
........................................................................................................................................ 




C- Đáp án - Biểu điểm.
Câu 1:
Câu
1
2
3
4
Đáp án
a
c
d
D
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25

Câu 2: Nối đúng mỗi ý 0,25 điểm.
1 + b ; 	2 + a ; 	3 + đ ; 	4 + c
Câu 3: Điền đúng mỗi ý được 0,25 điểm.
1. Thất ngôn tứ tuyệt - Chữ Hán.
2. Thất ngôn bát cú - Chữ Nôm.
3. Ngũ ngôn tứ tuyệt - Chữ Hán.
4. Song thất lục bát - Chữ Nôm.
Câu 4: Chép đúng mỗi câu được 0,25 điểm.
- Nêu được cảm nhận về nội dung - nghệ thuật thể hiện của câu ca dao đã lựa chọn. 	(2 điểm)
Câu 5: Nêu được cảm nhận:
Bạn đến chơi nhà là bài thơ về tình bạn hay nhất vì:
+ Nó ca ngợi tình bạn chân thành, trung thực, bất chấp mọi điều kiện, hoàn cảnh, đậm đà, mộc mạc nhưng tràn ngập niềm vui dân dã. 	(1 điểm)
+ Vì nó đã tạo ra tình huống bất ngờ mà thú vị người đọc ngạc nhiên, rồi kết thúc bằng nụ cười xoè hóm hỉnh mà sâu sắc. 	(1 điểm)
+ Vì nó được thể hiện trong hình thức thơ thất ngôn bát cú Đường luật rất chỉnh, chặt chẽ niêm luật, một giọng thơ giản phác, hồn nhiên, câu nào cũng như đùa,cũng lấp lánh ánh mắt nheo cười, cũng ấm áp niềm vui hồn hậu. 	(1 điểm)
Trình bày sạch sẽ, diễn đạt rành mạch, lập luận chặt chẽ. 	(1 điểm)










Tiết 46
Kiểm tra tiếng việt
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố, đánh giá nhận thức của học sinh về phân fTiếng Việt đã học từ đầu năm học.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tổng hợp kiến thức
3. Thái độ: Yêu môn học
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đề bài, đáp án, biểu điểm
2. Học sinh: Kiến thức
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
7B : 7C :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
A-Thiết lập ma trận.

Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng

TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL

Từ láy
2

0,5

2

0,5


1

3
5

4
Từ Hán Việt
1

1
1

2




2

3
Từ trái nghĩa


1

1



1

1
Từ đồng âm





1

2
1

2
Cộng
4


3,5
3


1,5
2


5
9

10


B. Đề bài :

Phần I : Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm )
Hãy khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng :
Câu 1: Từ láy là gì ?
A. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu.
B. Từ có các tiếng giống nhau về phần âm.
C. Từ có sự phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa.
D. Từ có nhiều tiếng có nghĩa.
Câu 2: Trong những từ sau đây từ nào không phải là từ láy ?
A. Đầy đủ.
B. Xinh xắn
C. Gần gũi
D. Dễ dàng
Câu 3: Từ láy có mấy loại:
A. một loại.
B. hai loại.
C. ba loại.
D. bốn loại
Câu 4: Trong những từ láy sau đây, từ nào là từ láy toàn bộ:
A. Mạnh mẽ.
B. ấm áp.
C. Mong manh
D. Thăm thẳm.
Câu 5: Hãy nối các từ ở cột A với cột B để tạo thành các cặp từ đồng nghĩa.
A
nối
B
1. Nhà thơ
2. Loài người
3. Sống chết
4. Chó biển
1 + ........
2 + ........
3 + ........
4 + ........
a. Nhân loại
b. Sinh tử
c. Hải cẩu
d. Quốc gia
e. Thi sỹ
Câu 6: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào những câu sau:
A. Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại (1) ...................................
B. Xét mình công ít tội (2)........................................
C. Bát cơm vơi, nước mắt (3) ...................................
D. Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non sao nhớ nước, nước mà (4) ............................... non.
Phần II. Trắc nghiệm tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính ? Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt như thế nào ? Lấy ví dụ minh hoạ.
Câu 2: Đặt câu với mỗi từ sau:
a. Lạnh lùng.
b. Nhẹ nhàng.
c. Nhanh nhẹn.
Câu 3: Tìm và giải nghĩa các từ đồng âm trong bài ca dao sau:
"Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng.
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi những răng không còn ".
.................................................................................................................................. 



