Tiết 84,85 : Đọc văn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 84,85 : Đọc văn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 84,85 : Đọc văn
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
 (Nguyễn Tuân)
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao và câu chuyện “cho chữ”, “xin chữ” ở chốn tù ngục. Từ đó, hiểu được niềm tin của nhà văn đồng thời cũng chính là ý tưởng của ông thể hiện qua tác phẩm Chữ người tử tù: sự chiến thắng của cái đẹp, của “thiên lương” và tấm lòng yêu nước thầm kín, thiết tha.
- Thấy được bút pháp tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân trong truyện Chữ người tử tù- một tác phẩm có tầm vóc kiệt tác, thể hiện qua nghệ thuật dựng người, dựng cảnh và sử dụng ngôn ngữ.
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
 I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
 - Kiểm tra bài cũ:
Phân tích giá trị hiện thực của truyện ngắn Hai đứa trẻ.
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Hai đứa trẻ.
Phân tích nghệ thuật truyện ngắn Hai đứa trẻ. 
 - Kiểm tra vở soạn của 2HS ( có cho điểm )
 II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn
- HS đọc phần Tiểu dẫn và nêu một vài nét về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Vang bóng một thời.
- GV có thể kể, giới thiệu nội dung một vài truyện trong Vang bóng một thời để HS hiểu phong cách NT của Nguyễn Tuân.
I- TIỂU DẪN
1) Tác giả: Nguyễn Tuân (1910-1987) là nhà văn rất mực tài hoa, uyên bác, có ý thức cao về trách nhiệm của người cầm bút…
2) Vài nét về tác phẩm Vang bóng một thời
3) Xuất xứ TP Chữ người tử tù (sgk)

* Hướng dẫn HS đọc - kể tác phẩm.
- GV hướng dẫn HS cách đọc cho phù hợp với giọng điệu và nội dung truyện.
- Cho HS đọc phân vai.
- Gọi 1 HS kể tóm tắt truyện. 
* Hướng dẫn HS thảo luận, giải đáp câu hỏi trong phần Đọc-hiểu.
- Nhận xét của anh (chị) về tình huống truyện ở tác phẩm này.
II- ĐỌC – HIỂU

1) Tình huống truyện :
- Huấn Cao và quản ngục gặp nhau trong hoàn cảnh éo le;
- Mối quan hệ của họ giàu kịch tính.
à tình huống đặc biệt.

- Có ý kiến cho rằng ở nhân vật Huấn Cao có sự thống nhất giữa “cái tài” và “cái tâm”. Anh (chị) thấy nhận xét đó đúng hay sai? Hãy phân tích nhân vật này để làm rõ ý kiến của mình.
* chi tiết: 
­ có “cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn (tr91)
­ “… chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm […]. Có được chữ ông Huấn mà treo, là có một báu vật trên đời”. (tr95)
















*Chi tiết:
Sự thay đổi thái độ đối với quản ngục: từ khinh bạc đến độ lượng, hiền hòa…
Thái độ chân thành “Thiếu chút nữa ta đi phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”
Khuyên quản ngục hãy “tìm về nhà quê mà ở” để giữ lấy “thiên lương”. (tr 96)

2) Nhân vật Huấn Cao



a) Một bậc tài hoa, một nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.




b) Một trang anh hùng dũng liệt.
- Đứng đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình thối nát. (“những người chọc trời quấy nước…” (tr95))
- Dám thách thức cường quyền bạo lực (thái độ khinh bạc khi trả lời quản ngục: “Ngươi hỏi ta muốn gì? …” (tr 94)
- Trong những ngày chờ đợi ra pháp trường, ông vẫn giữ nguyên tư thế ung dung, đường hoàng, lẫm liệt (Hành động dỗ gông trước cửa ngục ; “thản nhiên nhận rượu và ăn thịt, …” (tr 94) à thân xác bị xiềng xích nhưng tinh thần của ông vẫn hoàn toàn tự do)
- Coi thường cái chết (tr 95) (tr 96)
c) Là người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp
- Không bao giờ cho chữ vì vàng ngọc hay quyền thế (tr 96)
- Ông trân trọng những tâm hồn biết hướng về cái đẹp, cái tài





*Nhận xét: 
Huấn Cao là mẫu người lí tưởng, văn võ song toàn, vừa có tài vừa có tâm, có sức cảm hóa tâm hồn, đẩy lùi cái xấu…
HC là biểu tượng của cái tài, cáiđẹp và thiên lương cao quí.

