Tiết 94, Văn bản Tôi yêu em

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 94, Văn bản Tôi yêu em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn: 2/3/08
Tiết 94, Văn bản TÔI YÊU EM Ngày dạy: /3/08
 A - Puskin
A/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: 
Nắm bắt được một sô nét cơ bản về A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin.
Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của bài thơ cả về nội dung tâm tình lẫn ngôn từ nghệ thuật.
B/ Phương tiện dạy học:
SGV, SGK, S bài tập, sách tham khảo
Thiết kế bài giảng.
C/ Phương pháp dạy học:
Kết hợp vấn đáp, thảo luận, giảng giải.
D/ Tiến trình lên lớp:
Ổn định tổ chức – kiểm tra sĩ số:
Kiểm tra bbài cũ: (5’)
Đọc thuộc lòng một trong bốn bài thơ đọc thêm.
Nêu nội dung của bài thơ đó.
Bài mới: Từ khi loài người biết yêu và biết làm thơ đã có thơ về tình yêu. Tình yêu là đề tài luôn luôn xưa cũ và cũng luôn luôn mới mẻ. Mỗi thi nhân khi đến với đề tài huyền diệu này đều có những phát hiện riêng. Những bài thơ tình hay nhất không hẳn là những bài thơ có hình thức đẹp đẽ, ngôn từ bóng bẩy,… mà điều quan trọng là tiếng nói chân thành nơi trái tim yêu đã làm rung động bao trái tim khác khi họ đến với tình yêu tạo nên một sự cộng hưởng sâu xa trong tâm hồn nhân loại. Tôi yêu em của Pu-skin là một bài thơ như thế. Bằng một cách nói giản dị, chân thành, Pu-skin đã dạy cho con người biết yêu một cách cao thượng và nhân văn.
TG
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
10’
 HĐ1 I – ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:

HD đọc – hiểu văn bản
-Nêu những nét cơ bản về Pu-skin?

+ Sinh ra trong gia đình quý tộc lâu đời tại Mát-xcơ-va.
+ Sớm tiếp những tư tưởng tiến bộ và cũng nổi tiếng với nhiều bài thơ yêu nước. Vì những bài thơ “chống đối” Nga hoàng -> bị đày xuống miền Nam (1820-1824), rồi đày lên miền Bắc (1825-1826), năm 1827 nạn lưu đày được giảm.
+ Pu-skin bị sát hại trong một cuộc đấu súng khi 31t (do âm mưu của chính quyền Nga hoàng)
-Em biết gì về bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin?



1. Tác giả:
- Tên đầy đủ là A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837)
- Pu-skin là nhà thơ Nga thiên tài, người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học và nền văn học Nga phong phú, đậm đà tính dân tộc.
- Pu-skin mê làm thơ từ nhỏ, 15 tuổi đã có thơ đăng báo. Nhà thơ nổi tiếng Giu-côp-xki đã coi Pu-skin là “người khổng lồ tương lai”.
- Khát vọng tự do thấm đượm trong thơ Pu-skin. Oâng là người ca sĩ của tự do. Pu-skin còn là ca sĩ của tuổi trẻ. Tình bạn, tình yêu là cảm hứng trong rất nhiều sáng tác của ông.
- Tên tuổi Pu-skin đã trở thành biểu tượng của văn hoá Nga, thơ ông gần gũi mọi tâm hồn Nga. Gorki coi Pu-skin là “khởi đầu của mọi khởi đầu”, còn Gô-gôn thì ch rằng Pu-skin sinh trước thời đại mình hai trăm năm.


2. Tác phẩm:
- Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin. Được viết từ cảm hứng của một câu chuyện tình có thật của ông.
- Bài thơ vốn không có nhan đề, nhan đề Tôi yêu em là do người dịch đặt.
- Bài thơ trích từ Pu-skin, thơ trữ tình, NXB Văn học Hà Nội 1986.

 HĐ2 II- ĐỌC - KHÁM PHÁ VĂN BẢN:
3’
HD Đọc - khám phá văn bản
HD đọc: thể hiện giọng đọc phù hợp: lời từ giã – giãi bày, bộc bạch những cảm xúc phức tạp vươn tới cái cao cả trong bài thơ. Cụ thể: câu 1-2: chậm, ngập ngừng, vừa như thú nhận, vừa như tự nhủ; câu 3-4: mạnh mẻ, dứt khoát như lời hứa, lời thề; câu 5-6: day dứt, buồn đau, kiêm nghiệm; câu 7-8: mong ước thiết tha mà điềm tĩnh.
HS đọc văn bản-> GV đọc.
-Bài thơ có kết cấu như thế nào? Kết cấu đó có ý nghĩa gì? Tâm trạng chung của nhân vật trữ tình trong bài thơ là tâm trạng gì?
(Bài thơ được chia làm mấy phần? Nêu ý chính.)

