Tiết 98 : Làm văn Thảo luận lớp, tổ

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 98 : Làm văn Thảo luận lớp, tổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 98 : Làm văn 
THẢO LUẬN LỚP, TỔ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Hiểu được yêu cầu, cách thức tham gia thảo luận.
- Biết tìm và phát biểu ý kiến mới góp phần làm cho vấn đề thảo luận thêm sáng tỏ
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
I- ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA:
 - Kiểm tra vở soạn của 3 HS
II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Hãy kể các tình huống mà em đã từng tham gia thảo luận.
- Hãy cho biết lí do và mục đích của một cuộc thảo luận
I. Các tình huống thảo luận
1. Các tình huống (SGK)
2. Lí do và mục đích của các cuộc thảo luận.
- Có vấn đề còn chưa được sáng tỏ hoặc còn nhiều ý kiến chưa thống nhất với nhau
- Nhằm đi đến một giải pháp, một quan điểm thống nhất, tốt nhất.

- Tổ chức cho HS đọc đoạn văn bản ghi lại một cuộc thảo luận trích từ Nam triều công nghiệp diễn chí và trả lới các câu hỏi trong SGK trên cơ sở một số định hướng kiến thức sau:
a. Về tình huống thảo luận: Quân của Tiết chế Thuận Nghĩa lâm vào hoàn cảnh khó khăn “ lòng quân chán nản, lòng dân li tán”, chưa tìm được quyết sách đánh hay không đánh, tiến hay lui, nếu đánh thì phải đánh như thế nào?
b,c. Các ý kiến của các tướng lĩnh đều xoay quanh việc phân tích “ý dân và lòng quân” nhằm tìm ra kế sách hợp lí nhưng từng ý kiến có khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau.
+ ý kiến của Trấn thủ Đại Thắng và tiên phong thủy quân Vân Long thiên về phép “hành binh”, nghĩa là thiên về mặt dùng sức mạnh quân sự, đánh nhanh, thắng nhanh với những biện pháp quyết liệt. 
+ ý kiến của Đốc chiến Chiêu Vũ và tham mưu Cống Đồng lại thiên về phép “dụng binh”, nghĩa là không lấy sức mạnh vũ lực làm chính mà chủ yếu phải đánh vào lòng người “cho quân giữ vững đồn trại, lấy ơn mà cố kết lòng người, lấy tín mà chiêu phủ gần xa”
d. Các ý kiến đều có lập luận sắc bén với thái độ, quan điểm dứt khoát. Thái độ đó còn thể hiện qua giọng nói,cử chỉ, điệu bộ của người tham gia thảo luận:
VD: 
q Chiêu Vũ : 
+ nghe bọn Vân Long nói thế, bèn đứng dậy nói
+ Gọi Đại Thắng và Vân Long là “hai tướng quân” 
" Ôn hòa, đúng mực.
q Đại Thắng: 
+ nghe Chiêu Vũ nói, tỏ ý bực tức, nghiêm giọng đáp.
+ Gọi Chiêu vũ là “Ông đốc chiến”
" Nóng nảy, thiếu sự điềm đĩnh, ôn hòa.
- Tổ chức cho HS làm BT 2 (phần II tr 156)
theo gợi ý của SGK.
- Thông qua việc tìm hiểu hai cuộc thảo luận trên, em hãy nêu cách thức tham gia phát biểu thảo luận 


- Gọi một HS đọc lại phần Ghi nhớ (SGK) 
II. Cách tiến hành thảo luận
1. Đọc và tìm hiểu ngữ liệu








































2. Yêu cầu và cách thức tham gia phát biểu thảo luận
(ý 2 và ý 3, phần Ghi nhớ (SGK) ) 


III. Luyện tập (HS làm ở nhà)


III- HƯỚNG DẪN HS CHUẨN BỊ BÀI MỚI
- Làm các bài tập 1 & 2, phần Luyện tập (SGK tr 157, 158)
- Ôn bài, chuẩn bị làm bài viết số 6 - thể loại: Nghị luận phản bác



File đính kèm:

  • doc098- THAO LUAN LOP, TO.doc