Tiết 64: Đọc văn Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu)

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 64: Đọc văn Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 64: Đọc văn
XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT
 (Phan Bội Châu)
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của lớp nhà nho tiên tiến đầu TK XX: Ý tưởng táo bạo, mạnh mẽ, nhiệt huyết sôi trào, khát vọng cứu nước cháy bỏng.
- Cảm nhận được giọng thơ tâm huyết, sôi nổi, đầy sức thuyết phục của PBC.
- Rút ra những bài học về lẽ sống của thanh niên.
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
 I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
 - Kiểm tra bài cũ: 1) ĐTL bài thơ Xuất dương lưu biệt của PBC. 
 2) Phân tích chỉ ra nét mới trong tư tưởng của tg 
 - Kiểm tra vở soạn của 2HS ( có cho điểm )
 II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hướng dẫn tìm hiểu phần Tiểu dẫn
HS dựa vào Tiểu dẫn nêu vài nét về hoàn cảnh đất nước, về tác giả Phan Bội Châu. GV cung cấp một số chi tiết, sự việc cụ thể về cuộc đời và sự nghiệp của Phan Bội Châu để HS hiểu thêm.






I- TIỂU DẪN
1) Tác giả: Phan Bội Châu (1867-1940)
- Là nhà hoạt động CM lỗi lạc, người khai sáng con đường đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản. 
- Là người khơi dòng chảy cho loại văn chương trữ tình – chính trị, thơ văn PBC là vũ khí sắc bén phục vụ cho CM. (Là người đầu tiên trong lịch sử vh VN đã có ý thức dùng văn chương để tuyên truyền, vận động CM. 
2) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Xuất dương lưu biệt” (sgk)
* Hướng dẫn đọc bài thơ
- Gọi 1 HS đọc bài thơ (cả 3 phần: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ)
- HS đối chiếu để bản dịch thơ với nguyên tác để phát hiện những chỗ dịch chưa đạt.
* Hướng dẫn đọc – hiểu bài thơ
- Đọc hai câu thơ đầu, anh (chị) hiểu gì về quan niệm chí làm trai của tác giả? ( là qniệm thời pk, không có gì mới) " DC: 
+ Thông minh nhất nam tử
 Yếu vi thiên hạ kì ( Chí làm trai- NCTrứ)
 + Vũ trụ nội mạc phi phận sự - NCTrứ
 - Nét mới trong tư tưởng của tg so với qniệm làm trai thời pk là gì?
(" GVdẫn dắt, gợi ý HS tìm ra nét mới
: tư thế chủ động, không buông xuôi , phó mặc , không hành động máy móc, khuôn mẫu)
II- ĐỌC – HIỂU 




1) Hai câu đề: Quan niêm về chí làm trai
- Câu phá đề: Làm trai phải lạ ở trên đời 
à phải biết sống cho phi thường, hiển hách, phải dám mưu đồ những việc lớn 
- Câu thừa đề: Há để càn khôn tự chuyển dời
" Xoay chuyển càn khôn, xoay chuyển thời thế
àKhát vọng sống mãnh liệt, táo bạo;
 Con người làm chủ trời đất vũ trụ , làm chủ vận mệnh 
Bình : Nét mới : tư thế chủ động xoay chuyển thời thế, không buông xuôi
- Hai câu thơ 3-4 nhằm khẳng định điều gì?
Anh (chị) hãy đặt bốn câu thơ đầu này vào hoàn cảnh của đất nước ta sau thất bại của phong trào Cần vương chống Pháp và nhận xét xem nó có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ thanh niên VN lúc đó?
2) Hai câu thực: 
- Ý thức về “cái tôi”"không phải “cái tôi” hưởng thụ mà là “cái tôi” công dân đầy tinh thần trách trước cuộc đời.
- Khát vọng được lưu danh thiên cổ bằng những cống hiến cho đời. (Khẳng định/ Niềm tin)
Bình: 
* Tiểu kết: Trong hoàn cảnh bi đát lúc bấy giờ, PBC đã gióng hồi chuông thức tỉnh những người có tâm lí buông xuôi, an phận, cam chịu…
- Phân tích hai câu thơ 5-6. Anh (chị) có nhận xét gì về khí phách nhân vật trữ tình (có thể coi là chính tác giả) ở đây?

Quan niệm về vinh nhục? Thái độ đối với nền học vấn cũ trước vận mệnh đất nước lầm than?

3) Hai câu luận: 
- Câu 5:
Nỗi đau xót, nỗi nhục mất nước;
Không cam chịu sống cuộc đời nô lệ, đắng cay.
- Câu 6: Ý tưởng/ Khẳng định chân lí: từ bỏ sách vở thánh hiền vì nó chẳng giúp gì cho buổi nước mất nhà tan này.
àBình:
Ý tưởng táo bạo, mang những sắc thái mới của tư tưởng thời đại.
Nguyên nhân có được dũng khí và nhận thức sáng suốt đó:
 + Tấm lòng yêu nước nồng cháy/ Tinh thần DT cao độ;
 + Khát vọng tìm con đường đi mới có thể đưa nước nhà thoát khỏi cảnh khổ đau;
 + Ảnh hưởng của những luồng tư tưởng mới từ những cuốn tân thư ;
à Khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà CM đi tiên phong cho thời đại mới.
- Phân tích hình tượng nghệ thuật ở hai câu cuối bài - liên hệ nguyên tác.
4) Hai câu kết:
*NT: hình ảnh thơ lớn lao, kì vĩ (biển đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc…)
- Người ra đi, cuộc ra đi mang vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn (con người dường như được chắp cánh bay bổng lên bên trên thực tại khắc nghiệt…)
- Thái độ hăm hở, tự tin và đầy quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
III- GHI NHỚ (SGK)
III- HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Câu hỏi viết đoạn: Anh (chị) suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay?
Soạn bài: “Hầu trời”

File đính kèm:

  • doc064- XUAT DUONG LUU BIET.doc