Tiết 49: kiểm tra sinh học

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 49: kiểm tra sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 @Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 Tiết 49: KIỂM TRA.
-----&----
 I.Xác định mục tiêu bài kiểm tra:
 1.Giáo viên:
 - Đánh giá khả năng nhận thức, tư duy sáng tạo của HS
 - Biết được khả năng tiếp thu của HS, điều chỉnh PP dạy học cho phù hợp
 - Đánh giá, phân loại được học sinh
 2.Học sinh:
 - Tự đánh giá kết quả học tập của mình, điều chỉnh PP học tập
 II.Xác định hình thức đề kiểm tra:
 - Trắc nghiệm : 30%; tự luận: 70%
 - Đối tượng: HS khá-trung bình
 III.Xác định nội dung lập ma trận:
 - Tổng số câu hỏi: 5 câu
 - Tổng điểm: 10 đ
 ¬Ma trận: 
NỘI DUNG
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
TỔNG ĐIỂM
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
CĐ thấp
CĐ cao
Chương VII: Quả và hạt
(4 tiết)
55%
Kể được các bộ phận của hạt và chức năng
 Câu 2:
1.5đ
15%
- Các ĐK cần cho hạt nảy mầm 
Câu 3a:1.5đ
15%
Nhận dạng được các loại quả
Câu 1: 1.5đ
15%
Cơ sở khoa học về ĐK nảy mầm của hạt áp dụng vào kĩ thuật trồng trọt
Câu 3b:1đ
10%
5.5đ
Chương VIII: Các nhóm thực vật
(3 tiết)
45%
Rêu và dương xỉ sinh sản bằng gì?
Câu 5a:05đ
5%
- So sánh cấu tạo cơ quan sinh dưỡng của tảo - rêu - dương xỉ.
Câu 4: 1.5đ
- Trình bày sơ đồ phát triển của dương xỉ - Thấy được sự sai khác so với rêu
Câu 5b:1.5đ và Câu 5c:1đ
40%
4.5đ
Tổng
1câu, 1ý
20%
2câu, 2ý
70%
1câu 
10%
4 câu, 3 ý
10đ
 ¬Đề bài:
 Câu 1: Hãy hoàn thành bảng dưới đây: (đánh dấu x vào vị trí đúng) 
STT
Tên quả
Quả khô
Quả thịt
Quả khô nẻ
Quả khô không nẻ
Quả mọng
Quả hạch
1 
Quả đu đủ
2
Quả mơ
3
Quả cải
4
Quả chò
5
Quả chanh
6
Quả bông
 Câu 2: Cho các từ và cụm từ sau: Vỏ hạt ; Phôi ; hạt một lá mầm; thân mầm
 Chất dinh dưỡng dự trữ; chồi mầm ; hạt hai lá mầm; rễ mầm; lá mầm . 
 Hãy chọn và điền vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp: 
 Hạt gôm: + ……1……. Có chức năng bảo vệ hạt. 
 +….…2….gồm…3……, ……4…. ,….5………và……6……..có chức 
 năng duy trì nòi giống.
 + ………7………………chứa trong phôi hoặc phôi nhũ, có chức 
 năng nuôi dưỡng phôi. 
 Câu 3: Điều kiện bên ngoài và bên trong cần cho hạt nảy mầm? Cơ sở khoa 
 học đó được áp dụng vào kĩ thuật trồng trọt như thế nào?
 Câu 4: So sánh cấu tạo cơ quan sinh dưỡng giữa tảo – rêu – dương xỉ?
 Câu 5: Rêu và dương xỉ sinh sản bằng gì?Trình bày sơ đồ phát triển của dương xỉ?
 Quá trình đó có đặc điểm cơ bản nào khác với rêu? 
 ¬Đáp án: 
 Câu 1: (1.5đ)
STT
Tên quả
Quả khô
Quả thịt
Quả khô nẻ
Quả khô không nẻ
Quả mọng
Quả hạch
1 
Quả đu đủ
x
2
Quả mơ
x
3
Quả cải
x
4
Quả chò
x
5
Quả chanh
x
6
Quả bông
x
 Câu 2: (1,5đ)
 1.Vỏ hạt ; 2.Phôi ; 3. lá mầm ; 4. thân mầm ; 
 5.chồi mầm ; 6.rễ mầm 7.Chất dinh dưỡng dự trữ; 
 Câu 3: a) Các điều kiện cần cho hạt nảy mầm: (1.5đ)
 - Điều kiện bên ngoài: không khí, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp.
 - Điều kiện bên trong: chất lượng hạt giống (chắc mẩy, không sứt sẹo, không sâu
 bệnh, mọt, mốc,…)
 b) Áp dụng vào kĩ thuật trồng trọt: (1đ)
 - Gieo hạt đúng thời vụ.
 - Khi gieo hạt: làm đất tơi, xốp và chăm sóc hạt giống.
 - Chống úng, hạn và rét cho hạt, mầm, cây con. 
 Câu 4: So sánh cấu tạo cơ quan sinh dưỡng giữa tảo - rêu - dương xỉ: Có chiều 
hướng tiến hóa, phức tạp dần :
 - Tảo cấu tạo giản đơn, chưa có thân - lá - rễ thực sự .
 Ž Rêu đã có thân, lá, rễ nhưng thân và lá chưa có mạch dẫn, rễ giả.
 Ž Dương xỉ đã có thân, lá, rễ thực sự ; có mạch dẫn.
 (1.5đ)
 Câu 5: - Rêu và dương xỉ sinh sản bằng bào tử. (0.5đ)
 - Sơ đồ phát triển của dương xỉ: (1.5đ)
 (vòng cơ co) (Đất ẩm)
 Dương xỉ 	Túi bào tử 	Bào tử 	Nguyên tản
 (Trưởng thành) (chín) (nẩy mầm) 
 ( Thụ tinh)
 Cây dương xỉ 
 Con. 
 - Quá trình trên có đặc điểm cơ bản khác với rêu : (1đ)
 + Có qua giai đoạn bào tử phát triển thành nguyên tản.
 + Ở rêu, bào tử được hình thành sau quá trình thụ tinh còn ở dương xỉ
 bào tử hình thành trước quá trình thụ tinh. 
 D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I/ Ổn định. (1’)
 II/ Tiến hành kiểm tra:
 HĐ 1: GV phát đề bải kiểm tra ( ghi đề) (2’)
 HĐ 2: Học sinh tiến hành làm bài. (38’)
 HS : Làm bài.
 GV: Theo dõi, nhắc nhở thái độ làm bài của HS.
 III/ Tổng kết, đánh giá: (2’)
 HS : Hoàn thanh bài làm ŽNộp bài, ổn định lớp.
 GV: Nhận xét thái độ làm bài, ý thức kỉ luật trong tiết kiểm traŽXếp loại tiết học.
 IV/ Dặn dò: (2’)
 - Về nhà, tự kiểm tra phần bài làm đượcŽ Rút kinh nghiệm học tập.
 - Chuẩn bị bài sau:
 +Xem kĩ nội dung bài (Cây thông - Hạt trần) và hình minh họa (H40.1ŽH40.3(A, B) 
 + Kẻ bảng (Tr.133. SGK) vào vở bài tập và điền nội dung.
 + Sưu tầm đem theo vài nón thông (đã chín), 1nhánh thông nhỏ / Nhóm . 

File đính kèm:

  • docKIEM TRA 45 PHUT SINH 6 HKII.doc
Đề thi liên quan