Tiết 65 : Đọc văn Hầu trời (Tản Đà)

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 65 : Đọc văn Hầu trời (Tản Đà), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 65 : Đọc văn 
HẦU TRỜI
 (Tản Đà)
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn, độc đáo của thi sĩ Tản Đà: tư tưởng thoát li, ý thức về bản ngã “cái tôi” và cá tính ngông.
- Nhận thức được dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại hóa của thơ ca VN những năm đầu TK XX.
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
 I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
 - Kiểm tra bài cũ:
1) Trình bày sơ lược về quá trình phát triển của giai đoạn vh từ đầu TK XX đến CMTT 1945. 2) Chọn trình bày một đặc điểm cơ bản của giai đoạn vh từ đầu TK XX đế CMTT 1945. Có dẫn chứng minh họa.
 - Kiểm tra vở soạn của 2HS ( có cho điểm )
 II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn
- Goị 1 HS đọc phần Tiểu dẫn.
- Dựa vào các chi tiết nêu trong Tiểu dẫn, hãy rút ra một vài nét về tác giả TĐ.
- GV có thể diễn giảng nâng cao và chốt lại một số ý lớn cần ghi nhớ.

I- TIỂU DẪN
1) Tác giả: Tản Đà (1889-1939)
- TĐ là con người của hai thế kỉ
- Thơ văn ông có thể xem như một cáii gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.
2) Xuất xứ bài thơ “Hầu Trời” (SGK)
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ, phân biệt lời thoại với lời kể, lột tả được tinh thần phóng túng, ngông nghênh, pha chút hài hước, dí dỏm của TĐ.
* Hướng dẫn HS thảo luận, giải đáp câu hỏi trong phần Đọc-hiểu.
- Bốn câu thơ mở đầu tạo cho ngưòi ta cảm giác gì về câu chuyện mà tác giả sắp kể? những từ ngữ nào tạo được cảm giác đó?

II- ĐỌC – HIỂU




1- Cách mở đầu bài thơ
“Đêm qua chẳng biết có hay không
Chẳng phải hốt hoảng, không mơ mòng
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
Thật được lên tiên sướng lạ lùng”
- Câu 1: Chuyện có vẻ như mộng mơ, bịa đặt (chẳng biết có hay không)
- 3 câu sau: Lời khẳng định như đinh đóng cột, nhắc đi nhắc lại để củng cố niềm tin" Chuyện dường như là thật, thật hoàn toàn.
à+ Gây được ở người đọc một mối nghi vấn để gợi trí tò mò.
+ Cách vào chuyện độc đáo và có duyên.
- Tác giả đã miêu tả cảnh Trời và chư tiên thưởng thức thơ văn của mình như thế nào? Qua đoạn thơ đó, anh (chị) cảm nhận được điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khát khao rất chân thành trong tâm hồn thi sĩ?





2- Cảnh đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe
- Cảnh đọc thơ
+ Thi sĩ rất cao hứng và có phần tự đắc (Đương cơn đắc ý…, đọc thơ ran cung mây, tự khen Văn đã giàu thay lại lắm lối)
+ Chư tiên nghe thơ rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ (thái độ của Tâm, Cơ, Hằng Nga, Chức Nữ, Song Thành, Tiểu Ngọc… ao ước tranh nhau dặn, cùng vỗ tay)
+ Trời đánh giá cao và không tiếc lời tán dương (Văn thật tuyệt, ….chắc có ít, … đẹp như sao băng …)
- Những điều cảm nhận được về tâm hồn thi sĩ
+ Rất ý thức về tài năng của mình và rất táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã “cái tôi” đó. 
+ Cá tính ngông
+ Khát vọng thiết tha đi tìm một cõi tri âm để có thể khẳng định tài năng, phẩm giá đích thực của mình. 
- Đọc đoạn thơ từ câu “Bẩm Trời cảnh con thực nghèo khó ” đến câu “Biết có làm được mà dám theo”, anh (chị) có nhận xét gì về cuộc đời của người nghệ sĩ tài hoa trong xã hội phong kiến. Tìm những chi tiết miêu tả cụ thể.

