Tiết 60 - Đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp: 8 Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 60 - Đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp: 8 Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng Tiết 60 - đề kiểm tra tiếng việt 8 Lớp: 8 . Thời gian: 45 phút. (HS làm luôn bài vào đề) Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phần I: (3,0 điểm) Trắc nghiệm kiến thức. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: 1- Thế nào là trường từ vựng ? A. Là tập hợp các từ cùng cách phát âm. C. Là tập hợp các từ cùng nguồn gốc. B. Là tập hợp các từ cùng từ loại. D. Là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 2- Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong các tác phẩm văn học ? A. Để tô đậm màu sắc địa phương. C. Để tô đậm màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ. B. Để tô đậm tính cách nhân vật. D. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó. 2- Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ địa phương với mục đích gì ? A. Tiếng địa phương của người nói. C. Tình huống giao tiếp. B. Nghề nghiệp của người nói. D. Địa vị của người nói trong xã hội. 4- Trong các câu văn sau được trích từ truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, câu nào có sử dụng thán từ ? A. Không, ông giáo ạ ! C. Tôi trố to đôi mắt ngạc nhiên. B. Hỡi ơi lão Hạc. D. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ? 5- Trong các câu sau, câu nào không sử dụng phép nói quá ? A. Thuận vợ thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn. B. Làm trai cho đáng nên trai - Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng. C. Cưới nàng anh toan dẫn voi - Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn. D. Miệng cười như thể hoa ngâu - Cái khăn đội đầu như thể hoa sen. 6- Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép ? A. Thân cọ vút thẳng trời, búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. B. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. C. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. D. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Phần II: (7,0 điểm) Tự luận. 1- (3,0 điểm) Cho đoạn văn: “Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết. Cái chết thật là dữ dội”. (Nam Cao) a- Gạch một gạch dưới từ tượng hình, hai gạch dưới từ tượng thanh. b- Việc sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên có tác dụng gì trong việc miêu tả cái chết của nhân vật lão Hạc ? 2- (4,0 điểm) Viết một đoạn văn nội dung tự chọn (từ 5 đến 7 câu) trong đoạn văn có sử dụng hợp lí biện pháp nói quá hoặc nói giảm nói tránh (gạch chân) và các loại dấu câu đã học trong lớp 8 HK I. F (HS làm tiếp bài sang mặt giấy sau) Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng Tiết 60 - đề kiểm tra tiếng việt 8 (2006-2007). Đề chẵn Lớp: 8 . Thời gian: 45 phút. (HS làm luôn bài vào đề) Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - - - - - - - & - - - - - - Phần I: (3,0 điểm) Trắc nghiệm kiến thức. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: 1- Thế nào là từ tượng hình ? A. Là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. C. Là từ mô phỏng hình ảnh, trạng thái của sự vật. B. Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật. D. Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. 1- Các từ “hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy” (có trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng) thuộc trường từ vựng nào ? A. Cảm xúc của con người. C. Thái độ của con người. B. Suy nghĩ của con người. D. Hoạt động của con người. 2- Nhận xét nào khôngnói lên mục đích của việc sử dụng các biệt ngữ xã hội trong các tác phẩm văn học ? A. Để tô đậm màu sắc địa phương. C. Để tô đậm màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ. B. Để tô đậm tính cách nhân vật. D. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về tầng lớp xã hội đó. 3- Trong các câu sau đây, câu nào không sử dụng thán từ ? A. Những tên khổng lồ nào cơ ? C. Giúp tôi với, lạy Chúa ! B. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao. D. Tôi đã chẳng bảo ngài phải cẩn thận đấy ư ? 4- Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh ? A. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! (Nam Cao) C. Thôi để mẹ cầm cũng được. (Thanh Tịnh) B. Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. (Nguyên Hồng) D. Bác trai đã khá rồi chứ ? (Ngô Tất Tố) 5- Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép ? A. Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. C. Hắn chửi trời và hắn chửi đời. B. Rồi hắn cúi xuống, tần mần gọt cạnh cái bàn lim. D. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi. 6- ý kiến nào nói đúng nhất tác dụng của nói quá ? A. Để gợi ra hình ảnh chân thực và cụ thể về sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu. B. Để bộc lộ thái độ, cảm xúc của người nói. C. Để cho người đọc thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc. D. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu. Phần II: (7,0 điểm) Tự luận. 1- (3,0 điểm) Cho đoạn văn: “Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi; và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: - Con nín đi ! Mợ đã về với các con rồi mà”. (Nguyên Hồng) a- Gạch một gạch dưới từ tượng hình, hai gạch dưới từ tượng thanh. b- Việc sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên có tác dụng gì trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật ? 2- (4,0 điểm) Viết một đoạn văn nội dung tự chọn (từ 5 đến 7 câu) trong đoạn văn có sử dụng hợp lí biện pháp nói quá hoặc nói giảm nói tránh (gạch chân) và các loại dấu câu đã học trong lớp 8 HK I. F (HS làm tiếp bài sang mặt giấy sau)
File đính kèm:
- TViet 8_Tiet 60.doc