- Nhân vật quản ngục có phẩm chất gì khiến ông Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ”, và tác giả coi đó là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”?

3) Nhân vật quản ngục
- Là người say mê cái đẹp (mơ ước có được chữ ông Huấn Cao treo trong nhà (tr 95); Dám sống chết vì cái đẹp, vì nghệ thuật)
- Là người biết kính trọng người tài đức 
*Chi tiết:Thái độ đối với Huấn Cao
Biệt đãi HC ; 
Lần đầu gặp HC trong cảnh nhận tù thì “có lòng kiêng nể” ;
Lần thứ 2, bị HC miệt thị nặng lời, vẫn nhẫn nhịn, lễ phép “xin lĩnh ý” và suy nghĩ “những người chọc trời…” (tr95) à hiểu HC (từ hiểu đi đến tri kỉ ở cuối truyện)
Là quản ngục nhưng không đủ can đảm giáp mặt tử tù (tr 95)
à Thái độ kính cẩn đến khúm núm trước HC. Một sự khúm núm không hạ thấp con người mà nâng cao con người vì là sự khúm núm truớc cái tài, cái đẹp, cái cao cả của tâm hồn.
- Là người có bản lĩnh, gan góc ( bất chấp pháp luật, biệt đãi HC- một tử tù của triều đình)
*Tiểu kết: Quản ngục là người có nhân cách, có lương tâm. Nét nổi bật ở ông là tấm lòng yêu quí, trân trọng, gìn giữ cái tài, cái đẹp và “thiên lương”.
- Anh (chị) hãy tả lại cảnh cho chữ: xảy ra ở đâu? Thời gian nào? Cảnh tượng diễn ra ntn? 
- Vì sao tác giả lại coi đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?







- Mô tả cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân muốn thể hiện điều gì?

- Hãy giải thích ý nghĩa lời khuyên của HC?

4) Cảnh cho chữ
Là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” à Nghệ thuật đối lập đặc sắc :
Việc cho chữ là một việc thanh cao… >< diễn ra trong ngục tối;
Người nghệ sĩ sáng tạo >< “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” và là tử tù sắp ra pháp trường;
Một sự đảo lộn: người tử tù đứng ở tư thế bề trên, uy nghi lồng lộng>< còn quản ngục và thơ lại, những kẻ có quyền thế, lại kính cẩn , trọng vọng người tù
à Sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của thiên lương đối với tội ác, của cái đẹp đối với sự xấu xa, nhơ bẩn.
à Cái đẹp có thể sản sinh từ đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với tội ác.

- Anh (chị) có nhận xét gì về bút pháp xây dựng nhân vật, bút pháp miêu tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân?

5) Nghệ thuật
- Bằng nhiều yếu tố NT (giọng điệu, cách miêu tả, ngôn ngữ…), N.Tuân đã rất thành công trong việc dựng cảnh, dựng người của một thời vang bóng.
- Nhân vật HC được khắc họa theo lối vừa trực tiếp, vừa gián tiếp (bút pháp “vẽ mây nẩy trăng”)
- Sử dụng phong phú, chọn lọc, chính xác tuyệt vời hệ thống từ cổ và ngữ âm cổ à tạo không khí cổ kính, trang nghiêm của một thời đã qua.

* Hướng dẫn HS tổng kết:
- Phát biểu cảm nghĩ của anh (chị) về nhân vật HC.
- Vì sao có thể nói qua truyện ngắn CNTT, Nguyễn Tuân khẳng định sự bất tử của cái đẹp, cái thiện và bộc lộ tấm lòng yêu nước thiết tha thầm kín?
III- GHI NHỚ (sgk)
III-HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ
Viết đoạn văn: câu 1, phần Luyện tập, tr 99
Soạn bài: “Hạnh phúc của một tang gia”

File đính kèm:

  • doc041,42 - CHU NGUOI TU TU.doc