C. Đáp án:

Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)

Câu
1
2
3
4
Đáp án
c
a
b
d
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25

Câu 5: (1 điểm). Nối đúng mỗi ý được 0,25 điểm
Nối: 1 + e
2 + a
3 + b
4 + c
Câu 6: (1 điểm). Điền đúng mỗi từ được 0,25 điểm.
Điền: 	(1) cười ; 	(2) nhiều ; 	(3) đầy ;	 (4) quên
Phần II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm).
- Từ ghép Hán Việt có 2 loại chính: (0,5 điểm)
+ Từ ghép chính phụ.
+ Từ ghép đẳng lập. 
- Trật tự: (1,5 điểm)
+ Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau (giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần việt cùng loại).
Ví dụ: 	ái quốc
 P C
Câu 2: (3 điểm). Đặt đúng mỗi câu được 1 điểm.
- Chị ấy có bộ mặt lạnh lùng.
- Bạn Lan có giọng nói nhẹ nhàng dễ nghe.
- Ông tôi tuổi đã cao nhưng dáng đi vẫn rất nhanh nhẹn.
Câu 3: (1 điểm)
- "Lợi" là từ đồng âm. 	(0,5 điểm)
Giải nghĩa: 	(0,5 điểm)
Lợi (1): có ích.
Lợi (2): phần thịt bao quanh chân răng.

4. Củng cố: (1 phút)
- Nhận xét giờ kiểm tra.
- Thu bài
5. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
- Ôn bài.
- Chuẩn bị: Thành ngữ.





Tiết 90
Kiểm tra 1 tiết
Môn Tiếng Việt 7

I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Củng cố sâu kiến thức cơ bản về câu xét theo cấu tạo.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết, phân tích cấu tạo câu.
3. Thái độ: -	Có ý thức vận dụng các loại câu khi nói, viết.
 - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
- Soạn đề, ra đáp án, biểu điểm, in đề.
- Hưỡng dẫn ôn tập: Câu đặc biệt, câu có thành phần trạng ngữ, rút gọn câu.
2. Học sinh: Ôn tập theo hướng dẫn.
III. Tiến trình thực hiện.
A. Thiết lập ma trận hai chiều

Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng

TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL

Rút gọn câu
1

0,25

1

0,25


1

4
3

4,5
Câu đặc biệt
1

0,25

1

0,25


1

1,5
3

2
Câu có thành phần trạng ngữ
1

1

1

1


1

1,5
3

3,5
Tổng
3


1,5
3


1,5
3


7
9

10

B. Đề bài:

I. Trắc nghiệm khách quan: 
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi 1, 2, 3, 4.
1- Câu rút gọn là câu:
A. Chỉ có thể vắng chủ ngữ. 	B. Chỉ có thể vắng vị ngữ.
C. Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ.	D. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ
2- Câu đặc biệt là gì ?
A. Là câu không cấu theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
B. . Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
C. Là câu chỉ có chủ ngữ.
D. Là câu chỉ có vị ngữ.
3- Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ?
A. Ai cũng phải học đi đôi với hành.	B. Anh tôi học luôn đi đôi với hành.
C. Rất nhiều người học đi đôi với hành.	D. Học đi đôi với hành.
4- Câu nào không phải là câu đặc biệt ?
A. Giờ ra chơi.	B. Tiếng chim hót líu lo.
C. Sân trường giờ ra chơi.	D. Câu chuyện của bà tôi.
5- Nối nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp.
A
Nối
B
1. Trạng ngữ chỉ thời gian
1 + .......
a) Trong làn nắng ửng hồng, cánh diều chao nghiêng
2. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
2 + ......
b) Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
3. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
3 + ........
c) Nhanh như cắt, rùa há miệng đón lấy thanh gươm và lặn xuống nước
4. Trạng ngữ chỉ cách thức
4 + .......
d) Vì chuôm cho cá bén đăng, vì chàng thiếp phải đi trăng về mò.
5. Trạng ngữ chỉ mục đích
5 + .......

