Tiết 98 – đề kiểm tra 1 tiết (môn ngữ văn 7) thời gian: 45 phút

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4826 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 98 – đề kiểm tra 1 tiết (môn ngữ văn 7) thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 98 – ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (Môn ngữ văn 7)
Thời gian: 45 phút
A. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA
- Kiểm tra mức độ chuẩn kiến thức kỹ năng phần văn từ tuần 19 đến hết tuần 24:
+ Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số câu tục ngữ Việt Nam và các văn bản nghị luận đã học.
+ Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm nghị luận hiện đại Việt Nam.
+ Kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ, nghệ thuật đối, nghệ thuật lập luận, cách bố cục chặt chẽ trong viết.
B. HÌNH THỨC KIỂM TRA
	Kiểm tra viết - tự luận
C. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ

Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

1. Tục ngữ
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Tục ngữ về con người và xã hội
Nhận diện một số câu tục ngữ.
Hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của một câu tục ngữ Việt Nam.



Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 1 
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ : 10%

 


Số câu: 2
Số điểm:2
 = 20% 
2. Văn nghị luận
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật của một văn bản nghị luận.

Chứng minh giá trị nội dung, nghệ thuật của một văn bản nghị luận.
Suy nghĩ 
của bản thân về một ND trong một VB nghị luận đã học.

Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
	
Số câu: 1
Số điểm: 1 
Tỉ lệ : 10%

Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 5 
Tỉ lệ: 50 %

Số câu: 3
Số điểm: 8
 = 80% 
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 2
20%
 
 
Số câu: 1
Số điểm: 2

Số câu: 1
Số điểm: 5
50%
 
Số câu: 5
Số điểm: 10 
100%


ĐỀ 1: (Học sinh làm bài vào đề)

Phần 1. Trắc nghiêm (2 điểm): khoanh tròn vào một phương án đúng.

1. Trong các câu dưới đây, câu nào không phải tục ngữ?

A. Lạt mềm buộc chặt.
C. Ăn trắng mặc trơn.
B. Uống nước nhớ nguồn.
D. Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
 
2. Câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” nêu lên:

A. Kinh nghiệm trong sản xuất.
 C. Giá trị của các yếu tố trong sản xuất.
B. Thứ tự các yếu tố quan trọng,cần thiết đối với nghề trồng lúa nước.
 D. Tình yêu đối với lao động sản xuất.

3. Trong những câu tục ngữ sau, câu nào không nói về việc học?

A. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
 C. Không cày không có thóc, không học không biết chữ.
B. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
 D. Có học mới hay, có cày mới biết

4. Nối các câu tục ngữ có ý nghĩa gần gũi nhau ở cột A với cột B.

Cột A

Cột B
 1. Một mặt người bằng mười mặt của.
1…………
a. Một miếng khi đói bằng một gói khi no
2. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
2…………
b. Có học mới biết, có đi mới đến.

3. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
3…………
c. Người làm ra của, chứ của không làm ra người.
4. Lá lành đùm lá rách.

4…………
d. Một lời nói, một đọi máu.
5. Lời nói, gói vàng.

5…………
e. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.

Phần 2. Tự luận (8 điểm)

1. Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, tác giả Hồ Chí minh đã dùng trình tự lập luận dẫn chứng nào để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân? (4 điểm)
2. Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu chứng minh lòng yêu nước của dân tộc ta. (4 điểm)




ĐỀ 2: (Học sinh làm bài vào đề)

Phần 1. Trắc nghiêm (2 điểm): khoanh tròn vào một phương án đúng.

1. Trong những câu tục ngữ sau, câu nào không nói về việc học?

A. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.

C. Không cày không có thóc, không học không biết chữ.
B. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
D. Có học mới hay, có cày mới biết

2. Trong các câu dưới đây, câu nào không phải tục ngữ?

A. Một lượt tát, một bát cơm.
C. Mặt dơi tai chuột.
B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
D. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

 3. Câu tục ngữ “Nhất thì, nhì thục” Khuyên người làm ruộng điều gì?

A.Không được sao nhãng việc đồng áng.
C.Không được sao nhãng việc đồng áng và quyên thời vụ .
B. Không được quyên thời vụ.
D. Phải làm cho đất tốt.

4. Nối các câu tục ngữ có ý nghĩa gần gũi nhau ở cột A với cột B.

Cột A

Cột B
1. Lời nói, gói vàng.

1…………
a. Một miếng khi đói bằng một gói khi no
2. Lá lành đùm lá rách.

