Tiết 63,66 : Làm văn Phát biểu luận điểm, luận cứ trong văn nghị luận trong văn nghị luận

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 63,66 : Làm văn Phát biểu luận điểm, luận cứ trong văn nghị luận trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 63,66 : Làm văn 
PHÁT BIỂU LUẬN ĐIỂM, LUẬN CỨ 
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN TRONG VĂN NL

MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Thấy được tầm quan trọng của việc phát biểu luận điểm, luận cứ trong văn nghị luận.
- Nắm được một số kĩ năng phát biểu luận điểm, luận cứ.
- Có ý thức thường xuyên vận dụng các kĩ năng phát biểu luận điểm, luận cứ vào việc làm văn.
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
I- ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA:
 - Trình bày cách viết một đoạn văn nghị luận văn học.
 - GV kiểm tra phần bài tập ở nhà của vài HS.
II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Tổ chức cho HS thảo luận 2 câu hỏi phần I.
- GV định hướng, giúp HS ôn lại một số kiến thức sau:
+ Luận điểm là ý kiến, quan điểm, nhận xét trước một vấn đề nào đó mà người nghị luận muốn bày tỏ.
+ Luận cứ là những cơ sở rút ra từ lẽ phảivà sự thật làm chỗ dựa và làm sáng tỏ cho luận điểm.
+ Khi đã có các luận điểm, luận cứ, bài nghị luận vẫn có thể chưa đạt, chưa thuyết phục được người đọc, người nghe nếu như người nghị luận không biết cách phát biểu những luận điểm, luận cứ ấy.
" Hãy nêu sự cần thiết phải nắm rõ cách phát biểu luận điểm, luận cứ.

I. Sự cần thiết phải nắm vững cách phát biểu luận điểm, luận cứ
- để làm sáng tỏ vấn đề được nghị luận
- thuyết phục được người đọc, người nghe

- Tổ chức cho HS đọc đoạn văn nghị luận trong SGK và thảo luận các câu hỏi (1a,1b, 1c)
" Cho biết cần phải phát biểu luận điểm, luận cứ thế nào để bài nghị luận được được rõ ràng, sáng tỏ?




II. Cách phát biểu luận điểm luận điểm, luận cứ
1. Luận điểm, luận cứ phải được phát biểu sao cho vấn đề nghị luận được rõ ràng, sáng tỏ.
- Nêu rõ ràng và đầy đủ các luận điểm bằng những câu văn ngắn gọn (câu chủ đề).
- Các luận cứ đưa ra phải chính xác, vững vàng; phù hợp với luận điểm; đủ làm sáng tỏ luận điểm.

- GV dẫn dắt: Luận điểm, luận cứ không chỉ phải được phát biểu sao cho vấn đề nghị luận được rõ ràng, sáng tỏ mà còn phải làm cho vấn đề nghị luận trở nên phong phú, sâu sắc và mới mẻ. Muốn đạt được yêu cầu trên, chúng ta phải làm sao?

- Tổ chức cho HS đọc các đoạn văn bản nghị luận trong SGK và thảo luận theo các gợi ý của SGK tr 17
" Cho biết cần phải phát biểu luận điểm, luận cứ như thế nào để vấn đề nghị luận được phong phú, sâu sắc và mới mẻ?
- Gọi 1 HS đọc phần Ghi nhớ (SGK tr 18)



2. Luận điểm, luận cứ phải được phát biểu sao cho vấn đề nghị luận trở nên phong phú, sâu sắc và mới mẻ.
- Xem xét vấn đề trên nhiều khía cạnh (cả mặt phải và mặt trái) " đưa ra nhiều luận điểm, luận cứ một cách xác đáng, một cách toàn diện ( VB1)
- Tìm mối quan hệ giữa các luận điểm.( VB3)
- Lật ngược một quan niệm quen thuộc( VB2).
- Nêu lên những phản đề
- v…v…


- Tổ chức cho HS đọc và tìm hiểu đoạn văn bản trong SGK tr 33 và thảo luận các câu hỏi 3a, 3b, 3c
" Để người đọc (người nghe) dễ dàng tiếp nhận vấn đề mà người nghị luận muốn trình bày, luận điểm, luận cứ phải được phát biểu như thế nào?

3. Luận điểm, luận cứ phải được phát biểu sao cho người đọc (người nghe) dễ dàng tiếp nhận vấn đề.
- có trình tự, lớp lang
- theo từng chặng, từng bước

- Tổ chức cho HS đọc hai văn bản trong SGK tr 34 & 35 và thảo luận theo các câu hỏi phần Gợi ý của SGK

" Để gây được sự hứng thú cho người đọc (người nghe), luận điểm, luận cứ phải được sắp xếp như thế nào?
- Gọi 1 HS đọc phần Ghi nhớ (SGK trg 35)
4. Luận điểm, luận cứ phải được phát biểu sao cho gây được sự hứng thú cho người đọc (người nghe).
- sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo trình tự tăng tiến
+ từ thấp đến cao
+ từ điều bình thường đến điều có ý nghĩa đặc biệt 
III. Ghi nhớ (SGK) 

- Hướng dẫn HS làm BT 1 (SGK tr36) tại lớp
- Các BT còn lại (BT 1,2 tr 18,19 và BT 2 tr 36)
IV. Luyện tập

C. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà
- Học bài, làm các BT còn lại
- Soạn bài Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu) và bài Hầu trời (Tản Đà)


File đính kèm:

  • doc063,66- PHAT BIEU LUAN DIEM, LUAN CU TRONG VAN NGHI LUAN.doc