6- Hãy kiểm tra xem các nội dung phát biểu sau đây đúng hay sai ? Nếu đúng điền chữ Đ; nếu sai điền S vào ô trống tương ứng.
a) Trạng ngữ là thành phần chính của câu
a.......
b) Trong câu có trạng ngữ, ta có thể tách trạng ngữ thành câu riêng
b.......
c) Khi viết ta cần đặt dấu phẩy giữa nòng cốt câu với trạng ngữ.
c.......
d) Thêm trạng ngữ cho câu tức là ta đã thực hiện một trong những cách mở rộng câu
d.......
II. Tự luận.
Câu 1: Cho các đoạn văn sau:
a) Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười.	 (Nam Cao)
b) Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và vinh dự của thơ.	 (Phạm Hổ)
c) Huấn đi về trạm máy. Một mính, trong đêm. 	(Nguyễn Thị Ngọc Tú)
d) Tôi đứng dậy. Dưới trời mưa. 	(Nguyễn Huy Tưởng)
Hãy: 	- Xác định các câu rút gọn.
	- Thử khôi phục các thành phần được lược bỏ cho từng câu.
Câu 2: Cho các nhóm câu đặc biệt.
- Nhóm a.	+ Hoạ Mi !
	+ Chân đèo Hải Vân
- Nhóm b. 	+ Ngã !
	+ Im lặng quá !
- Nhóm c.	+ ở làng này khó lắm.
	+ Năm ấy, mất mùa
Hãy nhân xét cấu tạo của mỗi nhóm.
Câu 3: Hãy hoàn thiện các câu sau bằng cách thêm trạng ngữ:
a) Hôm nay, ................................................... chúng em hoạt động ngoại khoá.
b) Chúng em đang nô đùa .................................................................................
c) Em thích đọc sách, vì ....................................................................................
.....................................................................................................................................

C. Đáp án - Biểu điểm.

I. Trắc nghiệm khách quan:

Câu
1
2
3
4
5
6
Đ.áp án
C
A
D
B
1 - b ; 2 - a ; 3 - d ; 4 - c
a - S ; b - Đ ; c - Đ ; d - Đ
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
Mỗi ý đúng đạt 0,25đ
Mỗi ý đúng đạt 0,25đ

II. Tự luận:
Câu 1: Xác định - khôi phục thành phần đã được lược bỏ.
a) Cả tiếng cười Cả tiếng cười cũng ngừng. 	(1 điểm)
b) Tôi nghĩ đến chức năng và vinh dự của thơ. 	(1 điểm)
c) Dưới trời mưa Tôi đứng dưới trời mưa.	(1 điểm)
d) Một mình, trong đêm Một mình Huấn đi, trong đêm. 	(1 điểm)
Câu 2: Cấu tạo câu đặc biệt.
- Trong nhóm a: Là danh từ, cụm danh từ. 	0,5 điểm)
- Trong nhóm b: Là động từ, cụm tính từ. 	(0,5 điểm)
- Trong nhóm c: Câu đặc biệt có trạng ngữ.	(0,5 điểm)
Câu 3: Hoàn thiện các câu bằng cách thêm các trạng ngữ.
a) ......... trên sân trường (sau tiết ba). 	(0,5 điểm)
b) ........ ngoài bãi cỏ. 	(0,5 điểm)
c) ................, vì qua sách em học được nhiều điều hay. 	(0,5 điểm)
(Học sinh có thể thêm trạng ngữ với các nội dung khác)







