Tiết 90,91: Đọc văn Chí Phèo (Nam Cao)

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 90,91: Đọc văn Chí Phèo (Nam Cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 90,91: Đọc văn
CHÍ PHÈO
 (Nam Cao)
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
	- Trên cơ sở nắm được sơ lược truyện Chí Phèo (nội dung cốt truyện, giá trị bao trùm), hiểu rõ diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở.
	- Từ đó, hiểu được tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ và tài năng xây dựng nhân vật, cách thức trần thuật sáng tạo của Nam Cao qua đoạn trích trong SGK.
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
 I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
 - Kiểm tra bài cũ:
Phân tích bản chất bất nhân, giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” ở thành thị những năm trước CM trong đoạn trích Hạnh phúc một tang gia.
Phân tích nghệ thuật trào phúng đặc sắc trong đoạn trích Hạnh phúc một tang gia.
 - Kiểm tra vở soạn của 2HS ( có cho điểm )
 II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI:

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn
- HS đọc phần Tiểu dẫn và nêu một vài nét về tác giả Nam Cao.
- GV nhấn mạnh một số điểm đáng ghi nhớ. (Quê hương, gia đình ; cuộc đời; đặc điểm con người Nam Cao; những thành công nghệ thuật (nội dung, nghệ thuật) …)
- HS tóm tắt truyện ngắn Chí Phèo, GV bổ sung thêm những chi tiết cần thiết.
I- TIỂU DẪN
1) Tác giả: Nam Cao (1917-1951) là nhà văn hiện thực xuất sắc, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam.
2) Tóm tắt tác phẩm Chí Phèo.
3) Vị trí đoạn trích (sgk)

* Hướng dẫn HS đọc - kể tác phẩm.
- GV hướng dẫn HS cách đọc cho phù hợp với giọng điệu và nội dung truyện.
- Gọi 1 HS kể tóm tắt đoạn trích.
* Hướng dẫn HS thảo luận, giải đáp câu hỏi trong phần Đọc-hiểu.

- Cách giới thiệu nhân vật Chí Phèo của Nam Cao rất ấn tượng và độc đáo. Hãy phân tích.
- Tại sao mọi người không chửi lại CP? Tìm hiểu ý nghĩa đằng sau tiếng chửi của CP.

II- ĐỌC – HIỂU



1) Hình tượng nhân vật Chí Phèo
a) Giới thiệu nhân vật: 
- Chi tiết: 
CP ngất ngưởng trong cơn say, vừa đi vừa chửi: chửi trời, chửi đời, chửi “đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn”, chửi cả làng Vũ Đại…
“Không ai lên tiếng cả”
- Nhận xét: 
Giới thiệu nét đặc trưng độc đáo của nhân vật: say và chửi.
Hé cho người đọc thấy tình trạng bi đát của CP (một con người – vật quái gở, kỳ dị, đơn độc, ở tận cùng của sự khổ đau đang trút lên cuộc đời tất cả những hằn học, phẫn uất của mình)
à Gây ấn tượng sâu đậm cho người đọc.



- Trước khi đi ở tù, CP đã sống ntn? 










- Sau khi đi tù về, CP đã biến dạng đi ntn? 








- Sự thay đổi của CP có giá trị tố cáo hiện thực mạnh mẽ. Hãy phân tích.


b) Sự thay đổi của CP sau khi đi tù về
- Đoạn đời trước khi đi ở tù
Cảnh ngộ đáng thương, hắn là kẻ khốn cùng của làng Vũ Đại khốn khổ.
Sống lương thiện bằng chính sức lao động của mình “hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ”
Là thanh niên có lòng tự trọng…
Mơ ước có cuộc sống bình dị “chồng cày thuê, cuốc mướn, vợ dệt vải…”
à Người lao động lương thiện, chân chính.
- Sau khi đi tù về: trở thành con người khác
Hình dạng: khi xưa, tác giả không tả nhưng CP hẳn có một thân hình đẹp; hiện tại, hắn có dáng dấp của một tay anh chị
Tính cách: trước hắn “lành như đất, giờ ngỗ ngược, dữ tợn…
Hành động: 
Triền miên trong cơn say…
Chuyên rạch mặt ăn vạ, ăn quịt…
Trở thành tay sai đắc lực của Bá Kiến, con quỉ dữ của làng Vũ Đại.
* Tóm lại, bọn cường hào và nhà tù thực dân đã làm tan nát cả nhân hình lẫn nhân tính của con người. Tội ác của chúng là biến người thành quỉ.

- Sau khi gặp Thị Nở, Chí Phèo trở thành một con người như thế nào ? Trước sự săn sóc và tình thương yêu của Thị Nở, tâm trạng của Chí Phèo đã diễn biến ra sao ?