2…………
b. Có học mới biết, có đi mới đến.

3. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
3…………
c. Người làm ra của, chứ của không làm ra người.
4. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
4…………
d. Một lời nói, một đọi máu.
5. Một mặt người bằng mười mặt của.
5…………
e. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.

Phần 2. Tự luận (8 điểm)

1. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm văn Đồng đã dùng những dẫn chứng nào để chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ trong đời sống, trong quan hệ với mọi người? (4 điểm)
2. Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu chứng minh lòng yêu nước của dân tộc ta. (4 điểm)

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM- TIẾT 98- KIỂM TRA VĂN
ĐỀ 1
Phần 1. Trắc nghiêm (2 điểm): khoanh tròn vào một phương án đúng.
Câu 1,2,3 mỗi câu đúng cho 0,25 điểm ; câu 4 mỗi ý đúng cho 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
B
B
1 - c ; 2 - e ; 3 - b ; 4 - a ; 5 - c
Phần 2. Tự luận (8 điểm)
1. Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, tác giả Hồ Chí minh đã dùng trình tự lập luận dẫn chứng nào để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân? (4 điểm)
- Trình tự lập luận: Trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại. (0,5 điểm)
+ Trong lịch sử: Nêu ra các tấm gương anh hùng dân tộc (Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…). (1 điểm)
+ Hiện tại: Nêu những việc làm, hoạt động của mọi giới, mọi tầng lớp nhân dân.(Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi; từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức ở hậu phương, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân cho đến các bà mẹ chiến sĩ; Từ những nam nữ công nhân và nông dân cho đến những đồng bào điền chủ) .(2,5 điểm)
 2. Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu chứng minh lòng yêu nước của dân tộc ta. (4 điểm)
Yêu cầu:
- Về nội dung: Lòng yêu nước của dân tộc ta (có dẫn chứng)
- Về hình thức: Đoạn văn từ 7 đến 10 câu, diễn đạt rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp.
ĐỀ 2:
Phần 1. Trắc nghiêm (2 điểm): khoanh tròn vào một phương án đúng.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
C
C
1 - d ; 2 - a ; 3 - b ; 4 - e ; 5 - c
Phần 2. Tự luận (8 điểm)
1. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm văn Đồng đã dùng những dẫn chứng nào để chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ trong đời sống, trong quan hệ với mọi người? (4 điểm)
- Bữa cơm, đồ dùng: (1,5 điểm)
+ vài ba món giản đơn.
+ Khi ăn không để rơi vãi hạt cơm nào.
+ Ăn xong, cái bát sạch và thức ăn được sắp tươm tất.
- Cái nhà: (1 điểm)
+ Vài ba phòng, luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn
- Lối sống: (1,5 điểm)
+ Suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc từ việc nhỏ đến việc lớn.
+ Ít người giúp việc, luôn tự làm việc.
+ Đặt tên cho các đồng chí giúp việc những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng.
2. Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu chứng minh lòng yêu nước của dân tộc ta. (4 điểm)
(Giống đề 1)

Đề 3
1. Hãy chép lại hai câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất mà em biết. (1 đ)
2. Em hiểu câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng như thế nào? (1 đ)
3. Trình bày ngắn gọn giá trị nghệ thuật của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh). (1đ)
4. Tác giả đã chứng minh sự giàu có và phong phú của Tiếng Việt trong bài văn Sự giàu đẹp của Tiếng Việt như thế nào? (2đ)
5. Viết một bài văn ngắn (10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.(5đ)
 
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: 1đ:
Học sinh chép lại chính xác hai câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. (Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu 2: 1 đ.
HS nêu được: Câu tục ngữ đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai đối với con người.
Câu 3. 1 đ.
Bằng dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc khỏng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược, bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.
Câu 4: (2 điểm) 
* HS chứng minh được: sự giàu có và phong phú của Tiếng Việt:
- Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
- Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu.
- Dồi dào về cấu tạo từ ngữ, uyển chuyển trong cách đặt câu.
Câu 5: (5điểm) 
 * HS viết được bài văn ngắn(10-15 dũng) đảm bảo được các ý sau:
 1. yêu cầu chung:
 - Bài văn có bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ. Trình bày hợp lý. Không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
 - Nội dung sinh động, hấp dẫn, giầu cảm xúc. nêu những cảm nhận sâu sắc về hình ảnh người lính trong bài thơ.
2. Yêu cầu cụ thể:
 - Biểu hiện của đức tính giản dị của Bác.
 - Giản dị là một trong những phẩm chất cao quí của Bác Hồ.
 - Đó là một cuộc sống phong phú, cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình.
* Biểu điểm: 
	- Điểm 5: Bài viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng. Nội dung sâu sắc. Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp.
	- Điểm 4: Hành văn mạch lạc, bố cục bài hợp lý, nội dung đầy đủ. Còn mắc một vài lỗi chính tả, ngữ pháp.
	- Điểm 3: Bài viết đủ ba phần, nội dung còn sơ sài, còn mắc một vài lỗi chính tả.
	- Điểm 1- 2: Bố cục chưa hoàn chỉnh, diễn đạt yếu, còn mắc nhiều lỗi.
	- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề.


