Tiểu sử về Nhà thơ Tố Hữu

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu sử về Nhà thơ Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tố Hữu     
Thơ » Việt Nam » Tố Hữu



Nhà thơ Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920 tại làng Phù Lai, gần cố đô Huế. Tố Hữu đến với thi ca khá sớm, từ năm 18 tuổi. Cùng năm đó, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 4/1939, ông bị quân Pháp bắt. Tháng 3/1942, ông vượt ngục Đác Glây, tiếp tục hoạt động cách mạng ở Thanh Hóa. Cách mạng tháng Tám, Tố Hữu làm Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Huế. Năm 1946, tập thơ đầu tay Từ ấy ra đời, tập hợp các tác phẩm viết từ 1937 đến 1946, chia làm ba phần Máu lửa (27 bài), Xiềng xích (30 bài) và Giải phóng (14 bài). Ba phần thơ là ba chặng hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Chặng đầu là cái nhìn hiện thực, tố cáo xã hội đương thời, gắn với lòng say mê lý tưởng xóa áp bức bất công, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, nhân ái. Chặng thứ hai là thơ trong tù, với những bài thơ xuất sắc của một tâm hồn chiến sĩ đa cảm. Chặng cuối là thơ vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa và cách mạng thành công - những bài thơ say đắm, sôi sục và hào hùng. Với Từ ấy, Tố Hữu lấy lại lòng tin vào đường lối văn học cách mạng cho cả nhà văn lẫn bạn đọc, khẳng định phẩm chất thẩm mỹ mới của thơ Việt Nam. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, thơ Tố Hữu với các bài Phá đường, Bầm ơi... cùng với thơ ca của phong trào quần chúng đã trở thành một gợi ý có sức thuyết phục về phương pháp sáng tác hiện thực - lấy cuộc sống thực tế làm cốt lõi của thơ, hướng cảm xúc của công chúng vào những tình cảm cao cả đánh giặc cứu nước. Tập thơ Việt Bắc là tiếng hát của toàn dân kháng chiến. Với lời thơ bình dị, Tố Hữu đã đi từ tâm tình cá thể đến tâm tình của cộng đồng, phát hiện và biểu dương những tình cảm cao cả. Từ Việt Bắc, hình ảnh người dân yêu nước được khắc họa và trở thành biểu tượng mỹ học cho một giai đoạn thơ ca. Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, những kế hoạch 5 năm xây dựng đất nước được triển khai. Tập thơ Gió lộng thể hiện nỗi niềm phấn chấn của người xây dựng đất nước: "Gió lộng đường khơi rộng đất trời". Thời kỳ này, thơ Tố Hữu cũng lộng gió, đó là gió của tâm hồn với Em ơi Ba Lan, Mẹ Tơm, Người con gái Việt Nam, Tiếng chổi tre... Ra trận là tập thơ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đề tài mở rộng như đánh dấu những sự kiện chính trị, quân sự của đất nước, trong đó có Lá thư Bến Tre, có lời dặn của anh Trỗi, có kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du, có nước mắt khóc Hồ Chủ Tịch... Mỗi bài thơ cho thấy Tố Hữu có khuynh hướng khái quát thời đại. Ông hướng tới những tình cảm phổ quát, cộng hưởng được với lòng người. Đề tài trong thơ ông rất thời sự mà ý thơ thấm thía, sâu, bền. Tập thơ gần đây nhất của Tố Hữu là Một tiếng đàn. Ông vẫn thủy chung với nguồn đề tài của đời sống cách mạng, của toàn đất nước. Đôi khi tưởng chạm tới một điều gì riêng tư của tuổi cuối đời nhìn lại: "Đêm cuối năm riêng một ngọn đèn". Ở tập thơ này, Tố Hữu trở về bút pháp nội tâm, rất gần với thời kỳ Từ ấy. Có một sự đấu tranh nội tâm rất mạnh: "Mới bảy mươi sao đã gọi là già". Bút pháp không tung hoành hào sảng mà trầm xuống trong chiêm nghiệm. Trong cái bình đạm của giọng thơ, có sức rắn lại của ý chí: "Ta lại đi, như từ ấy ra đi /Lòng hăm hở tưởng như mình trẻ lại". Sau một thời gian bệnh nặng, ông đã tạ thế vào 9h15' ngày 9/12/2002 tại Bệnh viện 108. Tố Hữu được coi là con chim đầu đàn vạch hướng cho cả nền thi ca Việt Nam hiện đại. Có những giai đoạn, thơ ông đã trở thành chỗ dựa tâm hồn cho mọi người. Ông từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ. 
1. Đời đời nhớ Ông
3. Bài thơ cuối cùng của Tố Hữu
 
