Tiết 93, 94 : Đọc văn Ngục Kon Tum ( Trích ) Lê văn Hiến

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 93, 94 : Đọc văn Ngục Kon Tum ( Trích ) Lê văn Hiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 93, 94 : Đọc văn
NGỤC KON TUM
( Trích )
	Lê văn Hiến
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Thấy rõ sự đàn áp dã man của bọn thực dân với cuộc đấu tranh của tù nhân và tinh thần dũng cảm, quên mình vì đồng đội của người chiến sĩ cách mạng. Từ đó hiểu sâu sắc nguyên nhân thắng lợi của cách mạng, cái giá vô cùng lớn lao của cuộc sống hạnh phúc ngày hôm nay.
- Bước đầu nắm được cách triển khai tình tiết, sự kiện, diễn biến hành động của nhân vật trong một tác phẩm báo chí (thể kí sự).
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
 I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
 - Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra vở soạn của 2HS ( có cho điểm )
 II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn
- HS đọc phần Tiểu dẫn và nêu một vài nét về tác giả Lê Văn Hiến và tác phẩm Ngục Kon Tum.
- GV nhấn mạnh một số điểm đáng ghi nhớ. (Lê Văn Hiến là chiến sĩ cộng sản từng chịu cảnh tù đày khắc nghiệt, man rợ…; kí sự là thể loại ghi nhanh một cách trung thực và khách quan về người thực, việc thực…; kể thêm một số chi tiết trong TP về tội ác của nhà tù TDP …)
I- TIỂU DẪN
1) Tác giả: Lê Văn Hiến (1904-1997) là một chiến sĩ cộng sản, từng giữ nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền của Nhà nước.
2) Tập kí sự Ngục Kon Tum.
- Phanh phui tội ác của bọn thực dân đối với tù chính trị.
- Ca ngợi tinh thần tranh đấu của các chiến sĩ cách mạng.

* Hướng dẫn HS đọc - kể tác phẩm.
- GV hướng dẫn HS cách đọc cho phù hợp với giọng điệu và nội dung đoạn trích.
- Cho HS đọc phân vai.
* Hướng dẫn HS thảo luận, giải đáp câu hỏi trong phần Đọc-hiểu.
- Bọn thực dân đã mưu toan và hành động như thế nào để đưa những người tù CM đi Đắc Pao ?

II- ĐỌC – HIỂU


1) Mưu toan và hành động của bọn thực dân 
- Toan tính thâm độc: đưa tù chính trị lên Đắc Pao làm đường nhằm:
 + Đường sá mở ra để bọn thực dân dễ bề càn quét, cai trị, dập tắt phong trào CM ở Tây Nguyên.
 + Lợi dụng điều kiện sống và làm việc rất nghiệt ngã ở đấy để sát hại dần những ngườichúng coi là hiểm họa của xã hội.
- Hành động rất tàn ác:
 + Hành động bất ngờ để tù nhân không kịp trở tay đối phó (“kêu riêng một số 40 người để ở nhà…” (tr129))
 + Tàn bạo, sẵn sàng đàn áp, bắt giết thẳng tay những người chống lại chúng 
▪ Hình ảnh tên đội Mu-léc tàn bạo và đầy kinh nghiệm trong việc theo dõi và đàn áp tù nhân.
▪ “Chỉ trong mấy phút đồng hồ mà trong số 40 người hết 16 người chồng chất với nhau trên vũng máu tươi” ( tr 131)

- Tinh thần đoàn kết dũng cảm đấu tranh, hi sinh quên mình của những người tù CM biểu hiện ra sao ? Hình tượng nào đẹp nhất, đáng cảm phục nhất ?





































2) Tinh thần đoàn kết dũng cảm đấu tranh, hi sinh quên mình của những người tù CM 
- Cuộc đấu tranh có tổ chức, hoàn toàn thống nhất trong ý chí và hành động, của những người chung một lí tưởng cao đẹp, sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng.
 + Hiểu rõ ý định và âm mưu thâm độc của bọn thực dân (“đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó” (tr 129); Lời tố cáo của Nguyễn Lung (tr 130)) " Sự sáng suốt, tỉnh táo 
 + Tinh thần bất khuất không chịu bị đày đoạ theo ý đồ thâm độc của bọn TD (“Phải, chúng tôi không đi cũng chết,…” (tr 130); họ đồng thanh hô to khẩu hiệu: “Phản đối đi Đắc Pếch” (tr 130) )
 + Đồng sức đồng lòng chống lại kẻ thù (“Nhà phạt vây nhau đứng giữ quyết không cho lính vào cưỡng bức một người nào” (tr129); “anh em ở sau tiến lên, vừ tiến vừa hô khẩu hiệu phản đối… người thứ hai ngã, người saulại tiến lên… dũng cảm đương đầu với súng đạn” (tr 131))
à Khúc tráng ca về lòng dũng cảm, về sức mạnh tinh thần to lớn của những người chiến sĩ CM.
- Hình ảnh anh Trương Quang Trọng
 + Là hình ảnh tiêu biểu cho người trí thức trẻ tuổi vì thiết tha yêu nước, căm thù bọn giặc tàn bạo mà đi làm CM.
 + Trong gian nguy càng sáng tỏ phẩm chất anh hùng, dám nhận lấy trách nhiệm đứng ở tuyến đầu của cuộc chiến đấu và dám hi sinh.
 à TQT là một trong những hình tượng đẹp nhất của dòng vhCM 1930-1945.
Tiểu kết:
à Sự đàn áp dã man của bọn thực dân với cuộc đấu tranh của tù nhân và tinh thần dũng cảm, quên mình vì đồng đội của người chiến sĩ cách mạng. 
Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng, cái giá vô cùng lớn lao của cuộc sống hạnh phúc ngày hôm nay

- Cách trần thuật diễn biến sự kiện, sử dụng ngôn từ của loại văn kí sự qua đoạn trích này có gì đáng chú ý ?
3) Về nghệ thuật viết kí sự của đoạn trích
- Lựa chọn những tình tiết, sự kiện tiêu biểu, liên quan chặt chẽ với nhau.
- Sự miêu tả mang tính xác thực, khách quan.
III- GHI NHỚ (SGK)
III-HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ
 - Trả bài số 5
 - Soạn bài ĐTBB : +Cha con nghĩa nặng – Hồ Biểu Chánh.
 + Vi hành – NAQ ; Tinh thần thể dục - NCHoan

File đính kèm:

  • doc093,94 - NGUC KON TUM.doc