- Việc thay đổi ở CP có hợp lí không ?












c) Sự hồi sinh của Chí Phèo
- Sự hồi sinh của Chí Phèo
Cảm giác: CP nghe lại những âm thanh của đời sống. 
Cảm xúc:
Nhớ lại giấc mơ xưa
Cảm thấy mình già nua, đơn độc và tâm hồn nhuốm một nỗi lo.
Khát vọng: “Giá cứ mãi thế này thì thích nhỉ”. CP muốn làm hoà với mọi người àkhát khao trở về làm người lương thiện.
- Nguyên nhân:
Tình yêu mộc mạc, chân thành của Thị Nở
Thị Nở là người đàn bà “xấu ma chê quỉ hờn” nhưng ở thị có dòng suối yêu thương ngọt ngào mà suốt đời CP chưa gặp. (bút pháp lãng mạn)
Chi tiết bát cháo hành (CP xúc động đến mức trào nước mắt vì lần thứ nhất trên đời hắn được một người đàn bà yêu thương, chăm sóc…)
Trận ốm đã góp phần làm “thay đổi về sinh lí, cũng làm thay đổi cả tâm lí của CP”. (hắn cảm thấy cơ thể yếu đuối, rũ rượi, nhất là cảm nhận sự cô độc đang đến…)
* Tóm lại, CP đã hồi sinh trở lại làm người với tất cả những năng lực vốn có của con người: cảm xúc, thương yêu, ước mơ… nhờ sức mạnh cảm hóa của tình thương.

- Ai là kẻ đã chặn con đường trở lại làm người lương thiện của CP? Theo anh (chị), bà cô Thị Nở có đáng trách không?













- Vì sao CP không đi giết “con khọm già” như đã định mà xách dao thẳng đến nhà BK ? Có phải vì CP say?







- Theo anh (chị), hành động giết BK của CP có đúng không? Đấy có phải là hành động có tính chất lưu manh ?




- Có người cho rằng hành động tự sát của CP thể hiện sự bế tắc của chính Nam Cao. Ý kiến của anh (chị) ?





- Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao thể hiện qua đoạn trích này có gì sâu sắc, mới mẻ ?

d) Bi kịch của CP
- Con người trở lại làm người lương thiện vừa mở ra trước mắt CP đã bị chặn đứng lại.
Nguyên nhân trực tiếp: do bà cô Thị Nở ngăn cản " định kiến của xh và lòng thiếu khoan dung của mọi người.
Nguyên nhân sâu xa: xh TD nửa PK (bọn cường hào ác bá và nhà tù TD)
CP uống rượu và “hắn ôm mặt khóc rưng rức” " thấm thía nỗi đau.
à Bi kịch của con người không được công nhận quyền làm người.
à Nam Cao đưa kết cấu TP thêm lên một tầng làm cho nỗi đau sâu hơn, giá trị tố cáo cao hơn.
- CP xách dao đi trả thù
CP xách dao thẳng đến nhà BK
Khác với mọi lần, lần này CP ra đi khi nhân phẩm đã được phục hồi, CP tỉnh táo.
Nhận thức rõ kẻ thù, kẻ đã cướp đi nhân hình, nhân tính và quyền làm người của CP
Hai câu nói: “Tao muốn làm người lương thiện”, “Ai cho tao lương thiện?” à dõng dạc lên án BK, đòi quyền làm người.
CP đâm chết BK, rồi tự sát 
Ý thức nhân phẩm đã trở về, CP không muốn trở lại kiếp sống thú vật như trước nữa.
Xung đột giai cấp ở nông thôn hết sức gay gắt, không gì có thể xoa dịu được.
Cái chết thảm khốc của CP trên ngưỡng cửa trở về cuộc đời có ý nghĩa tố cáo mãnh liệt, sâu sắc.
* Tiểu kết:
CP là điển hình cho người nông dân lương thiện bị lưu manh hóa, bị hủy diệt nhân tính.
Giá trị nhân đạo sâu sắc: nhà văn phát hiện và nâng niu những đốm sáng lương thiện trong tâm hồn con người, ngay khi tưởng như họ bị xh vô nhân đạo biến thành quỉ dữ.

- Nêu và phân tích những thành công về mặt NT của đoạn trích.
2) Về nghệ thuật đoạn trích
- Khám phá, miêu tả thế giới nội tâm sâu sắc, tinh vi.
- Cốt truyện hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính và luôn biến hóa.
- Cách trần thuật linh hoạt, phóng túng.

III- GHI NHỚ (SGK)


III-HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ
Viết đoạn văn : Nhận xét về giá trị hiện thực và nhân đạo của đtrích
Soạn bài: Viết một đoạn văn phản bác



File đính kèm:

  • doc050,51,52 - NAM CAO- CHI PHEO.doc