 






Bài thơ được sắp xếp liền mạch 8 câu, không chia thành các khổ thơ. Toàn bài có 2 câu thơ lớn, mỗi câu gồm 4 dòng. Như vậy, trên thực tế bài thơ như gồm hai phần, cả hai phân đều bắt đầu bằng một cụm từ tôi yêu em. Thoạt nhìn tưởng như ý quẩn, trùng lặp, đọc kĩ mới thấy ý thơ ào ạt trào lên, con sóng sau dữ dội, mãnh liệt hơn con sóng trước. Hình thức tuy lặp lại nhưng cảm xúc có sự khác biệt.

* Bố cục: Hai phần
- Phần 1: (Bốn câu đầu): Lời giã từ và giải bày về một mối tình đơn phương, không thành.
- Phần 2: (Bốn câu cuối): Lời giã bày và lời nguyện cầu cho em.
12’
Khi phân tích chúng ta cũng sẽ phân tích theo bố cục trên.
Bốn câu thơ đầu

-Mở đầu bài thơ tác giả viết Tôi yêu em. Phân tích tác dụng nghệ thuật của câu Tôi yêu em. Tại sao người dịch không dịch là anh yêu em cho tình cảm thêm thắm thiết? Hoặc ngược lại Tôi yêu cô, thể hiện mức độ thân thiết còn hạn chế hoặc sự rụt rè của chàng trai?
(Thảo luận)
Giáo viên giảng =>


-Em có suy nghĩ gì về tình cảm của nhân vật trữ tình sau lời giãi bày Tôi yêu em?





-Nếu ở hai câu thơ đầu là tình cảm nồng cháy của nhân vật trữ tình với em thì mạch cảm xúc ở hai câu tiếp theo thật bất ngờ. Hãy chỉ ra sự bất ngờ đồng thời cho biết cái hay của mạch cảm xúc đó.
-Tôi yêu em -> Một lời bộc lộ chân thành xuất phát từ con tim trung thực, báo hiệu một tình yêu thực sự.
=>Tôi yêu em nói lên mối quan hệ vừa gần vừa xa, vừa rụt rè vừa đằm thắm.



Tôi yêu em là cách nói không mới nếu không nói đã trở nên rất quen thuộc và xưa cũ. Trong lịch sử ngôn ngữ học, từ khi loài người biết yêu đã có cụm từ này. Tuy nhiên, với mỗi người khi bước vào tình yêu nó luôn luôn mới, đặc biệt ở cách thể hiện. Con người luôn chờ mong ở đó những khao khát, đam mê, hồi hộp, những ngọt ngào, tha thiết.
- “có thể”, “chưa hẳn”-> một sự khẳng định pha chút cấn nhắc dè dặt. Nhân vật trữ tình bày tỏ một tình yêu, một say mê mang dáng vẻ âm thầm, dai dẳng, dấu hiệu của những cảm xúc vững bền của một trái tim chung thuỷ. 
- Ngọn lửa tình -> chưa tàn phai: tình yêu mãnh liệt, có lúc đằm thắm, âm ỉ (nhưng đó là cái âm ỉ của một ngọn núi lửa lúc nào cũng có thể dâng trào).
=>Thể hiện một tình yêu kiên trì, tha thiết nồng nàn.


- Nhưng -> tạo mạch thơ chuyển đột ngột. Thể hiện lí trí, cái dồn nén của cảm xúc. Cần phải dập tắt ngọn lửa tình yêu.
=> Bận lòng, gợn bóng u hoài ->đây là lí trí, sự dồn nén của cảm xúc. Lời thơ như tự nhắc nhủ, một sự ý thức về tình yêu của mình và cũng như một lời nói bên trong đầy dịu dàng, trân trọng với hồn em.
 Đằng sau nó là nỗi niềm chua xót của thân phận, vì nếu tình yêu thương không đem lại hạnh phúc, niềm vui mà chỉ là những nỗi băn khoăn, buồn bã cho người mình yêu thì nên chấm dứt tình yêu đó -> có sự chế ngự của lí trí đối với tình yêu, có cái cao thượng, tế nhị của tình yêu, có cái tôn thờ, sùng kính của bậc nam nhi đối với người phụ nữ. =>Đây chính là sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm: lí trí mách bảo đừng buồn nhưng tình cảm vẫn luôn hướng vào em.
=> có thể nói: Tình yêu đó chấm dứt vì nhiều lí do, nhưng các lí do đầy dịu dàng, trân trọng và cao thượng ấy đối với người phụ nữ dễ mấy ai có được.
11’
Nếu bốn câu thơ đầu, cảm xúc có xu hướng bị dồn nén, bị lí trí chi phối thì ở bốn câu thơ sau, mạch cảm xúc lại tuôn trào, không tuân theo mệnh lệnh của lí trí, khẳng định một tình yêu mãnh liệt. => để làm rõ vấn đề trên, chúng ta tìm hiểu bốn câu thơ còn lại.
Bốn câu thơ cuối:

-Điệp ngữ Tôi yêu em có tác dụng gì? Hai câu 5-6 thể hiện tâm trạng gì của nhân vật trữ tình? Vì sao lại xuất hiện tâm trạng ấy?


