Tiết 71: Tiếng việt Dùng phép hoán dụ và tượng trưng( Bài thực hành )

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 71: Tiếng việt Dùng phép hoán dụ và tượng trưng( Bài thực hành ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 71 :Tiếng việt 
DÙNG PHÉP HOÁN DỤ VÀ TƯỢNG TRƯNG
( Bài thực hành )

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nâng cao hiểu biết về phép hoán dụ và phép tượng trưng
Có kỹ năng phân tích, bình giá 2 phương thức đó trong các văn bản đọc-hiểu và làm văn. 
Sử dụng được các biện pháp tu từ trên
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
I- ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA:
- Kiểm tra bài cũ: - Nêu những yếu tố chung của ngôn ngữ và những nét riêng trong lời nói cá nhân. Giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có mối quan hệ như thế nào?
 - Hãy chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt trong cách dùng từ ngữ mới mẻ trong câu thơ sau: 
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lí, bóng xuân sang.
(Hàn Mặc Tử)
- Kiểm tra vở soạn của 3 HS.
II- BÀI MỚI

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Tổ chức cho HS đọc ngữ liệu và thảo luận các câu hỏi 1a,1b, 1c 
- GV HD HS trả lời câu hỏi –sgk :
1a. Những hoán dụ tu từ trong những câu thơ trên là:
+ Câ u (1): đầu xanh, má hồng
+ Câu (2): áo chàm
+ Câu (3): thôn Đoài, thôn Đông, cau, trầu
1b. đầu xanh, má hồng là chỉ nàng Kiều
* Câu hỏi bổ sung: Giữa đầu xanh, má hồng và nàng Kiều; giữa áo chàm và người dân miền núi (Việt Bắc) có mối quan hệ với nhau như thế nào? 
+ Đó là mối quan hệ giữa bộ phận (đầu, má) và toàn thể (con người: Thúy Kiều); giữa một vật gần gũi, thân thiết (áo chàm) với người sử dụng nó (người dân VB)
1c. Khác nhau giữa ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ:
+ ẩn dụ: xd dựa trên mối quan hệ tương đồng (giống nhau) giữa hai đối tượng
+ Hoán dụ: xd dựa trên mối quan hệ gần nhau ( tương cận ) giữa 2 đối tượng (VD: quan hệ giữa bộ phận và toàn thể; giữa cái riêng trong cái chung; giữa vật chứa và vật được chứa…)
* HS phát biểu định nghĩa HD tu từ.
I. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP HOÁN DỤ:
1. Tìm hiểu ngữ liệu ( BT nhận biết)

" Xác định, nhận diện



















* Khái niệm: Hoán dụ tu từ là phương thức chuyển nghĩa dựa trên mối quan hệ gần nhau giữa hai đối tượng.

- Tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi 2a và 2b (SGK )
- GV định hướng kiến thức:
Không gọi thẳng tên nhân vật (VD1), không dùng đại từ nhân xưng (VD 2) mà dùng các hình ảnh như đầu xanh, má hồng, áo chàm… nhằm:
" tránh sự sáo mòn, nhàm chán
" gợi sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, mới mẻ.
" tạo giá trị biểu cảm cao :
+ đầu xanh: chỉ tuổi trẻ " không có tội tình
+ má hồng: chỉ người con gái đẹp " đáng được hưởng hạnh phúc à bị đẩy vào chốn lầu xanh, chôn vùi tuổi thanh xuân, hạnh phúc " gợi sự xót thương, đống cảm sâu sắc.
+ áo chàm: " gợi sự ấm áp, gần gũi, thân thương…
- Qua phân tích trên, hãy nêu giá trị biểu đạt của phép hoán dụ tu từ.

2. Giá trị biểu đạt của các hoán dụ tu từ
















- tạo sự mới mẻ, tránh sự sáo mòn, nhàm chán.
- gợi sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú.
- tạo giá trị biểu cảm cao.
- Chồng ta áo rách ta thương…áo gấm …
- Người thương ơi …
Dẫu rằng mai quán chiều lều em cũng ưng
- 
3. Bài tập ở nhà
a. Tìm những câu ca dao có dùng biện pháp hoán dụ.
b. Viết một đoạn văn ngắn phân tích giá trị biểu đạt của hoán dụ thôn Đoài, thôn Đông trong bài Tương tư của Nguyễn bính

- Tổ chức cho HS đọc các VD trong SGK và thảo luận các câu hỏi sau:
a. Chỉ ra các hình ảnh tượng trưng trong các VD trên. Cho biết dựa vào đâu em nhận biết được đó chính là những hình ảnh tượng trưng?
b. Em hãy cho biết mối quan hệ giữa tượng trưng với ẩn dụ và hoán dụ.
* Lưu ý: ẩn dụ và hoán dụ mang dấu ấn cá nhân còn tượng trưng lại mang tính ước lệ XH và tính dân tộc. VD: cùng một đối tượng là màu trắng, người Việt Nam có khi coi nó tượng trưng cho màu tang tóc, còn người phương Tây coi nó tượng trưng cho sự thanh khiết, trắng trong; ngược lại người VN coi màu vàng tượng trưng cho sự quí giá, bất tử nhưng người Pháp lại cho đó là màu của bệnh tật ,v.v…
c. Qua việc tìm hiểu trên, hãy cho biết thế nào là phép tượng trưng?

 
II. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP TƯỢNG TRƯNG:
1. Tìm hiểu ngữ liệu 
" Xác định, nhận diện













" Khái niệm:
Tượng trưng là một phương thức chuyển nghĩa tu từ cũng sử dụng các phương thức như ẩn dụ và hoán dụ quen thuộc, đã trở thành quy ước, tạo ra mối liên tưởng nhất định (không thể khác được)

2a. Dù ẩn dụ con cò (người phụ nữ) đã trở nên quen thuộc, nhưng trong mỗi ngữ cảnh nó lại mang thêm những nét nghĩa riêng. Hãy chỉ ra những nét nghĩa ấy (xét ngữ liệu (1) và (2) ). 
*GV giảng giải: Chính những nét nghĩa riêng được bổ sung qua nhiều lần sử dụng ấy mà nhắc đến hình ảnh tượng trưng con cò, người ta không chỉ nghĩ đến người phụ nữ mà còn nghĩ đến sự vất vả, hi sinh; sự chịu thương, chịu khó; tình nghĩa, thủy chung… 

2. Giá trị biểu đạt của phép tượng trưng





- tạo ra những cách dùng mới đối với tên gọi đã cũ 
- có những giá trị gợi hình, gợi cảm nhất định
- có vị trí, vai trò quan trong diễn đạt văn chương, nhất là trong văn học cổ và trung đại.


3. Bài tập ở nhà
Viết một đoạn phân tích giá trị biểu đạt của phép tượng trưng trong bài Tùng của Nguyễn Trãi.
 III- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
 Soạn bài : Mưa xuân – Nguyễn Bính



File đính kèm:

  • doc071- DUNG PHEP HOAN DU VA PHEP TUONG TRUNG.doc