Tìm hiểu hang động Việt Nam

doc53 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tìm hiểu hang động Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Hà TÂY
Động hương tích
Hương Tích - động đẹp nổi tiếng nhất nằm trong khu di tích danh thắng Hương Sơn, thuộc địa phận huyện Mỹ Đức, cách Hà Nội 70km. 
Từ chùa Giải Oan, du khách lại tiếp tục cuộc hành trình khoảng 2,5km lên động vào chùa Hương Tích (còn gọi là chùa Trong). Hướng lên động có nhiều chỗ quanh co, lúc lên dốc, lúc xuống dốc càng gần tới động thì dốc càng cao. Lên tới bậc đá cao nhất đứng nhìn xuống, du khách sẽ nhìn thấy một vòm hang rộng, sâu, hun hút trông giống như hàm của một con rồng, đó là động Hương Tích
Qua cổng, đi xuống 120 bậc đá là vào tới lòng động. Ngay ở khoảng giữa, gần cửa ra, vào, có một nhũ đá gọi là đụn gạo. Đi sâu vào một chút có một lối lên Trời và một lối xuống âm phủ. Trong động, những măng đá, nhũ đá rủ xuống tạo thành muôn hình vạn dạng, người xưa thoả sức để đặt tên: nong tằm, né kén, chuồng lợn, ao bèo, cây vàng, cây bạc, đầu cô, đầu cậu... Bên cạnh những công trình điêu khắc thiên nhiên còn có những công trình điêu khắc nhân tạo, giá trị nhất là pho tượng Phật Bà Quan Thế Âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn.
 Hương Tích là một động đẹp nổi tiếng và đã được chúa Trịnh Sâm (thế kỷ XVII) tự tay đề năm chữ Hán lên cửa động: "Nam Thiên đệ nhất động” (động đẹp nhất trời Nam).
2. Hà NAM
	NGũ Động sơn
Ngũ Động Sơn thuộc xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng.
Từ thị xã Phủ Lý, đi ngược thuyền sông Đáy 8km là đến động, hoặc từ Phủ Lý qua cầu Hồng Phú, theo quốc lộ 21, đến cây số 8 là tới cửa động.
Ngũ Động Sơn là năm hang nối liền nhau tạo thành một dãy động liên hoàn có chiều dài hơn 100m trong một lòng quả núi. Núi này có tên là núi Cuốn Sơn (Quyển Sơn) vì liên quan tới truyền thuyết về lá cờ của Lý Thường Kiệt bay lên núi và cuốn lại trên núi. Núi còn có tên là Cấm Sơn vì núi này rất thiêng, không ai dám động vào một cây cỏ, cành khô trên núi, trên núi tương truyền có cỏ thi để chữa bệnh nên núi còn gọi là Thi Sơn. Hang Ngũ Động nằm trong lòng núi Cấm thuộc địa phận xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng. 
Trong các động có rất nhiều thạch nhũ hình thù khác nhau, kiểu dáng xuất hiện, màu sắc, da nhũ, độ xốp, độ bóng của các hình nhũ cũng rất khác nhau. Có cái mọc chồi từ vách động, khe động, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái nhô lên từ mặt nền. Có những nhũ đá ẩn sâu vào bóng tối, khi có ánh đuốc rọi vào, do hơi nước phản chiếu, ánh lửa ngời lên như châu ngọc. Có những phiến thạch nhũ bên trong rỗng, có nhiều hang hốc ăn thông với nhau, khi đánh vào nghe như tiếng đàn, tiếng trống, tiếng chiêng. Nếu bề dày của phiến đá lớn, chúng sẽ phát ra những âm thanh trầm, còn nếu bề dày của những phiến đá mỏng hơn thì chúng sẽ phát ra những âm thanh trong trẻo ngân nga. 
