Tiết 50,51 : Đọc văn + ĐTBB Bài thơ số 28 ( R.Ta-Go )

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 50,51 : Đọc văn + ĐTBB Bài thơ số 28 ( R.Ta-Go ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 50,51 : Đọc văn + ĐTBB
BÀI THƠ SỐ 28
 ( R.Ta-go )
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Cảm nhận vẻ đẹp thơ Ta-go, một phong cách thơ kết hợp chất trữ tình tha thiết, nồng nàn với chất triết lí trầm tư, sâu sắc. 
- Cảm nhận thông điệp tình yêu của Ta-go, qua đó , hiểu biết và trân trọng giá trị tình yêu trong cuộc sống.
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
 I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
- Kiểm tra bài cũ: 
 1) Nêu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Các Mác, của Ang-ghen.
 2) Qua bài “Điếu văn đọc trước mộ Mác”, anh (chị) hiểu gì về Mác, về sự nghiệp vĩ đại của ông? 
 3) Chỉ ra và phân tích tác dụng của cách lập luận theo kiểu kết cấu tầng bậc kết hợp với so sánh được Ang-ghen sử dụng trong bài “Điếu văn đọc trước mộ Mác”.
- Kiểm tra vở soạn 2 HS
II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* HS đọc Tiểu dẫn, rút ra vài nét chính về tác giả Ta-go, về tập thơ “Người làm vườn”. GV giảng giải, bổ sung:
 +Nhấn mạnh tầm vóc lớn lao, đóng góp nhiều mặt của Ta-go.
 +Nét độc đáo trong thơ Ta-go.
I- TIỂU DẪN
1) Tác giả: R. Ta-go (1861-1941)
2) Tập thơ “Người làm vườn”

* Hướng dẫn đọc diễn cảm bài thơ.
* GV đối chiếu nguyên bản với bản dịch thơ ở một số nét: hình thức thể thơ, tứ thơ, từ “chìa khóa” …(thể thơ vx; tứ thơ: C1-mở bài, C9,10 –K.luận…)
* Hứơng dẫn HS đọc – hiểu, phân tích chi tiết (theo các câu hỏi trong SGK)
- Hình tượng so sánh trong câu mở đầu thể hiện niềm khát khao gì trong tình yêu?
+ Vế A: đôi mắt – cửa sổ tâm hồn(DC ca dao)
+ Vế B: 
▪ Thủy – nguyệt là cặp hình ảnh giàu ý nghĩa trong triết học và văn chương Ấn Độ. 
▪ Trăng lồng đáy nước, trăng và biển trở nên đồng nhất, trăng hiểu biết về biển như hiểu biết chính bản thân mình.
 " Anh khao khát được hiểu cũng mãnh liệt, cũng cấp thiết như em khát khao hiểu anh.
ð Khao khát hòa nhập cũng như sự chân thành nỗ lực vươn tới hòa nhập của đôi người yêu 
- GV liên hệ bài Xa cách-XD:
Dẫu tin tưởng chung một đời một mộng,
Em là em, anh vẫn cứ là anh
Có thể nào qua Vạn lí trường thành
Hai vũ trụ vẫn chứa đầy bí mật
- Cách nói nghịch lí ở đoạn đầu (Anh không giấu em một điều gì – Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh ) được láy đi láy lại trong toàn bài thơ. Hãy tìm và chép ra những câu có cách nói nghịch lí như vậy. 
(“…Em có biết gì biên giới nó đâu”
 “…chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.”)

II- ĐỌC – HIỂU 




1) Nghịch lí của hòa nhập và phân cách (2 câu đầu-6dòng)
- Đôi mắt em " muốn nhìn vào "Tâm tưởng anh
như
vầng trăng kia " muốn vào sâu " biển cả

*NT: so sánh " hình ảnh:
 + Đôi mắt băn khoăn" muốn hiểu biết
 + Vầng trăng" lồng vào, hòa vào biển
 " Khao khát của một người tình muốn thấu hiểu trái tim, tình yêu của “một nửa kia”

- “Anh đã để đời anh trần trụi…”" nỗ lực tỏ bày, khát khao hòa nhập
 “Chính vì thế mà em không biết gì …”
 " Không thể hiểu hết về nhau.
àNghịch lí: khát vọng >< thực tế
Tình yêu không giấu giếm, tình yêu thổ lộ tất cả nhưng thật khó lòng nắm bắt tình yêu.

- Tại sao lại có nghịch lí đó? Tác giả lí giải ntn trong bài thơ?
- Lối cấu trúc đưa ra những giả định (nếu A chỉ là B) rồi phủ định (nhưng A lại là C) để đi đến kết luận: A không chỉ là B mà (lại) là C được sử dụng trùng điệp trong bài nhằm mục đích gì? (nhấn mạnh tính chất thiêng liêng, cao cả của tình yêu, đối lập với các quan niệm yêu đương tầm thường)
 +Trái tim tình yêu vô cùng gần gũi, giản đơn mà vô cùng kì diệu, bí ẩn.
 +Tình yêu là sự hòa trộn, kết hợp thống nhất của các đối cực: vừa khổ đau vừa hạnh phúc, vừa giản dị vừa phức tạp, rất mực ràng buộc mà lại rất mực tự do, hữu hạn song cũng là vô hạn…
 +Tình yêu chẳng dễ tỏ bày và chẳng dễ “thấu hiểu”
- Từ những tương đồng và khác biệt giữa viên ngọc, đóa hoa với trái tim; giữa lạc thú, khổ đau với tình yêu, Ta-go muốn nói gì về cuộc đời, về trái tim?







- Tìm trong bài thơ một số “từ chìa khóa” có thể mở ra cấu tứ và chủ đề của nó; một đoạn thơ có thể cô đúc ý nghĩa toàn bài.
(cuộc đời, trái tim, tình yêu; Đoạn thơ gồm 5 câu cuối (theo bản dịch))
2) Bản chất của đời sống, của tình yêu
- Lối cấu trúc đưa ra những giả định (nếu A chỉ là B) rồi phủ định (nhưng A lại là C) để đi đến kết luận: A không chỉ là B mà (lại) là C


à Nêu bật bản chất và tính cao cả thiêng liêng của tình yêu









- “Nếu đời anh chỉ là viên ngọc
… em có biết gì biên giới của nó đâu”
 “Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú… chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.”
" Cuộc đời không chỉ là các biểu hiện cụ thể (viên ngọc, đóa hoa…) mà cuộc đời là trái tim (biểu hiện ở cấp độ trừu tượng) và trái tim không chỉ biết đau khổ hay hạnh phúc (lạc thú, khổ đau…) mà trái tim là tình yêu, là một thế giới tình cảm.
 
à Ý nghĩa cao đẹp của tình yêu: “Tôi yêu, tức là tôi sống” (Đời anh là một trái tim - Đời anh là một tình yêu)

III- GHI NHỚ (SGK)
ĐTBB : TÔI YÊU EM (PUSKIN)
 BÀN VỀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ( ĐÔ-XTÔI-EP-XKI)
III- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ
Soạn bài: Phân tích nhân vật trong tp tự sự.

File đính kèm:

  • doc050,51-BAI THO SO 28.doc