Tiết 60 Kiểm tra Tiếng Việt

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 60 Kiểm tra Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 4/12/2008 Giảng: 8/12/2008
Tiết 60 Kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiểm tra kiến thức tiếng Việt học kì I lớp 8 của học sinh.
2. Tích hợp với các phân môn văn và tập làm văn.
3. Rèn luyện các kỹ năng thực hành tiếng Việt.
B. Chuẩn bị: GV: ra đề, đáp án. HS: ôn tập
C. Hoạt động dạy – học
1. ổn định
2. Kiểm tra: 

Đề lẻ:

Câu1:( 3 điểm): Đọc kỹ đoạn văn và chọn đáp án đúng nhất với mỗi câu hỏi dưới đây:
“ Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi và Binh Tư hiểu.”
1. Đoạn văn trên đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự xen miêu tả. C. Biểu cảm xen tự sự.
B. Miêu tả xen thuyết minh. D. Tự sự xen nghị luận.
2. Đoạn văn trên diễn tả nội dung gì?
A. Không ai hiểu được con người lão Hạc.
B. Nỗi day dứt của ông giáo về cái chết của lão Hạc.
C. Cái chết đau đớn, vật vã và dữ dội của lão Hạc.
D. Lão Hạc chết trong cô đơn.
3. Dòng nào nói đúng nhất các từ tượng thanh trong các dòng sau:
A. Nhốn nháo, mải mốt, xôn xao, tru tréo C. Xôn xao, tru tréo, giật mạnh.
B. Nhốn nháo, xồng xộc, xôn xao, tru tréo. D. Nhốn nháo, xôn xao, tru tréo. 
4. Dòng nào nói đúng nhất các từ tượng hình trong các dòng sau:
A. Mải mốt, xồng xộc, tru tréo, rũ rượi, sòng sọc, lực lưỡng, dữ dội.
B. Mải mốt, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, sòng sọc, xôn xao, dữ dội.
C. Mải mốt, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, sòng sọc, lực lưỡng, dữ dội.
D.Xồng xộc, giật mạnh, đâu đớn, vật vã, rũ rượi, sòng sọc, dữ dội.
5. Đoạn văn trên có mấy câu ghép?
A. 1 câu. B. 2 câu. C. 3 câu. D. 4 câu.
6. Câu ghép: “ Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.”có mối quan hệ gì giữa các vế?
A. Quan hệ nguyên nhân- kết quả. C. Quan hệ tiếp nối.
B. Quan hệ đồng thời. D. Quan hệ giải thích.
Câu2:( 1 điểm):Cho câu ghép: “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay, tôi đi học.”
Có nên tách các vế thành câu đơn không? Vì sao?
Câu3:( 3 điểm): Viết một đoạn văn ( 10-15 dòng) kêu gọi mọi người không hút thuốc lá. (Trong đó có sử dụng một câu ghép có quan hệ nguyên nhân –kết quả, một câu ghép có quan hệ tăng tiến, một câu ghép có quan hệ mục đích.)
Câu 4:(3 điểm) : Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu ca dao sau:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
( Ca dao)

Đề chẵn: 
Câu1:( 3 điểm): Đọc kỹ đoạn văn sau và chọn đáp án đúng nhất với mỗi câu trả lời dưới đây:
 “ Người nhà lý trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu (1). Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được cây gậy của hắn (2). Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau (3). Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm (4). Kết cục anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm (5).” 
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
 A. Tự sự C. Biểu cảm
B. Miêu tả D. Thuyết minh
2. Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung chính của đoạn văn?
A.Miêu tả hành động đánh người của tên người nhà lý trưởng.
B. Kể việc chị Dậu đánh người nhà lý trưởng.
C. Thuật lại cuộc giằng co giữa chị Dậu và người nhà lý trưởng.
D. Kể lại việc hai đứa trẻ chứng kiến cảnh chị Dậu đánh người nhà lý trưởng.
3. Từ “om sòm” được hiểu như thế nào là hợp lý nhất?
A.Từ ghép C. Từ láy tượng hình
 B. Từ láy D. Từ láy tượng thanh
4. Trong đoạn văn trên, câu ghép là:
A. Câu1 và câu3 C. Câu 2 và câu5
 B. Câu 3 và câu5 D. Câu 3 Và câu4
5. Từ “ rồi” trong câu 3 có ý nghĩa gì?
A. Chỉ quan hệ tương phản C. Chỉ quan hệ nối tiếp
 B. Chỉ quan hệ bổ sung D. Chỉ quan hệ giải thích
6. Cụm từ “ hầu cận ông lí” đặt trong dấu ngoặc kép nhằm:
A.Thể hiện một lời dẫn trực tiếp C. Đánh dấu tên một tác phẩm
 B. Mỉa mai nhân vật D. Cả A,B,C đều sai
Câu2: ( 1 điểm): Cho câu ghép sau: “ Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá.” 
Có nên tách các vế thành câu đơn được không? Vì sao?
Câu 3: ( 3 điểm): Viết đoạn văn( 10- 15 dòng) kêu gọi mọi người không sử dụng bao bì ni lông (Trong đó có sử dụng một câu ghép nguyên nhân- kết quả, một câu ghép tăng tiến hoặc bổ sung, một câu ghép mục đích).
Câu 4: ( 3 điểm): Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
( Bài ca vỡ đất , Hoàng Trung Thông)

Đáp án

*Đề lẻ:
Câu 1: ( 3 điểm)
1.A 2.C 3.D 4.C 5.B 6. B
Câu 2: ( 1 điểm)
- Không nên tách các vế thành các câu đơn. Vì nếu tách thì mối quan hệ giữa các vế sẽ không còn chặt chẽ như trước nữa.
Câu3: ( 3 điểm)
- Đoạn văn có nội dung hoàn chỉnh:
+ Tình hình hút thuốc lá hiện nay.
+ Tác hại của việc hút thuốc lá
 + Lời kêu gọi
- Trong đoạn văn có sử dụng các câu ghép theo yêu cầu của đề bài.
Câu 4: ( 3 điểm)
- Biện pháp tu từ nói quá và so sánh: mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
 Nhấn mạnh mồ hôi rơi ra nhiều. Ta cảm nhận được nỗi vất vả của người nông dân trên đồng ruộng. Từ đó phải quí trọng và biết ơn thành quả lao động và những người nông dân chân lấm tay bùn.
- Yêu cầu HS viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.

* Đề chẵn:Câu 1: ( 3 điểm)
1.A 2.C 3.D 4.B 5.C 6.B
Câu 2: ( 1 điểm)
Không thể tách các vế thành các câu đơn được. Vì các vế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vế 2 giải thích cho vế 2. Nếu tách thành 2 câu đơn thì sẽ mất đi mối quan hệ này.
Câu 3: ( 3 điểm)
- Đoạn văn có nội dung hoàn chỉnh: 
+ Tình hình sử dụng bao bì ni lông
+ Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông
+ Lời kêu gọi
- Có sử dụng các câu ghép theo yêu cầu của đề bài
Câu 4: ( 3 điểm)
- Biện pháp từ:
+Hoán dụ: bàn tay ta: chỉ con người lao động
+ ẩn dụ: sỏi đá:khó khăn gian khổ
 Cơm: chỉ thành quả lao động
+ Nói quá:sỏi đá cũng thành cơm
 Ca ngợi sức lao động kỳ diệu của con người và niềm tin vào sự nghiệp XDCNXH ở miền Bắc.
- yêu cầu HS viết thành đoạn văn.




File đính kèm:

  • docTiet 60 Kiem tra 1 tiet tieng Viet.doc