-“Trên đời này không có trò tra tấn nào – Đau đớn hơn những giày vò khắc nghiệt của ghen tuông”. (Pu-skin)
- Yêu nhau, yêu cả lối đi – ghét nhau, ghét cả tông chi họ hàng.
-Yêu nhau con mắt …… 
-Tôi muốn mùi thơm của nước hoa – mà cô thường ….. lại qua.

-Tại sao có thể nói câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị? Nhưngc ý nghĩa mà em rút ra được từ câu thơ?
Thảo luận
-Tôi yêu em (điệp ngữ) -> không chỉ nối liền mạch cảm xúc, tâm trạng giữa hai khổ thơ mà tiếp tục khẳng định và giãi bày tâm trạng, tình yêu đơn phương của chủ thể trữ tình sang những biều hiện khác.
-Khi, lúc -> diễn tả những trạng thái tình yêu biến đổi vô cùng dồn dập. Nhân vật bộc lộ một tình yêu âm thầm, không hi vọng; vừa khẳng định lại nét âm thầm, vừa nhấn mạnh không hi vọng.=> như thể hiện mối tình đơn phương.
 =>Tình yêu ấy diễn ra với nhiều sắc thái muôn thưở: nỗi đau khổ âm thầm, niềm tuyệt vọng, lòng ghen tuông giày vò. Hai câu thơ mang tính chất thú nhận: tình yêu của mình chưa lụi tắt chứ không phải là đang bùng cháy mãnh liệt.
(Có ai đã từng nói: lòng ghen tuông như con rắn độc, nó bóp nghẹt trái tim, bởi vì ghen tuông trong tình yêu dẫn đến mất sáng suốt; như Hoạn Thư hành hạ Thuý Kiều.
- Điều bất ngờ ở hai câu thơ là nhân vật trữ tình mặc du yêu chân thành đằm thắm vẫn cầu mong cho người yêu có được người yêu như tôi đã yêu em. Theo lôgic thông thường, người ta sẽ cầu mong cho người mình cũng yêu mình. Tình yêu cao thượng đã khiến nhân vật trữ tình vượt lên trên cái lôgic thông thường đó, mang đến cho câu thơ nhiều hàm chứa ý vị:
 + Yêu và trân trọng người mình yêu bởi nếu em không yêu tôi thì em đâu có lỗi. Có chăng là vì thần tình yêu đùa ác bắn mũi tên tình ái vào trái tim tôi mà không qua trái tim em.
 + Câu thơ như một lời nhắn nhủ: em hãy yêu người yêu em chân thành, đằm thắm nhất, như tôi đã yêu em.
 + Câu thơ có ý vị mỉa mai: nếu không có sự can thiệp của siêu nhiên thì vị tất nữ nhân vật còn gặp được một tình yêu khác giống như thê -> điều đó có nghĩa: không một ai yêu em như tôi đã yêu em.
 + Câu thơ còn biểu hiện một niềm hi vọng, một khát vọng thánh thiện giàu tính nhân văn: tình yêu chân thành lẽ nào không được đền đáp. Em cứ đi tìm. Tôi vẫn chờ đợi. Có thể em chưa nhận ra tôi chính là tình yêu thượng đế mang đến cho em nhưng rồi một ngày nào đó em sẽ nhận ra. Đó chính là sự gặp gỡ giữa hai trái tim cao cả.
=> Tóm lại: nhân vật trữ tình đã vượt lên thói ích kỉ tầm thường. Câu thơ đưa tình yêu lên ngôi, làm sáng chói nhân cách của nhân vật trữ tình: yêu tha thiết, mãnh liệt và trong sáng vô cùng, cao thượng vô cùng.
3’
 HĐ3: TỔNG KẾT

Bài thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì về tâm hồn Pu-skin nói riêng, về tình yêu nói chung? Sức hấp dẫn của bài thơ là gì?
Thảo luận


Đọc ghi nhớ.
1.Nghệ thuật: Lời giãi bày tình yêu của Pu-skin được thể hiện bằng hình thức giản dị mà tinh tế. Chất thơ của bài thơ chính là sự thành thực của người làm thơ”lòng nhân ái làm xúc động lòng người ở vẻ diễm lệ nghệ thuật của nó” (Biêlinxki).
2. Nội dung: Tôi yêu em phảng phất nỗi buồn của mối tính đơn phương nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha. Bài thơ dạy cho người ta biết yêu một cách cao đẹp.
1’
 HĐ3: DẶN DÒ:

GV dặn hs
-Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
-Tiết sau học bài đọc thêm bài thơ số 28 của Tago. -> soạn bài.








File đính kèm:

  • docBai toi yeu em.doc