Đề 4
Phần I: Trắc nghiệm:(3 điểm)
Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (mỗi câu đúng được 0,25đ.)
1.Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?
A. Khoai đất lạ, mạ đất quen.
B. Chớp đông nháy nháy, gà gáy thì mưa.
C. Một nắng hai sương.
D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân.
2. Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì?
A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên
B. Công việc lao động sản xuất của nhà nông.
C. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.
3. Câu tục ngữ nào trong các câu sau đây đồng nghĩa với câu "Thâm đông, hồng tây, dựng may, Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi"?
A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
B. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
C. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa.
D. Mống đông, vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.
4. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được trích trong báo cáo chính trị của:
A. Phạm Văn Đồng
B. Chủ Tịch Hồ Chí Minh
C. Trường Chinh
D. Nông Đức Mạnh
5. Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập đến tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào?
A. Trong công cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
B. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
C. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng việt
D. Cả A và B
6. Trình tự lập luận sau đây có trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đúng hay sai? Hãy điền số theo thứ tự lập luận đúng?
 Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

 Bổn phận của chúng ta ngày nay	

 Lòng yêu nước của đòng bào ta ngày nay

 Lòng yêu nước trong quá khứ và dân tộc

A. Sai B. Đúng
7. Chứng cớ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ?
A. Chỉ vài ba món giản đơn.
B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.
C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
8. Người đọc người nghe còn được biết sự giản dị của Bác Hồ thông qua chính những tác phẩm văn học do Người sáng tác, đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
9. Vì sao tác giả coi cuộc sống của Bác Hồ là cuộc sóng thực sự văn minh?
A. Vì đó là cuộc sống đề cao vật chất
B. Vì đó là cuộc sống đơn giản
C. Vì đó là cách sống mà tất cả mọi người đều có
D. Vì đó là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình.
10. Dòng nào không phải là nội dung Hoài Thanh đề cập đến trong bài viết của mình?
A. Quan niệm của Hoài Thanh về nguòn gốc văn chương.
B. Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ văn chương.
C. Quan niệm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
D. Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại văn học.
11. Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu cảu văn chương là gì?
A. Cuộc sống lao động của con người.
B. Tình yêu lao động của con người.
C. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
D. Do lực lượng thần thánh tạo.
12. Từ "cốt yếu" (trong câu "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài" ) được Hoài Thanh dùng với ý nghĩa nào khi nói về nguồn gốc của văn chương?
A. Tất cả B. Một phần
C. Đa số C. Cái chính, cái quan trọng nhất
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Chép chính xác 3 câu tục ngữ đã học và nêu nội dung.
Câu 2 (4 điểm): 
 - Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác. Dựa vào văn bản em hãy phân tích.
 - Suy nghĩ của em về ý nghĩa của đức tính giản dị trong đời sống.

Đáp án
Phần I: Trắc nghiệm:(3 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
C
D
D
B
D
A
B
A
D
D
C
C
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: yêu cầu HS chép chính xác 3 câu tục ngữ và nêu được nội dung, mỗi câu đúng (1,0 điểm)
Câu 2: 
* HS phân tích và chứng minh được đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện trên các phương diện: 
- Sinh hoạt, lối sống, việc làm:
+ Bữa ăn chỉ có vài ba món đơn giản...
+ Cái nhà sàn chỉ có vài ba phòng, hòa cùng thiên nhiên.
+ Việc làm: từ việc nhỏ đến việc lớn, ít cần đến người phục vụ
+ Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp.
+ Giản dị trong lời nói bài viết.
* Liên hệ được đức tính giản dị trong đời sống


File đính kèm:

  • docTiet 98 KT van 7 dap an.doc
Đề thi liên quan