Tiết 79,80: Đọc văn vội vàng (Xuân Diệu)

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 79,80: Đọc văn vội vàng (Xuân Diệu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/1 Tuần 4
Tiết 79,80: Đọc văn
VỘI VÀNG
 (Xuân Diệu)
A-Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
	- Cảm nhận được lòng yêu đời, ham sống, quan niệm sống mới mẻ của Xuân Diệu và những cách tân táo bạo, độc đáo trong nghệ thuật của bài thơ.
	- Bước đầu biết cách tiếp cận và phân tích một bài thơ mới qua cảm hứng thơ, hình ảnh, âm điệu, ngôn ngữ.
	- Qua bài thơ thêm yêu tuổi trẻ, yêu cuộc sống quanh ta và góp phần làm cuộc sống đó đẹp thêm.
B. Phương tiên thực hiện:
 - SGK, SGV.
	- Giáo án
 - Các tài liệu lên quan đến bài học.
C. Phương pháp:
 - Kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ: 1) Lí giải hồn thơ XD trước CMT8.
	 2) Nét riêng của NT thơ XD
 3. Bài mới: 

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn
- Goị 1 HS đọc phần Tiểu dẫn.
- Dựa vào các chi tiết nêu trong Tiểu dẫn, hãy rút ra một vài nét về tác giả Xuân Diệu.
- GV nhấn mạnh một số điểm đáng ghi nhớ.

I- TIỂU DẪN
1) Tác giả: Xuân Diệu (1916-1985)
- Là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam.
- Hồn thơ Xuân Diệu khát khao giao cảm mãnh liệt với đời.
- Nghệ thuật thơ XD có sự cách tân táo bạo, độc đáo.
2) Xuất xứ bài thơ “Vội vàng” (SGK)

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ
- GV đọc mẫu một lần toàn bộ bài thơ.
- GV hướng dẫn HS cách đọc cho phù hợp với diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Gọi 3 HS đọc theo 3 đoạn của bài thơ (đoạn 1: 13 câu đầu; đoạn 2: câu 14 – 29; đoạn 3: câu 30 đến hết)
* Hướng dẫn HS thảo luận, giải đáp câu hỏi trong phần Đọc-hiểu.
- GV cho HS biết cấu trúc của hệ thống câu hỏi đọc – hiểu của bài này (Tổng – phân – hợp)
- Sau khi đọc bài thơ, anh (chị) hãy nêu những suy nghĩ và cảm nhận ban đầu về:
? Diễn biến tâm trạng của thi nhân trong bài thơ?
? Giải thích vì sao Xuân Diệu lại đặt tên cho bài thơ là Vội vàng?
- Tìm hiểu đoạn 1 (13 câu đầu): Tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu.
? Nêu và phân tích những biểu hiện của tình yêu cuộc sống trong đoạn thơ. ( qua ý tưởng táo bạo của nhà thơ (từ Tôi muốn…đến bay đi), qua bức tranh thiên nhiên và con người mùa xuân (từ Của ong bướm … đến hoài xuân); Chú ý nêu rõ những cách tân trong nghệ thuật thơ mới của XD.)

Hs trao đổi thảo luận.
Hs phát biểu.
Gv nhận xét, chốt ý.










? Qua đoạn thơ, theo anh (chị), cái nét riêng trong tình yêu cuộc sống ở XD là gì?
Hs phát biểu.
Gv nhận xét, chốt ý.
II- ĐỌC – HIỂU
















1) Tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu.
- Ý tưởng táo bạo 
“Tôi muốn” tắt nắng đi
 buộc gió lại
à điệp ngữ, nhấn mạnh :
+ Ước muốn cuộc sống luôn tồn tại ở trạng thái đẹp nhất.
+ Mong ước táo bạo, muốn thay đổi qui luật của tạo hóa.
- Bức tranh thiên nhiên và con người mùa xuân 
Mượt mà, tươi non, đầy sức sống (ong bướm-tuần tháng mật, hoa-đồng nội xanh rì, lá-cành tơ …)
Tràn đầy tình yêu rạo rực, đắm say (ong bướm-tuần tháng mật, yến anh-khúc tình si…)
Tràn đầy âm thanh, ánh sáng và niềm vui (khúc tình si, ánh sáng chớp hàng mi, thần vui hằng gõ cửa…)
à Tâm trạng của thi nhân: 
Say sưa, háo hức và ngạc nhiên sung sướng trước vẻ đẹp quyến rũ của mùa xuân (Điệp ngữ “này đây”)
Mở căng mọi giác quan để đón nhận thiên nhiên mùa xuân (chú ý hình ảnh so sánh mới lạ, độc đáo và rất “con người”: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”)
*Tiểu kết: Xuân Diệu yêu mùa xuân, yêu cuộc sống trần thế xung quanh nhà thơ bằng một tình yêu thiết tha, say đắm.