2. Bốn mươi năm về thăm làng Thượng
4. Hỏi cụ Ngáo
 
Gió lộng (1961) 
1. Ba bài thơ trăng
7. Mẹ Tơm
13. Quê mẹ
2. Ba mươi năm đời ta có Đảng
8. Mùa thu mới
14. Thù muôn đời muôn kiếp không tan
3. Bài ca mùa xuân 1961
9. Người con gái Việt Nam
15. Tiếng chổi tre
4. Cánh chim không mỏi
10. Nhà Lê-nin
16. Tiếng ru
5. Em ơi... Ba Lan
11. Phạm Hồng Thái
17. Trước Krem-lin
6. Hoa tím
12. Qua Liễu Châu
18. Xưa... nay
Một tiếng đờn (1992) 
1. Anh cùng em
25. Duyên thầm
49. Ngọn lửa
2. Ánh sao mù
26. Gửi theo anh Xuân Diệu
50. Ngày và đêm
3. Đảng và thơ
27. Giao thừa
51. Nhớ Chế Lan Viên
4. Đồng Tháp Mười
28. Hậu Lộc
52. Nhớ về anh
5. Đồng Thoại Sơn
29. Hà Trung
53. Nhà hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
6. Đêm cuối năm
30. Hát trên dàn khoan dầu
54. Như Xuân
7. Đêm thu quan họ
31. Hôn anh
55. Nuôi trăn
8. Đêm trăng Năm Căn
32. Hiên ngang Cu-ba
56. Phút giây
9. Đêm xuân 85
33. Hoằng Hoá
57. Quảng cáo
10. Bảy mươi
34. Lạ chưa ?
58. Quảng Xương
11. Bài thơ đang viết
35. Lạc đường
59. Sáng đầu năm
12. Ca vui
36. Làng Thượng
60. Sta-lin-grát anh hùng
13. Cẩm Thuỷ
37. Lòng anh
61. Ta lại đi
14. Cái bánh đời
38. Luy Lâu
62. Tĩnh Gia
15. Có một ngày như thế
39. Một khúc ca xuân
63. Thật giả
16. Chị bí thư nhà máy
40. Một nhành xuân
64. Toà án Mỹ
17. Chị và em
41. Một thoáng Cà Mau
65. Trưa tháng tư, Sài Gòn
18. Chợ Đồng Xuân
42. Một tiếng đờn
66. Vườn cam Tường Lộc
19. Chào năm 2000!
43. Mới
67. Vườn nhà
20. Chân lý vẫn xanh tươi
44. Mừng ta, mừng bạn
68. Xưởng nhà
21. Chân trời mới
45. Màu tôi yêu
69. Xuân đang ở đâu...
22. Chùa Hương
46. Nông Cống
70. Xuân đấy
23. Dầu và máu
47. Ngẫu hứng
71. Xuân hành 1992
24. Dưỡng sinh
48. Ngọc Lặc
 

Máu và hoa (1977) 
1. Gửi Miền Nam
6. Sta-lin-grát, một ngày xuân
11. Vui thế hôm nay...
2. Cây hồng
7. Việt Nam máu và hoa
12. Bài ca quê hương
3. Thăm trại Ba Vì
8. Nước non ngàn dặm
13. Với Đảng, mùa xuân
4. Gặp anh Hồ Giáo
9. Đường của ta đi
 
5. Rôm hoàng hôn
10. Toàn thắng về ta
 
Ra trận (1972) 
1. Ê-mi-ly, con
9. Giữa ngày xuân
17. Tấm ảnh
2. Đường vào
10. Hãy nhớ lấy lời tôi
18. Từ Cuba
3. Bài ca lái xe đêm
11. Kính gửi cụ Nguyễn Du
19. Táo rụng
4. Bài ca xuân 68
12. Lá thư Bến Tre
20. Tâm sự
5. Bác ơi!
13. Mẹ Suốt
21. Theo chân Bác
6. Có thể nào yên?
14. Một con người
22. Tiếng hát sang xuân
7. Chiếc áo xanh
15. Miền Nam
23. Tiễn đưa
8. Chuyện thơ
16. Những ngọn đèn
24. Xuân sớm
Từ ấy (1946) 
1. Ý xuân
16. Hai đứa trẻ
31. Như những con tàu
2. Đời thơ
17. Hồ Chí Minh
32. Từ ấy
3. Đêm giao thừa
18. Hồn chiến sĩ
33. Tâm tư trong tù
4. Đông
19. Hãy đứng dậy
34. Tương tri
5. Đông Kinh nhuộm máu
20. Hi vọng
35. Tháp Đổ
6. Đi
21. Huế tháng tám
36. Tiếng chuông nhà thờ
7. Đi đi em!
22. Khi con tu hú
37. Tiếng hát đi đầy
8. Ba tiếng
23. Lao Bảo
38. Tiếng hát sông Hương
9. Bà má Hậu Giang
24. Lão đầy tớ
39. Tiếng sáo Ly Quê
10. Chiều
25. Ly rượu thọ
40. Trăng trối
11. Con cá Chột Nưa
26. Mồ côi
41. Vú em
12. Con chim của tôi
27. Một tiếng rao đêm
42. Xuân đến
13. Dậy mà đi!
28. Nhớ đồng
43. Xuân lòng
14. Dửng dưng
29. Nhớ người
44. Xuân nhân loại
15. Giờ quyết định
30. Những người không chết
 
Việt Bắc (1954) 
1. Bầm ơi!
8. Cho đời tự do
15. Mưa rơi
2. Bắn
9. Em bé Triều Tiên
16. Phá đường
3. Bà Bủ
10. Giữa thành phố trụi
17. Sợ
4. Bà mẹ Việt Bắc
11. Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
18. Sáng tháng Năm
5. Bài ca của người du kích
12. Lại về
19. Ta đi tới
6. Bài ca tháng mười
13. Lên Tây Bắc
20. Việt Bắc
7. Cá nước
14. Lượm
21. Voi


File đính kèm:

  • docTố Hữu1.doc