Tiết 98
Kiểm tra 1 tiết
Môn Văn 7

I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Kiểm tra kiến thức về các văn bản đã học từ đầu học kỳ II. Bao gồm tục ngữ và văn bản nghị luận.
2. Kỹ năng: Kết hợp là bài tập trắc nghiệm và tự luận, trả lời câu hỏi và viết văn ngắn.
3. Thái độ: -	Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào nói, viết.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
- Soạn đề, ra đáp án, biểu điểm, in đề.
- Hưỡng dẫn ôn tập.
2. Học sinh: Ôn tập tục ngữ Việt Nam, các văn bản nghị luận.
III. Tiến trình thực hiện.
A. Thiết lập ma trận hai chiều

Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng

TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL

Tục ngữ
4

1

1

1


1

4
6

6
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
1

1





1

1
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt





1

3
1

3
Tổng
5


2
1


1
2


7
8

10

B. Đề bài:
I. Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. (Câu 1, 2, 3, 4)
Câu 1: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào ?
A. Văn học dân gian.	C. Văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
B. Văn học viết. 	D. Văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Câu 2: Em hiểu thế nào là tuc ngữ ?
A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu.
B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
C. Là một thể loại văn học dân gian.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 3: Các câu tục ngữ trong bài học: "Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất" nên hiểu theo nghĩa nào ?
A. Nghĩa đen 	B. Nghĩa bóng
C. Cả A và B đều đúng.	D. Cả A và B đều sai.
Câu 4: Dòng nào không phải là đặc điểm về hình thức của tuc ngữ ?
A. Ngắn gọn.
B. Thường có vần , nhất là vần chân.
C. Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.
D. Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
Câu 5: Nối nội dung ở cột A với cột B sao cho đúng:
A
Nối
B
1. Tục ngữ về thiên nhiên
1 + ......
a) Khoai đất lạ, mạ đất quen
2. Tục ngữ về lao động sản xuất
2 + ......
b) Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt
3. Tục ngữ về xã hội
3 + ......
c) Người ta là hoa đất
4. Tục ngữ về con người
4 + ......
d) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 6: Các nhận định về bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta sau đây đúng hay sai. Nếu đúng thì điền chữ Đ , nếu sai thì điền chữ S vào ô trống tương ứng.
a) Bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh. Được trích trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần II. 	Ê
b) Đoạn trích được coi là một bài văn nghị luận chứng minh mẫu mực. 	Ê
c) Cách liệt kê dẫn chứng của tác giả phong phú, toàn diện. 	Ê
d) Luận đề được đề cập trong bài là một vấn đề văn học. 	Ê
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Viết một đoạn văn chứng minh để làm sáng tỏ ý kiến sau:
	Tục ngữ là kho báu kinh nghiệm về lao động sản xuất.
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến sau:
Chỉ qua các từ đồng nghĩa, trái nghĩa cũng đã chứng tỏ rằng Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp.
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................






đáp án - Biểu điểm.

Phần I. TNKQ.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
D
A
D
1-b ; 2-a ; 3-d ; 4-c
a- Đ ; b- Đ ; c- Đ ; d-S
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
1
1

Phần II: Tự luận.
Câu 1: Cần đạt được những ý chính sau:
- Giới thiệu vấn đề, nêu phạm vi, hướng chứng minh. (1 điểm)
- Chọn được một số dẫn chứng - phân tích về: Kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt. (2 điểm)
- Kết luận: (1 điểm)
Câu 2: Cần đạt được những ý chính sau:
- Giới thiệu vấn đề, nêu phạm vi, hướng chứng minh. (1 điểm)
- Chọn được một số dẫn chứng: từ đồng nghĩa, trái nghĩa. (1 điểm)
- Kết luận. (1 điểm)
Lưu ý: Lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

4. Thu bài: (2 phút)
	Nhận xét giờ làm bài. 
5. Hướng dẫn học bài: (1 phút)











Tiết 90
Kiểm tra tiếng việt
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh trong phần Tiếng Việt trong học kỳ II.
Học sinh biết tổng hợp kiến thức đã học (rút gọn câu, câu đặc biệt, thêm trạng ngữ cho câu) vào làm bài kiểm tra.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng các kiến thức trên trong giao tiếp và hành thành văn bản. 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đề bài, đáp án, biểu điểm
2. Học sinh: Kiến thức
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
7B : 7C :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
A-Thiết lập ma trận.

Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng

TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL

Câu đặc biệt
1

0,25

2

0,5



3

0,75
Thêm trạng ngữ cho câu
1

0,25

4

1,5


1

7
6

8,75
Rút gọn câu
1

0,25

1

0,25



2

0,5
Cộng
3


0,75
7


2,25
1


7
11

10


B. Đề bài :

A. Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm )
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng nhất. (Từ câu 1 đến 7, mỗi câu 0,25 điểm).
Câu 1: Câu đặc biệt là câu:
A. Có cấu tạo theo mô hình C - V	B. Không cấu tạo theo mô hình C - V.
C. Chỉ có chủ ngữ.	D. Chỉ có vị ngữ.
Câu 2: "Trời ơi" Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa (Cuộc chia tay của những con búp bê), câu in đậm là câu đặc biệt có tác dụng:
A. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.
B. Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
C. Bộc lộ cảm xúc.
D. Gọi đáp.
Câu 3: Đoàn người nhốn nháo lên "Tiếng reo. Tiếng vỗ tay" (Nam Cao), câu in đậm là câu đặc biệt có tác dụng:
A. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.
B. Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
C. Bộc lộ cảm xúc.
D. Gọi đáp.
Câu 4: Trạng ngữ là:
A. Thành phần phụ của câu.
B. Thành phần chính của câu.
C. Một dạng từ loại của Tiếng Việt.
D. Thành phần phụ bổ sung về hoạt động của chủ ngữ.
Câu 5: "Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp."
Trong đoạn trích trên cụm từ nào không phải là trạng ngữ.
A. Dưới bóng tre xanh.	B. Đã từ lâu đời.
C. Ăn ở với người.	D. Đời đời, kiếp kiếp.
Câu 6: Cụm từ "Mùa xuân" nào làm trạng ngữ trong câu:
A. Mùa xuân của tôi - Mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong dêm thanh. (Vũ Bằng)
B. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. (Vũ Tú Nam)
C. Tự nhiên như thế: Ai cũng chuộng mùa xuân. (Vũ Bằng)
D. Mùa xuân ! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kỳ diệu. (Võ Quảng).
Câu 7: Sáng hôm ấy, Mây dậy sớm hơn mọi ngày. (Kiêm Viên)
Trạng ngữ là phần in đậm dùng để xác định.
A. Nguyên nhân.	B. Nơi chốn.
C. Địa điểm.	D. Thời gian.
Câu 8: Nối vế A với vế B để tạo thành câu có trạng ngữ thích hợp. (0,75 điểm: nối mỗi ý đúng được 0,25 điểm).
A
Nối
B
1. Để cha mẹ vui lòng

a. Từng đám mây trắng bồng bềnh trôi
2. Tên nền trời trong xanh

b. Tôi phải cố gắng học tập tốt
3. Với chiếc cặp trong tay

c. Thầy giáo bước vào lớp
Câu 9: (0,25 điểm). Chọn cụm từ thích hợp "Nòng cốt câu, cụm từ, tổ hợp từ" vào chỗ trống sao cho phù hợp với nhận định sau.
"Rút gọn câu là việc lược bỏ một số thành phần câu (C - V) hoặc ......................... nhằm làm cho câu ngắn gọn, thông tin nhanh, tránh lặp từ."
Câu 10: (0,25 điểm). Điền "Đ" (đúng) hoặc "S" (sai) vào ô trống mà em cho là câu rút gọn.
Hai, ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người. 	Ê
B. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 11: Viết một đoạn văn miêu tả (từ 5 đến 7 câu) về quang cảnh trường em trong đó có sử dụng trạng ngữ.
Cho biết trạng ngữ có trong đoạn văn đó là trạng ngữ gì ?
..................................................................................................................................