- Tìm hiểu đoạn 2 (từ Xuân đương tới… đến thắm lại): Nỗi băn khoăn của Xuân Diệu.
? Thi nhân băn khoăn điều gì?





? Vì sao Xuân Diệu có nỗi băn khoăn ấy? 



? Phân tích bức tranh thiên nhiên ở đoạn này. Vì sao bức tranh này hoàn toàn khác với bức tranh thiên nhiên ở đoạn trên? 



? Nỗi băn khoăn ở đoạn 2 có quan hệ ntn với t/y cuộc sống ở đoạn 1?
Hs trao đổi thảo luận.
Hs phát biểu.
Gv nhận xét, chốt ý.


2) Nỗi băn khoăn của Xuân Diệu.
- Hốt hoảng, lo sợ mùa xuân và tuổi trẻ sẽ trôi qua
“Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”: Thông thường, người ta nhớ tiếc cái đã qua, còn XD nhớ tiếc ngay khi nó mới bắt đầu.
“Xuân đương tới – đương qua; Xuân còn non – sẽ già”: Thấy từ trong cái căng phồng của sự sống sự tàn tạ sắp bắt đầu.
- Nguyên nhân:
Nhận ra giới hạn của đời người (“tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”)
Đối với Xuân Diệu mùa xuân đồng nghĩa với sự sống (“Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất”)
- Gởi gắm nỗi lòng vào bức tranh thiên nhiên. "Nỗi tiếc nuối, buồn đau, chia phôi thấm sâu vào cảnh vật (so sánh với bức tranh thiên nhiên ở đoạn trên). 
 *Tiểu kết:
NT: hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc câu rất mới (ảnh hưởng phương Tây) 
ND: khao khát yêu mùa xuân, yêu tuổi trẻ, yêu cuộc đời tha thiết, muốn sống mãi trong tuổi trẻ, trong mùa xuân của cuộc đời.

- Tìm hiểu đoạn 3 (từ Mau đi thôi… đến hết): Tình yêu cuộc sống lại bùng lên cuồng nhiệt, hối hả.
? Vì sao nhà thơ lại cuồng nhiệt, hối hả đến với cuộc sống như vậy? 
? Tâm trạng đó được thể hiện qua hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu của đoạn thơ như thế nào? Nhà thơ đã sáng tác được hình ảnh gì mà anh (chị) cho là mới mẻ, độc đáo nhất?
Hs trao đổi thảo luận.
Hs phát biểu.
Gv nhận xét, chốt ý.


3) Tình yêu cuộc sống lại bùng lên cuồng nhiệt, hối hả.



- Điệp từ “Ta muốn” à ý muốn cuồng nhiệt
- Động từ mạnh, tăng tiến dần: ôm, riết, say, thâu, chuếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn à cảm xúc dâng trào, mạnh mẽ
- Nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả:
+ Cuồng nhiệt, hối hả tận hưởng mọi vẻ đẹp cuộc sống làm giàu cho tâm hồn mình.
+ Cách sống vội vàng (cách sống mà nhà thơ đề ra để vượt qua cái giới hạn không cưỡng lại được của thời gian)

Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tổng kết bài học.
- Đánh giá chung bài thơ về:
* Khía cạnh tích cực trong quan niệm sống của tác giả (Yêu cuộc sống trần thế xung quanh ta và tìm thấy ở đấy bao điều mới mẻ, hấp dẫn, đáng sống; Biết tận hưởng những gì mà cuộc sống ban tặng)
* Những cách tân của thơ mới qua ngòi bút Xuân Diệu.
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò
- Viết đoạn văn: Phân tích, đánh giá quan niêm sống của tác giả trong “Vội vàng”.
- Soạn bài: “Tràng giang”.
III – GHI NHỚ (sgk)


File đính kèm:

  • doc069-VOI VANG.doc