Tiết 67,68 : Làm văn Viết bài làm văn số 4 ( kiểm tra học kỳ I )

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 67,68 : Làm văn Viết bài làm văn số 4 ( kiểm tra học kỳ I ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 67,68 : Làm văn

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 4
( KIỂM TRA HỌC KỲ I )

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Giúp cho HS:
- Hiểu sâu thêm về đặc trưng nghị luận vh và các thao tác làm một bài nghị luận vh.
- Từ ưu điểm và sai sót của bài số 3- bài thứ nhất về nghị luận vh- để có thể làm bài đạt kết quả cao hơn bài trước, nhất là về kĩ năng phân tích, cảm thụ văn chương, diễn đạt trau chuốt đúng kiểu nghị luận vh.
- Nâng cao ý thức đọc-hiểu và thực hành nghị luận vh để bồi dưỡng thêm năng lực cảm thụ, phân tí`ch các áng văn chương cũng như kĩ năng phân tích, viết bài cảm thụ văn chương sau này.
B- NỘI DUNG LÊN LỚP
I- ỔN ĐỊNH LỚP: Kiểm tra sĩ số HS
II- TIẾN TRÌNH GIỜ KIỂM TRA:
Đề:





KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 11
MÔN NGỮ VĂN – BAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm, gồm 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng (hoặc đúng nhất).

Câu 1. “ Nam triều công nghiệp diễn chí” là tác phẩm được viết theoo thể loại nào dưới đây :
Kí sự.
Tùy bút.
Tiểu thuyết chương hồi.
Văn tế.
Câu 2. Nét đặc sắc nhất của bài “Hương sơn phong cảnh ca” là:
Miêu tả cảnh thiên nhiên bằng thể hát nói.
Thể hiện được tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả.
Dùng nhiều từ tượng thanh, tượng hình.
Phát hiện được nét độc đáo của cảnh Hương sơn : không khí tâm linh; có màu sắc tôn giáo.
Câu 3. Từ xuân trong câu thơ sau đây có nghĩa chuyển bằng phương thức nào?
	“ Mặc người mưa Sở mây Tần,
	Riêng mình nào biết có xuân là gì ?”
	( Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Hoán dụ.
Ẩn dụ.
Nhân hóa.
Thậm xưng.
Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ ?
A. Là bản tổng kết về cuộc đời Nguyễn công Trứ .
B. Bày tỏ thái độ coi thường xã hội phong kiến.
C. thể hiện lối sống khác người, ngược đời.
D. Thể hiện một bản lĩnh sống vững vàng.
Câu 5. Nối tên tác giả với tác phẩm
1. Nguyễn Đình Chiểu.
2. Phạm Đình Hổ.
3. Nguyễn Trường Tộ.
4. Nguyễn Khoa Chiêm.
5. Chu Mạnh Trinh.
Nam triều công nghiệp diễn chí
Tế cấp bát điều.
C. Hương sơn phong cảnh ca.
D. Vũ trung tùy bút.
E. Ngư tiều y thuật vấn đáp
Câu 6. Bài “ Chiếu cầu hiền” của vua quang trung ra đời nhằm mục đích nào ?
Ca ngợi triều đại Tây Sơn.
Bàn về cách xử thế của người hiền.
Thể hiện phẩm chất khiêm tốn của đấng quân vương.
Thuyết phục trí thức Bắc hà ra giúp nước.
Câu 7. 	“ Người lên ngựa, kẻ chia bào
 Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san ”.
Tiếng quan trong từ quan san trong hai câu thơ trên cùng nghĩa với tiếng quan trong từ nào dưới đây ?
Quan lại.
Quan sát.
Quan ải.
Quan hệ.
Câu 8. Câu văn nào sau đây là sai logic ?
Anh bộ đội bị hai vết thương, một ở đùi và một ở ngực.
Anh bộ đội bị hai vết thương, một ở Đèo Ngang và một ở đồng bằng sông Cửu Long.
 Anh bộ đội bị hai vết thương, một ở đùi và một ở Trường Sơn .
Cả 3 câu đều sai.
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (từ câu 9 đến câu 10)
	“ Ngôn ngữ Truyện Kiều là ngôn ngữ mang tính chính xác khá cao . Từ nào chỗ ấy, Nguyễn Du đặt rất đúng. Những từ ngữ Hán - Việt trang trọng được dùng trong một số đoạn nói về binh lực, khí thế của từ Hải ; những từ ngữ nôm na , thô bỉ thì được đặt vào miệng lưỡi Tú Bà. Cùng trong một buổi đêm, nhưng ánh sáng huyền ảo, mơ hồ lúc hoàng hôn chạng vạng xuất hiện, cùng bóng dáng thơ mộng của Thúy Kiều là ánh sáng “nhặt thưa” của chị hằng len mình qua lá cành đen sẫm. Cũng ánh trăng ấy nhưng ánh sáng lại trở nên bao la bất tận “vằng vặc giữa trời” để chứng giám mối tình chân chính khi Kim , Kiều thề nguyền.”
	( Đặng Thanh Lê, Lời giới thiệu Truyện Kiều , NXB Giáo dục, Hà Nội, 1984)
Câu 9. Đoạn văn trên thuộc lối văn nào ?
Thuyết minh.
Nghị luận.
Biểu cảm.
Miêu tả.
Câu 10. Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào ?
Diễn dịch.
Quy nạp.
Song song .
Móc xích.
Câu 11. Đoạn văn được sử dụng thao tác nào là chính ?
Giải thích và bình luận.
Giải thích và chứng minh.
Phân tích và so sánh.
Phân tích và chứng minh.
Câu 12. Đoạn văn có năm câu. Diễn đạt ý chính cả đoạn là câu nào ?
Câu 1
Câu 2 và 3.
Câu 4 và 5.
Không có câu diễn đạt ý chính.


Phần II. Tự luận (7 điểm)
Đề 1. Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều
 ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
 Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
 Dặm hồng bụi cuốn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
 Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
 Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.
Hãy phân tích đoạn thơ trên để thấy được thiên tài của Nguyễn Du trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.

Đề 2. Phân tích vẻ đẹp độc đáo của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
3- GV nhắc nhở HS: không sử dụng tài liệu
III- HƯỚNG DẪN HS CHUẨN BỊ BÀI MỚI
	Đv: Vội vàng, Tràng giang



File đính kèm:

  • doc067,68- BAI VIET SO 4- KIEM TRA HOC KY I.doc