Tiết 6 : Đọc văn Thu điếu Nguyễn Khuyến
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 6 : Đọc văn Thu điếu Nguyễn Khuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6 : Đọc văn THU ĐIẾU Nguyễn Khuyến A-MỤC TIÊU BÀI HỌC Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt nam Thấy được vẻ đẹp tâm hồn thi nhân : tâm trạng thời thế, lòng yêu thiên nhiên đất nước. Thấy được tài năng thơ Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình; với nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ. B-NỘI DUNG LÊN LỚP I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA - Kiểm tra bài cũ: ĐTL bài Tự tình II; nêu sự giống nhau và khác nhau giữa bài I và II - Kiểm tra vở soạn của 3 HS II- BÀI MỚI Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn - Gọi 1 HS đọc TD và gạch dưới các ý chính A. THU ĐIẾU I- TIỂU DẪN - Nội dung thơ NK ( chữ Hán +chữ Nôm): + Tình yêu quê hương , gia đình , bạn bè ; + Phản ánh cuộc sống khổ cực , thuần hậu , chất phác của người nông dân ; + Đả kích ,châm biếm bọn quan lại pk và thực dân , đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thương dân. - Thu điếu nằm trong chùm thơ thu ( Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.) nức danh của Nguyễn Khuyến. *Hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ - HS đọc bài thơ ; GV đọc 2 bài Thu vịnh , Thu ẩm "HD HS đặt bài thơ trong chùm thơ để thấy được vẻ đẹp riêng của bài thơ. - HS trả lời câu hỏi 1: Điểm nhìn của tác giả để cảm nhận cảnh thu là từ đâu ? Từ điểm nhìn ấy , nhà thơ đã bao quát cảnh thu ntn ? - GV HD HS trả lời câu 2 : + Thường trong thơ xưa , người ta hay mượn những hình ảnh ước lệ để nói về mùa thu (vd : lá ngô đồng , rừng phong , sương lạnh…) , trong bài TĐ,tác giả đã gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu qua những từ ngữ ,hình ảnh nào? ( HS : nước trong veo, sóng biếc , trời xanh ngắt , lá vàng …)" GV HD HS tìm các chi tiết giống ở 2 bài thơ TV , TA. + Đó là những nét riêng của cảnh thu ở miền nào ? Nét bút miêu tả cảnh thu của NK có gì giống và khác so với truyền thống thơ tả cảnh mùa thu trong văn học trung đại trước đó ? + Em có nhận xét gì về không gian trong TĐ qua các chuyển động : sóng khẽ gợn , mây lơ lửng ,lá sẽ đưa ; qua màu sắc nước trong veo , trời xanh ngắt ; qua hình ảnh : ngõ trúc quanh co khách vắng teo ? (HS : gợi không gian tĩnh lặng , đượm buồn ) " GV nhận xét, nói thêm về bút pháp nghệ thuật “nói động tả tĩnh”, vẽ mây nảy trăng " chùm thơ thu còn đặc sắc ở bút pháp độc đáo: vừa chân thực , gần gũi , vừa đậm nét bút pháp thơ Đường. II- ĐỌC-HIỂU 1) Cảnh thu : - Cảnh thu được quan sát từ gần đến xa , cao rồi từ cao , xa trở lại gần. Từ một khung ao hẹp cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động . - Cảnh thu được miêu tả với những nét riêng đặc sắc của thiên nhiên đồng bằng Bắc bộ VN với : nước trong veo , trời xanh ngắt , gió nhẹ , ngõ trúc , ao bèo …"là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh VN (XDiệu) - Cảnh trong TĐ đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn . Các chuyển động rất nhẹ càng làm tăng thêm sự yên ả , tĩnh mịch . Tác giả đã dùng nghệ thuật “nói động tả tĩnh” thật tài tình. à Bức tranh thu vừa chân thực, sinh động , vừa nên thơ gợi cảm, tiêu biểu cho cảnh thu của làng cảnh VN (thiên nhiên nộng thôn đồng bằng Bắc bộ) + Không gian TĐ góp phần diễn tả tâm trạng ntn ? Tâm trạng đó được thể hiện rõ nhất ở câu thơ nào ? ( HS : tâm trạng buồn , suy tư được thể hiện rõ nhất ở 2 câu cuối ). Hãy phân tích để hiểu rõ tâm sự của nhà thơ. + GV HD HS phân tích và chốt ý. ▪ Cách cảm nhận sự tĩnh lặng của không gian , của cảnh vật cho thấy có sự tĩnh lặng trong tâm hồn thi nhân . Sự tĩnh lặng ấy đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh uẩn khúc , uẩn khúc trong tâm hồn.