Tiết 75,76 : Đọc văn Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù) Hồ Chí Minh

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 75,76 : Đọc văn Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù) Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 75,76 : Đọc văn
NGỤC TRUNG NHẬT KÍ
(Nhật kí trong tù)
 Hồ Chí Minh
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nhật kí trong tù
Giúp HS hiểu được:
- NKTT chẳng những là một bức tranh hiện thực, một bản án về chế độ nhà tù và chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch mà còn là bức chân dung tinh thần tự họa của người chiến sĩ và nhà thơ HCM.
- TP cũng thể hiện một tài năng nghệ thuật xuất sắc, một tư duy NT mới mẻ, sự phong phú, đa dạng của bút pháp…
Lai Tân
Giúp HS hiểu được:
- Lai Tân là một bài thơ hiện thực trào phúng, một bức tranh thu nhỏ về chế độ nhà tù và chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch với bản chất xấu xa, đồi bại, tham nhũng và quan liêu.
- Hai thủ pháp trào phúng: Để sự việc tự lên tiếng tố cáo mà không cần dùng lời bình luận; đối lập giữa hình thức với bản chất thực của chủ thể hành động qua việc dùng từ với hàm ý mỉa mai.
Mộ
Giúp HS hiểu được:
- Vẻ đẹp tâm hồn (lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người), bản lĩnh tinh thần cao cả (vượt lên hoàn cảnh đau khổ của bản thân), tâm hồn thi sĩ nhạy cảm và dạt dào cảm xúc của người tù chiến sĩ, nhà thơ HCM.
- Nắm được nghệ thuật tả ngoại cảnh để tự biểu hiện, ngôn ngữ thơ hàm súc; hình tượng và ngôn ngữ thơ vừa cổ điển vừa hiện đại.
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
 I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
 - Kiểm tra bài cũ:1) Nêu cảm nghĩ về hình ảnh mưa xuân và tâm sự của cô gái quê được thể hiện trong bài thơ Mưa xuân. 
 	 2) Hãy chỉ ra những yếu tố đậm chất văn hóa làng quê trong
Mưa xuân.
 
 - Kiểm tra vở soạn của 2HS ( có cho điểm )
 II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI:

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hướng dẫn tìm hiểu phần Tiểu dẫn
 GV để HS nêu tất cả những gì mà các em đã biết về NKTT. Trên cơ sở đó, GV hệ thống hóa, nâng cao thêm, bình luận thêm bằng cách:
GV hướng dẫn HS đọc Tiểu dẫn, tìm và gạch dưới những nhận định quan trọng về tác giả HCM, về hoàn cảnh sáng tác và vài nét về nội dung, nghệ thuật của NKTT. 




GV phân tích thêm, lấy một số dẫn chứng minh hoạ để HS hiểu được những nhận định của SGK.

I- TIỂU DẪN




1) Tác giả: HCM (1890 – 1969) 
- Là lãnh tụ CM vĩ đại;
- Là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
2) Tác phẩm Nhật kí trong tù
- Hoàn cảnh sáng tác: NKTT gồm 135 bài thơ chữ Hán được Bác viết trong thời gian Người bị chính quyền Tửơng Giới Thạch giam cầm ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (từ tháng 8 – 1942 đến tháng 9 – 1943).
- Vài nét về nội dung và nghệ thuật:
Tập thơ có hình thức nhật kí.
Bức tranh hiện thực tố cáo chế độ nhà tù, chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch.
Tấm lòng đại nhân, đại trí, đại dũng của Bác.
Kết hợp nhiều bút pháp: tự sự và trữ tình, trữ tình và trào phúng, cổ điển và hiện đại, hiện thực và lãng mạn,…

* Hướng dẫn đọc - hiểu bài thơ
 Hướng dẫn HS thảo luận, phân tích bài thơ theo hệ thống câu hỏi đọc – hiểu. 
- Hành động của ban trưởng nhà lao nói lên bản chất gì của pháp luật và người thi hành pháp luật dưới chế độ Tưởng Giới Thạch ? Liên hệ với một vài bài thơ khác trong tập NKTT.

- Hành động của cảnh trưởng đối với phạm nhân là hành động đáng lên án như thế nào ?




- Có ý kiến cho rằng huyện trưởng chong đèn hút thuốc phiện. Ý kiến của anh (chị) ntn? 




- Anh (chị) hãy rút ra giá trị tố cáo hiện thực của bài thơ.

II- ĐỌC – HIỂU 
* LAI TÂN


1) Tố cáo hiện thực
- Ban trưởng > < chuyên đánh bạc
 â â
Kẻ nắm giữ ph.luật Trắng trợn vi phạm p.luật
àPháp luật của chế độ TGT là giả dối

- Cảnh trưởng > < kiếm ăn quanh
 â
 trấn lột, ăn chặn
 của tù nhân – những 
 kẻ khốn cùng 
àHành động bẩn thỉu, tàn nhẫn, phạm pháp…

- Huyện trưởng - chong đèn làm công việc
 â
 Chong đèn hút thuốc phiện
 Miệt mài, chăm chỉ làm việc àSống đồi bại ; quan liêu, vô trách nhiệm, bất tài.
*Tiểu kết: Bài thơ là bức tranh thu nhỏ của xh TQ cũ với lũ quan lại đồi bại, tham nhũng, quan liêu.

