Tiết 5 : Đọc văn Tự tình – Bài II Hồ Xuân Hương

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 5 : Đọc văn Tự tình – Bài II Hồ Xuân Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 : Đọc văn
TỰ TÌNH – Bài II
	Hồ Xuân Hương
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước cảnh ngộ éo le và khát vọng sống , khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm Hồ Xuân Hương : thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
 I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
 - Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra vở soạn của 3 HS
II- BÀI MỚI
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

* Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn
- HS đọc TD và nêu các ý chính về tác giả
- Khuyến khích HS kể ra những câu chuyện về nhà thơ và những bài thơ đã biết của HXH 
- GV có thể kể thêm một số giai thoại về nữ sĩ và đọc một số bài thơ tiêu biểu 





I- TIỂU DẪN 
- Hồ Xuân Hương (? -? ), quê làng Quỳnh Đôi – Quỳnh Lưu – Nghệ An .
- Là người thông minh sắc sảo , giỏi thơ , tính tình phóng khoáng , thường giao tiếp với nhiều văn nhân và từng đi du ngoạn nhiều nơi.
- Tình duyên lận đận , ngang trái ( 2 lần đều làm lẽ và chồng chết sớm ). 
- Thơ HXH là 1 hiện tượng độc đáo : 
 +Là nhà thơ nữ viết về phụ nữ; là tiếng nói thương cảm đ/v người phụ nữ, khẳng định, đề caovẻ đẹp và khát vọng của họ.
 + Bút pháp trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất VHDG từ đề tài, cảm hứng, đến ngôn ngữ, hình tượng.
 - Được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. 
*Hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ Tự tình II( theo kết cấu )
- HD HS trả lời các câu hỏi đọc hiểu
 1. Hai câu đề : 
+ Câu thơ đầu là sự cảm nhận âm thanh hay thời gian? Vì sao? Câu thơ cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh , tâm trạng ntn?
+ Tìm hiểu ý nghĩa câu thơ 2 :
 –Từ trơ ở đầu câu diễn tả : sự tủi hổ, bẽ bàng? Sự bền gan, thách thức? Lí giải sự lựa chọn của bạn?
(Liên hệ : Kiều bị lừa , bị bỏ mặc không chút xót thương “ Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ” (1); ca dao : “Đá mòn nhưng …, Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ”( 2)
 – Từ cái kết hợp với từ hồng nhan (chỉ dung nhan thiếu nữ) nói lên điều gì? Có mối tương quan nào giữa hồng nhan và khái niệm nước non?
 – Câu thơ có thể ngắt nhịp 1/3/3 ? Hiệu quả của cách ngắt nhịp này trong việc biểu đạt ý ?
II- ĐỌC-HIỂU


1) Hai câu đề : Nỗi niềm buồn tủi của HXH giữa đêm khuya
- Câu 1: nhịp điệu gấp gáp của tiếng trống vừa là sự cảm nhận , vừa là sự thể hiện bước đi dồn dập của thời gian và tâm trạng khắc khoải , thao thức của nhân vật trữ tình
 - Câu 2 :
+Trơ " 2 nghĩa : bẽ bàng , tủi hổ(1);
 bền gan ,thách thức(2)




+Từ cái kết hợp với từ hồng nhan " thái độ mỉa mai , cay đắng cho số phận rẻ rúng.

àCách kết hợp từ ,cách ngắt nhịp, đảo ngữ làm nổi bật nỗi đau và bản lĩnh HXH : sự bẽ bàng ,tủi hổ cho hồng nhan bạc phận ; sự thách thức với nước non , với cuộc đời , với số phận.
2. Hai câu thực 
- Gv : Haicâu 3,4 nói rõ hơn hoàn cảnh và tâm trạng tác giả. Cụm từ say lại tỉnh cho thấy tác giả trong tâm trạng ntn ? Có mối tương quan nào giữa hình tượng trăng sắp tàn( bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn với thân phận tác giả ?
- HS trả lời 
(gợi ý : say lại tỉnh lặp lại trạng thái say rồi tỉnh nhiều lần đồng thời gợi liên tưởng đến dòng chảy thời gian (tiếp ý 2 câu đề); bóng xế : nối tiếp ý về thời gian trôi , đã muộn màng ; khuyết chưa tròn : thiếu hạnh phúc)
2) Hai câu thực : nói rõ hơn thực cảnh và thực tình HXH
-... say lại tỉnh → gợi lên cái vòng quẩn quanh ,
 tình duyên- trò đùa của con tạo
 
 càng cảm nhận nỗi đau thân phận
- mượn hình tượng thơ (C4) thể hiện bi kịch trong tâm trạng HXH : 
khát vọng hạnh phúc>< càng sầu.
3.Hai câu luận : 
- GV : Các từ xiên ngang, đâm toạc có sắc thái ý nghĩa gì ? Cách dùng từ của HXH nói lên thái độ , tích cách gì của bà? Hình tượng thiên nhiên trong 2 câu thơ góp phần diễn tả tâm trạng con người ntn ?
(gợi ý : Xiên , đâm " động từ mạnh kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc "sự bướng bỉnh, ngang ngạnh, sự phản kháng " thái độ bực dọc ,cay cú
3) Hai câu luận : 

Hình tượng thiên nhiên (rêu , mấy hòn đá)+ đảo ngữ + dùng từ có sắc thái mạnh " nêu bật tâm trạng phẫn uất , cay cú , phản kháng.
 àcảnh và tình trong 2 câu thơ thể hiện phong cáchHXH : sự vật và con người luôn căng tràn sức sống, sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thương.
4. Hai câu kết 
- Từ xuân có ý nghĩa : Chỉ mùa xuân? Chỉ tuổi xuân? Lí giải cách hiểu của bạn.
- Nghĩa của 2 từ lại khác nhau ntn ? Hai từ lại đi liền nhau có tác dụng biểu đạt ý ntn ?
- Nghệ thuật tăng tiến “Mảnh tình – san sẻ - tí con con ” nói rõ hơn hoàn cảnh , tâm trạng tác giả ntn ?
4) Hai câu kết : tâm trạng chán chường , buồn tủi.
- xuân 
- lại : (1) thêm lần nữa 
 (2) trở lại 
- nghệ thuật tăng tiến nêu bật sự hẩm hiu trong thân phận người vợ lẽ , người phụ nữ dưới chế độ pk
- GV :hãy tóm tắt nội dung bài thơ và đánh giá nghệ thuật thể hiện của tác giả .
- HS trả lời :Bài thơ thể hiện tâm trạng buồn tủi và thái độ phẫn uất , phản kháng trước duyên phận của HXH.
III. TỔNG KẾT
1) Giá trị nội dung :
- Qua lời Tự tình, bài thơ nói lên cả bi kịch và bản lĩnh HXH
- Ý nghĩa nhân văn của bài thơ : người phụ nữ gắng vượt lên số phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch.
2) Nghệ thuật : 
- Sử dụng từ ngữ tinh tế ( diễn tả những biểu hiện khác nhau trong tâm trạng)
- Giọng thơ đậm nét cá tính, bản lĩnh , tài năng nghệ thuật HXH 

III-HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI:
Chuẩn bị : Câu cá mùa thu - NK

File đính kèm:

  • doc005-ĐV-TU TINH-(BÀI II).doc