III. Đáp án - Biểu điểm.

A. TNKQ. (3 điểm)

Câu 
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
b
c
b
a
c
b
D
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

Câu 8: (nối đúng mỗi ý 0,25 điểm)
Nối 	1 + b
2 + a
3 + c
Câu 9: (0,25 điểm)
Điền "nòng cốt câu"
Câu 10: (0,25 điểm)
Điền "Đ" vào ô trống
B. Tự luận: (7 điểm)
Câu 11: 
- Viết đúng chủ đề. 	(2 điểm)
- Sử dụng ít nhất 2 trạng ngữ và chỉ rõ đó là trạng ngữ gì. 	(4 điểm)
- Trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả. 	(1 điểm)






















Ngày kiểm tra: Lớp 7B: .................
Lớp 7C: .................


Tiết 98
Kiểm tra văn

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học về tục ngữ, văn bản nghị luận.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đề bài, đáp án, biểu điểm
2. Học sinh: Kiến thức
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
7B : 7C :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
A-Thiết lập ma trận.

Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng

TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL

Văn bản nghị luận
5

2

2

0,5


1

4
8

6,5
Tục ngữ
1

0,25

1

0,25


1

3
3

3,5
Tổng
6


2,25
3


0,75
1
2

7
11

10


B. Đề bài :






Họ và tên:................................................
Lớp: 7 .....


 Kiểm tra 1 tiết
Môn: Văn
Điểm

Lời phê của giáo viên











Đề bài 
I. Phần trắc nghiệm khách quan. (3 điểm )
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng nhất. 
Câu 1: Đoạn văn "Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó ..." được viết theo phương thức biểu dạt:
A. Tự sự 	B. Miêu tả 	C. Nghị luận 	D. Biểu cảm
Câu 2: Đoạn văn (ở câu 1) của tác giả:
A. Đặng Thái Mai 	B. Phạm Văn Đồng
C. Hồ Chí Minh 	D. Hoài Thanh
Câu 3: Nghệ thuất nghị luận nào không có ở văn bản: " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta".
A. Bố cục chặt chẽ. 	B. Chọn lọc dẫn chứng
C. Lập luận 	D. Câu văn giàu hình ảnh.
Câu 4: Phép lập luận nào được sử dụng chủ yếu trong bài văn "Đức tính giản dị của Bác Hồ".
A. Giải thích 	B. Chứng minh
C. Bình luận 	D. Phân tích
Câu 5: Chứng cứ nào sau đây không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ.
A. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.
B. Chỉ vài ba món giản đơn.
C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
D. ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
Câu 6: Văn bản: "Đức tính giản dị của Bác Hồ" được viết năm:
A. 1971 	B. 1972 	C. 1973 	D. 1974
Câu 7: Hãy nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho phù hợp.
A
Nối
B
1. Đức tính giản dị của Bác Hồ
1 + .....
a. Đặng Thái Mai
2. ý nghĩa văn chương
2 + .....
b. Phạm Văn Đồng
3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
3 + .....
c. Hoài Thanh
4. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
4 + .....
d. Hồ Chí Minh
Câu 8: Câu tục ngữ : "Tấc đất, tấc vàng" thuộc chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất.
A. Đ 	B. S
Câu 9: Hãy điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp để tạo thành khái niệm về tục ngữ.
Cụm từ: (Những câu nói dân gian; những câu nói về lao động sản xuất; những câu nói về con người và xã hội)
" Tục ngữ là ........................................................................................ ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh ngiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày''.
II. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 10: (3 điểm). Hãy cho biết nội dung và nghệ thuật câu tục ngữ : "Một mặt người bằng mười mặt của".
Câu 11: (4 điểm). Trong văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ", để làm rõ đức tính giản dị của Bác, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người Bác ? Lấy dẫn chứng.
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.....................................................................................

File đính kèm:

  • docDKT Ngu van 7.doc