3- Cuộc đời cơ cực, tủi hổ của người nghệ sĩ tài hoa trong xã hội phong kiến
- Không tấc đất cắm dùi (Trần gian tấc đất cũng không có…)
- Thân phận bị rẻ rúng (Văn chương hạ giới rẻ như bèo…)
- Làm chẳng đủ ăn (Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu…)
- Bị o ép nhiều chiều (Một cây che chắn bốn năm chiều…)
à Bức tranh chân thực và cảm động về chính cuộc đời nhà thơ và cuộc đời của nhiều nhà văn khác.
- Theo anh (chị), về mặt nghệ thuật, bài thơ này có gì đổi mới so với thơ ca thời trung đại đã học (xét về các mặt thể loại, ngôn ngữ, giọng điệu, cách biểu hiện cảm xúc…)

4- Nghệ thuật
- Thể thơ: thất ngôn trường thiên kkhá tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu kết cấu nào.
- Ngôn ngữ thơ: ít tính cách điệu, ước lệ mà gần với tiếng nói đời thường.
- Giọng thơ: tự sự rất hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.
- Biểu hiện cảm xúc phóng túng, tự do, không hề gò ép. Tác giả hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện đồng thời là nhân vật chính.


III- GHI NHỚ (SGK) 

ĐTBB: 
*GÁNH NƯỚC ĐÊM – Trần Tuấn Khải
 
Họat động của thầy và trò
Nội dung
- G hướng dẫn cách đọc 
- H đọc tiểu dẫn à trả lời câu đọc hiểu 1
 1. Tiểu dẫn 
Trần Tuấn Khải thường mượn đề tài lịch sử và các biểu tượng nghệ thuật để diễn tả cảm hứng yêu nước của mình.
- G hướng dẫn cho H tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ qua việc trả lời các câu đọc hiểu 2,3,4,5
( Chú ý tìm hiểu các chi tiết nghệ thuật, ý nghĩa biểu tượng à tâm sự nỗi lòng nhà thơ. )
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật 
a) Hình ảnh cô gái gánh nước đêm (“Em…kêu ai”) 
- Không gian: mù mịt, xa tít, tiết tấu, nhịp điệu: ngắn, chậmà cô đơn, vất vả, dằng dặc một nỗi buồn. 
- “Ngoảnh cổ… kêu ai”: gợi cảm giác về một nỗi niềm không thổ lộ được cùng ai, mòn mỏi, tuyệt vọng.
à Ẩn sau hình ảnh cô gái gánh nước đêm cô đơn, vất vả là hình ảnh nhà thơ: Nặng gánh sơn hà, bế tắc, lạc lõng.

+ Chú ý sự thay đổi nhịp điệu, độ dài ngắn của câu
b/ Tâm sự cô gái à tâm sự tác giả 
- Vò xé tâm can, bất lực “Nghĩ… xong”
-Mong được thấu hiểuà đáp lại à cùng gánh vác non sông (“Cái bước… có hay”)
- Hướng tới sự đổi thay (“Em trở vai này”)
Củng cố: H trả lời à G khắc sâu
1/ Bài thơ hay ở những điểm nào?
2/ Chủ đề bài thơ
1) Đặc điểm nghệ thuật: Giọng thơ trữ tình, lục bát biến thể, ý nghĩa biểu tượng.
2) Chủ đề: Qua hình ảnh cô gái gánh nước đêm à tâm sự của tác giả: yêu nước kín đáo, bế tắc bất lực, khắc khoải suy tư…

III-HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ
- Viết đoạn văn: Tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà thể hiện như thế nào qua đoạn thơ trích?
- Soạn bài: “Bài số 4- KT HKI ”

File đính kèm:

  • doc065- HAU TROI.doc