- Nêu một số thủ pháp trào phúng mà anh (chị) thường gặp trong văn chương xưa nay? (Ví dụ: phóng đại, đối lập, bình luận trực tiếp, gián tiếp qua hình ảnh, sự việc, từ ngữ mỉa mai…).
- Ở bài thơ này, Bác đã dùng những thủ pháp trào phúng nào?





- Hai câu đầu và từ y cựu ở câu cuối cho thấy cảnh “thái bình” ở đất ấy, dưới sự cai trị của viên quan ấy, thực chất như thế nào ? Ý nghĩa và vị thế của từ thái bình trong toàn bài ?

2) Nghệ thuật trào phúng




- Để sự việc tự lên tiếng tố cáo mà không cần dùng lời bình luận (chuyên đánh bạc kiếm ăn quanh, làm công việc …)
- Đối lập giữa hình thức với bản chất thực của chủ thể hành động. (mâu thuẫn giữa chức vụ với hành động; giữa vẻ “miệt mài” bề ngoài với thực chất quan liêu, vô trách nhiệm bên trong).
- Dùng từ với hàm ý mỉa mai (y cựu thái bình; y cựu >< lai tân à mỉa mai sự tồi tệ, trì trệ của bộ máy quan liêu ở đây)
* Hướng dẫn đọc - hiểu bài Mộ
- HS dựa vào Tiểu dẫn nêu hoàn cảnh sáng tác bài Mộ. GV nói thêm về thi đề chuyển lao.
- HS đọc bài thơ (cả 3 phần: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ)
- Yêu cầu HS đối chiếu với nguyên tác để phát hiện những chỗ dịch chưa đạt.

* MỘ
1) Hoàn cảnh sáng tác (SGK)


2) Đối chiếu nguyên tác với bản dịch thơ
- Câu 2:
cô vân à chòm mây à chòm mây lẻ
mạn mạnà nhẹ à chầm chậm, lững lờ
- Câu 3: thừa chữ tối
- Câu 3, 4: chỉ lặp lại được một chữ xay, không thể hiện được biện pháp điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) ma bao túc – bao túc ma.
- Câu 4: nhịp ngắt của nguyên tác là 4/3 phù hợp hơn nhịp 2/5 trong câu dịch (diễn tả sự bùng lên nhanh, mạnh của ngọn lửa)

- Thiên nhiên buổi chiều hiện lên như thế nào trong hai câu 1 và 2 ?
 





- Những hình ảnh trong câu 1 và câu 2 tả chim, mây biểu hiện trạng thái cảm xúc và nhất là tinh thần của người tù trên đường chuyển lao ntn ?

3) Đọc – hiểu
a) Hai câu đầu: Thiên nhiên
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, 
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
- Cảnh:
Hình ảnh quen thuộc trong văn học cổ
Bức tranh thiên nhiên hiu hắt, thanh vắng lúc chiều tối ở một vùng ven núi.
- Tình:
Tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu thiên nhiên;
Khát vọng tự do;
Sự tương đồng giữa cảnh và người: thoáng chút cảm giác cô đơn và mệt mỏi sau một ngày đầy ải.

- Anh (chị) có nhận xét gì về hình ảnh cuộc sống con người ở hai câu thơ 3&4? Dựa vào đâu anh (chị) có nhận xét như vậy?








- Hướng vận động của tứ thơ, hình tượng thơ từ hai câu đầu đến hai câu cuối có gì đáng chú ý ?

b) Hai câu sau: Cuộc sống con người
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hòan, lô dĩ hồng.
- Cuộc sống lao động bình dị, khỏe khoắn: 
Con người lao động trẻ tuổi đang say sưa làm việc.
Điệp ngữ vòng: ma bao túc – bao túc ma tạo sự nối âm liên hoàn gợi tả vòng quay không dứt của động tác xay ngô.
Lô dĩ hồng tỏa ánh sáng, hơi ấm và niềm vui
- Hướng vận động của tứ thơ, hình tượng thơ: từ mỏi mệt đến phấn chấn, từ lạnh lẽo đến ấm áp, từ tĩnh đến động,… thể hiện thế giới quan duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, nhân sinh quan lạc quan của tác giả.

* Hướng dẫn HS tổng kết
- Qua bài Mộ, anh (chị) hiểu gì về bản lĩnh và tâm hồn của người tù chiến sĩ – nhà thơ HCM?
- Vì sao nói Mộ tiêu biểu cho vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong thơ Bác ?

* GHI NHỚ (SGK)

 ĐTBB : 
ĐÂY THÔN VĨ DẠ - HÀN MẶC TỬ
TỪ ẤY - TỐ HỮU

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HD HS trả lời các câu hỏi HD đọc thêm
1) Chủ đề : 

2) Đặc sắc nghệ thuật:
- 










III-HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ
- Viết đoạn văn: 
- Soạn bài “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ”

File đính kèm:

  • doc075,76 - LAI TAN + MO.doc