Tiết 47: kiểm tra phần truyện trung đại

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 47: kiểm tra phần truyện trung đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :26/10/2013	Tổ CM duyệt
Ngày kiểm tra : 9A: 29/10/2013
 9B: 30/10/2013

 Tiết 47: KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI 


1. Mục tiêu : Giúp học sinh 	
1.1.Về kiến thức:
- Đánh giá lại kết quả học tập các tác phẩm văn học trung đại về nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật ( xây dựng nhân vật) của các tp đó.
1.2. Về kĩ năng:
- Kĩ năng bài giảng : Rèn kĩ năng làm bài văn trắc nghiệm, tự luận.
- Kĩ năng sống: ra quyết định và tự nhận thức.
1.3.Về thhái độ:
- Giáo dục hs ý thức độc lập, sáng tạo.
2. Hình thức kiểm tra:
- Đề kiểm tra: chọn hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận
- Hình thức làm bài : HS làm bài trực tiếp trên giấy kiểm tra
3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Giáo viên: Đề và đáp án biểu điểm chấm
- Học sinh: Ôn bài và chuẩn bị đồ dùng học tập 
4.Đề và hướng dẫn chấm:
4.1 Bảng ma trận

 Cấp độ


Chủ 
đề

Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng
	

Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao


TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL

1.Chủđề 1 Truyền kỳ mạn lục




Nhớ được thể loại truyền kỳ mạn lục
-Nhớ được nguồn gốc chuyện người con gái Nam Xương

-Hiểu được phẩm chất của Vũ Nương 






Số câu:
Số điểm:
2
 0,5 



1
 0,25





3
 0,75 
2. Chủ đề 2 
Truyền Kiều


-Nhớ tên gọi của Truyện Kiều và giá trị nội dung của Truyện Kiều


-Hiểu được vì sao tác giả lại miêu tả Thuý Vân trước, Thuý Kiều sau




- Viết doạn văn Phân tích được 8 câu cuối trong đoạn trích 
“ Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Số câu:
Số điểm:



2
 0,5


1
 0,25




1
 6,0
4
6,75
3. Chủ đề 3 Truyện LụcVân Tiên
-Nhớ được thể loại của Lục Vân Tiên
-Nhớ được kết thúc của Truyện Lục Vân Tiên





Trình bày được hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu



Số câu:
Số điểm:


2
 0,5





1
 2,0


3
 2,5
Tổng số câu
Tổng số điểm

6

 1,5
2

 0,5
2

 8,0
10

 10,0





4.2 Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm (mỗi câu đúng cho 0,25 điểm, tổng 2,0 điểm)
 Đọc kĩ câu hỏi và lựa chọn đáp án đúng ghi vào bài làm cho mỗi câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Nhận xét nào không đúng với toàn bộ tác phẩm Truyền kì mạn lục?
 A. Viết bằng chữ Hán 
 B. Nội dung khai thác dã sử, cổ tích, truyền thuyết
 C. Nhân vật chính là những phụ nữ có đức hạnh nhưng đau khổ
 D. Hầu hết nhân vật, sự việc diễn ra ở nước ta
Câu 2: Chuyện Người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ đâu?
 A. Thần thoại B. Truyền thuyết
 C. Cổ tích D. Ngụ ngôn
Câu 3: Phẩm chất nào không có ở Vũ Nương?
 A. Người vợ thủy chung B. Người con hiếu thảo
 C. Có sự phản kháng mãnh liệt D. Người phụ nữ giàu lòng vị tha
Câu 4: Truyện Kiều còn có tên gọi nào khác?
 A. Kim Vân Kiều truyện B. Đoạn trường tân thanh
 C. Truyện Vương Thúy Kiều
Câu 5: Nhận xét nào đúng và đủ về giá trị nội dung của Truyện Kiều?
 A. Giá trị nhân đạo sâu sắc B. Giá trị hiện thực lớn lao
 C. Giá trị hiện thực và nhân đạo D. Giá trị hiện thực và yêu thương con người
Câu 6: Theo em vì sao tác giả lại miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước, vẻ đẹp của Thúy Kiều sau?
 A. Vì Thúy Vân không phải là nhân vật chính
 B. Vì Thúy Vân đẹp hơn Thúy Kiều
 C. Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều
 D. Vì tác giả muốn đề cao Thúy Vân
Câu 7: Truyện Lục Vân Tiên thuộc thể loại gì?
 A. Truyện thơ Nôm B. Truyện thơ quốc ngữ C. Truyện truyền kì
Câu 8: Truyện Lục Vân Tiên có kết thúc như thế nào?
 A. Kết thúc có hậu B. Kết thúc không có hậu
 C. Kết thúc dang dở D. Kết thúc đầu cuối tương ứng
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1: Viết 1 đoạn văn trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu?
 (2 điểm)
Câu 2: Viết 1 đoạn văn phân tích 8 câu cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” để thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du. (6 điểm)

