Tiết 55+56: Viết bài tập làm văn số 3

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 55+56: Viết bài tập làm văn số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 55+56: Viết bài tập làm văn số 3


A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
1. Kiểm tra toàn diện những kiến thức đã học về kiểu bài thuyết minh.
2. Rèn luyện kỹ năng xây dựng văn bản theo những yêu cầu bắt buộc về cấu trúc, kiểu bài, tính liên kết và khả năng tích hợp.
* Trọng tâm: HS viết bài
B. Chuẩn bị :
GV :Ra đề + đáp án
HS: Ôn tập
C. Hoạt động dạy- học:
1. ổn định :
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:

Đề bài:

* Đề lẻ: Giới thiệu chiếc bút máy hoặc bút bi.
* Đề chẵn: Chiếc nón lá Việt Nam.

Đáp án:
* Đề lẻ:( Bút máy)

1. Mở bài:( 1 điểm): Giới thiệu chiếc bút và công dụng.

2. Thân bài:

a. Nguồn gốc :( 1 điểm): Từ thế kỷ XX khi có sự ra đời của chữ Quốc ngữ.
b. Các loại: ( 1 điểm)
-Theo hãng sản xuất: Hồng Hà, Trường Sơn...
- Theo đối tượng sử dụng: bút nam và bút nữ.
c. Cấu tạo:( 3 điểm)
- Cấu tạo bên ngoài : thân bút, nắp bút
- Cấu tạo bên trong: ruột bút, ngòi, ruột gà.
d. Công dụng: (2 điểm)
- Ghi chép, ký kết hợp đồng, soạn thảo văn bản...
- Viết chữ đẹp.
- Giá thành rẻ hơn so với bút bi.
e. Sử dụng và bảo quản:( 2 điểm)
- Mua về nên rửa nước ấm.
- Viết xong đóng nắp bút tránh bị hỏng ngòi.
- Nên có hộp đựng bút
- Thỉnh thoảng rửa cặn mực đọng bên trong

3. Kết bài: ( 1 điểm): Cảm nghĩ về vai trò của chiếc bút.

* Đề chẵn:

1. Mở bài: ( 1 điểm): Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam.

2. Thân bài: 

a. Nguồn gốc: ( 1/2 điểm):rất lâu đời, cách đây hơn 3000năm.
b. Các loại nón:( 1 điểm): nón dấu, nón thúng quai thao,nón chóp nhọn...
c. Các nơi sản xuất nón: ( 1/2 điểm): Làng Chuông( Hà Tây),làng Phú Cam( Huế)...
d. Qui trình làm nón:( 3 điểm)
- Khung nón:tạo được dáng nón đẹp
- Vành nón gồm 16 vanh, vanh nón phải tròn, đều, đẹp...
- Lá nón không già cũng không non quá, lá phải trắng xanh gân lá phải xanh.
- Lợp lá phải đều tay không có chỗ thưa chỗ dày.
- Khâu nón bằng những sợi cước trong suốt, khâu từ trên đỉnh chóp xuống. Đường khâu phải thẳng, đều.
- Làm nhôi và quai nón.
e. Giá trị của nón: ( 2 điểm)
- Che nắng che mưa.
- Tăng thu nhập cho người làm nón.
- Quà tặng, vật kỷ niệm
- Nón đi vào văn hoá nghệ thuật: điệu múa nón.
- Tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng của người con gái xứ Việt
- Biểu tượng cho dân tộc Việt Nam.
g. Cách sử dụng và bảo quản:( 1 điểm)
- Khi mua về nên quang dầu để nón thêm đẹp và bền
- Dùng xong nên treo nón ở nơi khô ráo, thoáng mát.

3. Kết bài: ( 1 điểm):Cảm nghĩ về chiếc nón Việt Nam.

* Chú ý: Tuỳ theo lỗi chính tả và cách diễn đạt mà GV cho điểm hợp lý.

4. Củng cố và hướng dẫn
- GV nhận xét giờ kiểm tra
- Chuẩn bị bài: “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu.





File đính kèm:

  • docTiet 55 56 Bai viet Tap lam van so 3.doc
Đề thi liên quan