Tiết 47,52 :Tiếng việt Phong cách ngôn ngữ chính luận

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 47,52 :Tiếng việt Phong cách ngôn ngữ chính luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47,52 :Tiếng việt 

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS :
Phân biệt những khái niệm khá quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày HS dễ lẫn lộn, VD: “nghị luận”( một loại kĩ năng tư duy, kĩ năng trình bày) và “chính luận”: (nghị luận chính trị).Ngôn ngữ chính luận được dùng trong những thể loại nàovà có những đặc trưng phong cách ntn.
Tuy là bài lí thuyết nhưng cần hướng dẫn HS đi từ thực tế sử dụng đến khái niệm cơ bản, không nên đi từ khái niệm đến thực tế.Theo lối quy nạp cũng là cách rèn luyện tư duy phân tích và khái quát để cho HS có kĩ năng viết một bài chính luận. Qua thực tế vận dụng , GV sẽ kiểm tra kết quả lí thuyết.

B-NỘI DUNG LÊN LỚP
I- ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA:
- Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở soạn của 3 HS.
II- BÀI MỚI

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Yêu cầu HS nêu DC về 1 VB chính luận đã biết, đã học, đã làm ( trong học tập, trong thực tế)
* HD HS phân biệt 2 khái niệm NL & CL.
- NL là 1 thao tác tư duy, trình bày bằng cách đưa ra các lí lẽ, lập luận để làm sáng tỏ nhận thức và quan điểm về 1 v/đ nào đó ( NLXH CT ; Vchương…)
- Chính luận ( NL CT ): VB nhằm trình bày qđiểm chính trị của 1 đảng phái, tổ chức chính trị, 1 nhà hoạt động chính trị, XH…để thuyết phục người khác nghe theo.
I. VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN :
1) Văn bản chính luận : gồm các cương lĩnh, bản tuyên ngôn, lời kêu gọi…; các bài bình luận, xã luận; các báo cáo, tham luận…







* HS đọc 3 VB trong sgk " rút ra nhận xét.
- Trong 3 VB loại từ ngữ nào được sử dụng nhiều ?




- Về câu văn, cả 3 VB có những đặc điểm chung nào ?
2) Nhận xét về ngôn ngữ chính luận :
a. Dùng nhiều từ ngữ chính trị : độc lập , tự do, bình đẳng…; phát xít, thực dân…; xh, công bằng, …nhằm mục đích thông tin thời sự, diễn đạt những khái niệm, lí lẽ, lập luận theo qđiểm chính trị của người viết
b. Về câu văn : chuẩn mực , chặt chẽ , mạch lạc nhưng vẫn hấp dẫn, sinh động do sử dụng các BPTT, hình ảnh NT…nhằm làm nổi bật lí lẽ, lập luận.

* HS nêu 3 đặc trưng của PCNNCL theo sgk
* GV yêu cầu HS nhắc lại các đặc trưng của PCNNKH đã học ở lớp 10 và nêu các đặc trưng của PCNNBC sẽ học ở sgk tập 2-trg 154 ( Tính thời sự, tính ngắn gọn, tính sinh động hấp dẫn )







* GV chốt : mục đích của VBCL là thuyết phục, hô hào người đọc theo công lí, lẽ phải nhưng văn CL không chỉ là VB khoa học thuần tuý, nhiều thuật ngữ chính trị rất quen thuộc, những lập luận dễ hiểu đi vào đời sống và ngôn ngữ toàn dân ( ứng cử, bầu cử, hiệp thương, thảo luận , phê bình…)
II. ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN : 3 tính chất
1) Tính trừu tượng khoa học kết hợp với thực tế chính trị trước mắt : 
- Tính trừu tượng : thể hiện ở
+ Các thuật ngữ chính trị ( đồng bào, hòa bình, hi sinh, nô lệ…) chiếm số lượng lớn.
+ Câu văn là những mệnh đề phán đoán và là những đơn vị lập luận trong VB.
- Tính thời sự của báo chí thể hiện ở:
+ Những v/đ thời sự bức xúc mà mọi người qtâm.
+ Dư luận XH về 1 số v/đ.
+ Ngôn ngữ của quần chúng , của độc giả.
* HD HS gạch chân ý chính - sgk
2) Tính lí trí khách quan kết hợp với nhiệt tình thuyết phục bằng thực tiễn và lập luận

* HD HS gạch chân ý chính – sgk
* GV chốt ý : Tóm lại, đtrưng của PCNNCL là mang tính trung gian, kết hợp các đtrưng của PCNNKH ( tính trừu tượng, tính lí trí, tính phi cá thể) với PCNNBC ( tính thời sự, tính ngắn gọn, tính sinh động hấp dẫn)
 
 3) Tính phi cá thể của ngôn ngữ KH kết hợp với phong cách cá nhân


* HS đọc phần GN-sgk
*GHI NHỚ ( sgk)

* Làm tại lớp BT1, 2, 3

III. LUYỆN TẬP
 III- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
 - Bài tập về nhà : viết đoạn văn về “V/đ lí tưởng của thanh niên ngày nay”
 - Soạn bài “Khái quát VHVN đầu TK XX đến CMT8- 1945”




File đính kèm:

  • doc052-PHONG CACH NGON NGU CHINH LUAN (TT).doc