4.3 Hướng dẫn chấm:
I. Trắc nghiệm: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
C
C
B
C
C
A
A

II. Tự luận:
Câu 1. Trình bày hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (2,0đ)
* Viết đúng hình thức 1 đoạn văn ( 0,5 đ)
* Nội dung đoạn văn nêu được các ý sau ( 1,5 đ)
- Sinh năm : 1822- 1888 tục gọi là Đồ Chiểu.
- Quê quán : sinh tại quê mẹ ở Gia Định ( nay thuộc TP HCM) Quê cha ở Huế.
- Đỗ tú tài năm 21 tuổi . Năm 27 tuổi bị mù. 
- Tham gia kháng chiến chống Pháp. 
- Là nhà thơ lớn của dtộc để lại nhiều áng văn có giá trị.
+ Có năng lực sống và cống hiến cho đời 
+ Lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống giặc.

Câu 2: ( 6,0d) Yêu cầu hs viết đúng hình thức 1 đoạn văn, các câu trong đoạn văn phải có sự liên kết lô gíc và phục vụ chủ đề (1,0đ )
* Nội dung phải đạt được : 
- Nêu vị trí của đoạn trích và nêu khái quát nội dung của 8 câu thơ cuối.(0,5đ)
- Nêu khái niệm về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình ( 0,5 đ)
- Lần lượt phân tích từng cặp câu thơ để thấy rõ đặc sắc nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. 
- Cánh buồm xa xa: ảo ảnh gợi sự chia li, gợi nỗi nhớ cha mẹ, nỗi nhớ quê hương-> nỗi buồn tha hương ( 0,75 đ)
 - Hoa trôi man mác: thân phận nổi lênh vô định không biết về đâu.( 0,75 đ)
 - Nội cỏ rầu rầu: mượn sắc u buồn của cảnh vật để diễn tả nỗi buồn trong cảnh ngộ ảm đạm, cô đơn ( 0,75 đ)
 - Gió cuốn...ầm ầm tiếng sóng: thiên nhiên hiện ra thật dữ dội, hãi hùng-> dự cảm đáng sợ cho tương lai: dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều. 
( 0,75 đ )
- Khái quát lại tâm trạng của Kiều qu 8 câu thơ cuối ( 1,0 điểm )
- NT tả cảnh ngụ tình, đặc sắc
=> Tâm trạng buồn bãgcô đơn glo âugkinh sợ ghãi hùng.
gDự cảm số phận ba chìm bẩy nổi , xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều

5. Tiến trình:
5.1 Ổn định lớp:
- Sĩ số: 9A:.......................................
 9B:.......................................
 
5.2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS : về đồ dùng học tập:
5.3. Tổ chức kiểm tra:
- GV: phát đề cho HS
- Theo dõi các hoạt động của HS khi làm bài về thái độ, việc thực hiện quy chế
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
5.4.Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
5.5. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau:
- Xem lại nội dung kiểm tra
- Chuẩn bị bài: 
6.Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....




File đính kèm:

  • docde kiem tra van hoc trung dai.doc
Đề thi liên quan