Đó có thể là nỗi niềm suy tư trước vận mệnh nước nhà của một nhà nho yêu nước (liên hệ cuộc đời tác giả). ▪ Bài TĐ tả cảnh để tả tình . Qua bài thơ , ta cảm nhận ở NK một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc. 2) Tình thu : Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo à bút pháp nói động tả tĩnh độc đáo: - Cảm nhận sự tĩnh lặng của không gian, cảnh vật " sự tĩnh lặng trong tâm hồn." tâm sự uẩn khúc , niềm suy tư nào đó – có thể là nỗi niềm của một nhà nho yêu nước trong hòan cảnh đương thời.. - Tả cảnh để tả tình. Bài thơ cho thấy một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, một tấm lòng yêu nước thầm kín. - GV HD HS trả lời câu 4&5 để rút ra đặc sắc nghệ thuật ( dùng từ và cách gieo vần ) 3) Đặc sắc nghệ thuật : a. Ngôn ngữ thơ giản dị ,trong sáng , có khả năng diễn đạt những biểu hiện tinh tế của sự vật ,những uẩn khúc thầm kín khó giải bày trong tâm trạng. b. Đặc biệt cách gieo vần eo-“tử vận” được sử dụng thần tình " góp phần diễn tả một không gian thu nhỏ , khép kín , phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc. c.Bút pháp nói động tả tĩnh gợi lên được cái yên ắng của cảnh vật , cái tĩnh lặng của tâm trạng – một nét đặc sắc của nghệ thuật phương đông. *Củng cố bài học : Hãy tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật. III. TỔNG KẾT 1) Nội dung : Cảnh ở đây mang vẻ đẹp điển hình cho mùa thu làng cảnh VN. Cảnh đẹp nhưng phảng phất buồn , vừa phản ánh tình yêu thiên nhiên đất nước , vừa cho thấy tâm sự thời thế của tác giả. 2) Nghệ thuật : Thơ xưa khi viết về mùa thu thường dùng hình ảnh ước lệ : sen tàn cúc nở, lá ngô đồng rụng , rừng phong lá đỏ…. Thơ thu NK có những nét vẽ hiện thực hơn, hình ảnh ,từ ngữ đậm đà chất dân tộc. * GHI NHỚ B. ĐTBB: THƯƠNG VỢ , TIẾN SĨ GIẤY, KHÓC DƯƠNG KHUÊ - Cảm nhận của anh( chị) về hình ảnh bà Tú được gợi lên trong bài thơ? - Qua bài thơ, anh(chị) có nhận xét gì về nhân cách và tâm sự của TX? - Hình ảnh con cò trong những câu CD được tg vận dụng sáng tạo ntn? Hiệu quả của sự vận dụng sáng tạo đó là gì? I. THƯƠNG VỢ - TTX 1) Chủ đề: Qua hình ảnh người vợ vất vả, đảm đang , cần cù hi sinh , tác giả bộc lộ lòng thương yêu quí trọng với thái độ biết ơn lẫn ân hận đ/v vợ. 2) Đặc sắc nghệ thuật: + lời thơ, chi tiết thơ chân thực, đậm nét phong cách ca dao ; + giọng thơ có pha chút hóm hỉnh nhưng rất nồng nàn, ân tình. - Hãy chỉ ra các từ ngữ mang cảm hứng bình luận của tg về tiến sĩ giấy . Nhận xét về cách bình luận của tg. - Có 1 thủ pháp đối lập được dùng trong bài thơ này. Hãy cho biết đó là đối lập gì? Phân tích ý nghĩa của thủ pháp đó. II. TIẾN SĨ GIẤY- NK 1) Chủ đề : mượn hình ảnh “ông nghè tháng tám” để vạch trần bản chất “hữu danh vô thực” của bọn người mang danh khoa bảng ; đồng thời ngụ ý phê phán chế độ thi cử thối nát trong xh t/d nửa pk đương thời 2) Đặc sắc nghệ thuật : - Thủ pháp đối lập đặc sắc : giữa hình thức nhỏ mọn , tầm thường (mảnh giấy, nét son) với nội dung lớn lao , cao sang( thân giáp bảng, mặt văn khôi) ; giữa cái giả ( ông nghè tháng tám) với cái thật ( các bậc khoa giáp) - Lối nói biểu tượng nhiều mặt độc đáo. - Ngôn ngữ nhuần nhị, xác thực. - Theo anh (chị) bài thơ có thể chia thành mấy đọan? Nội dung của mỗi đọan? - Trình bày diễn biến cảm xúc của tg trong bài thơ. Nhận xét về cách thể hiện cảm xúc trong bài thơ. - Đây là 1 bài thơ có nghệ thuật tu từ đặc sắc. Hãy chỉ ra những nét nt đặc sắc đó. III. KHÓC DƯƠNG KHUÊ 1) Chủ đề : Tình cảm chân thành, thống thiết đ/v bạn. 2) Đặc sắc nghệ thuật : - Ngôn ngữ thơ giản dị , tự nhiên mà điêu luyện , tinh tế. - Dùng điển cố hợp lí ; các biện pháp tu từ( nói giảm, điệp từ…) đặc sắc. III-HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI: - Học thuộc lòng bài thơ Thu điếu - Thương vợ, Tiến sĩ giấy , Khóc Dương Khuê - Chuẩn bị : Làm văn :Viết đề cương thuyết trình.
File đính kèm:
- 006- THU DIEU.doc