Trên các bức vách của động thiên nhiên kỳ thú đã vẽ nên nhiều cảnh tượng đẹp, gợi những tưởng tượng sinh động về cuộc sống con người và cuộc sống xung quanh. Động 4 có một lối nhỏ ra một cái giếng có độ sâu vừa phải, nước trong vắt, có thể nhìn thấy cá đang bơi. Đây có thể là nơi tiêu nước của toàn động trong quá trình lòng núi bị bào mòn và rất có thể đáy giếng có đường ăn thông ra sông Đáy ở phía dưới chân núi Cấm. Lối vào động thứ 5 có những thạch nhũ tạo thành 3 cái cửa tự nhiên cách biệt nhau bởi những cột đá, mỗi cửa có thạch nhũ rủ xuống như những chiếc rèm cửa, có cửa có hình thạch nhũ như đôi voi đang chầu.
Núi Cấm, do không ai chặt cây cối nên đã giữ được một thảm thực vật phong phú, có nhiều cây to, nhiều cây dây leo phủ kín đồi. Trên đỉnh núi còn có một bàn cờ thiên tạo bằng đá. Từ đây có thể phóng tầm mắt ra xa để bao quát toàn bộ vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của vùng nước non này.
HANG LuồN – AO DONG
Hang Luồn ở cách Ngũ Động Sơn 1km. Đây là một hang nước rất đẹp, dài 500m, rộng 20-30m. Để vào trong hang du khách phải đi thuyền. Ao Dong nằm trong lòng hang rộng khoảng 0,7ha. Xung quanh Hang Luồn là núi cao, rừng rậm cảnh quan tuyệt đẹp. Tới đây du khách được trở về với thế giới của thiên nhiên, không khí thoáng đãng, chim hót véo von, rất vui và sinh động.Thắng cảnh này là hội tụ của các loài chim về đây xây tổ và trú ngụ
3. nINH BìNH
Tam Cốc - Bích Động
Động nằm trong dãy núi Ngũ Nhạc Sơn thuộc địa phận thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. 
Năm 1773, cụ Nguyễn Nghiễm (thân sinh của đại thi hào Nguyễn Du) đã đến thăm động.
Nhìn toàn cảnh núi, động, sông nước, đồng ruộng, bầu trời ở đây đều phủ một màu xanh ngợp mắt nên cụ đã đặt cho động một cái tên rất đẹp và mộng mơ Bích Động (có nghĩa là động Xanh). Đến đây du khách sau khi viếng thăm chùa, con thuyền nhỏ sẽ đưa du khách đi quanh co trong hang núi huyền ảo. Bích động đã được mệnh danh là Nam Thiên đệ nhị động (động đẹp thứ nhì ở trời Nam).
Khu du lịch Tam Cốc – Bớch Động (Ninh Bỡnh) - một nơi cú nhiều hang động đẹp.
Từ Bích động du khách tiếp tục ngồi thuyền đi thăm Tam Cốc. Tam Cốc nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba. Lúc thuyền luồn vào ba hang, du khách sẽ cảm thấy mát lạnh. Thạch nhũ từ trần hang rủ xuống lô nhô óng ánh như những khối châu ngọc kỳ ảo
Động Tiên
Vị trí: Động ở thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách Bích Động gần 1km. 
Đặc điểm: Đến thăm động Tiên, còn có tên gọi là động Móc, du khách sẽ như lạc bước vào chốn bồng lai, tiên cảnh, được khám phá và hoà mình vào khung cảnh tự nhiên kỳ thú. 
Động gồm có ba hang lớn, rộng, và cao vời vợi. Đường vào động phải đi qua một khe hang nhỏ, mấp mô. Trần động là vân đá, nhũ đá rủ xuống lấp lánh nhiều sắc màu. Nhiều khối nhũ đá từ trên trần rủ xuống nền động cao hơn chục mét tựa như những rễ cây đa cổ thụ. Nhiều nhũ đá được đặt tên như : cây tiền, cây thóc, ông tiên, cô tiên, con voi, con hổ, kỳ đà... Xung quanh vách động và trên nền cũng có rất nhiều măng đá, nhũ đá. Những nhũ đá được thiên nhiên chạm trổ vừa phóng khoáng, vừa tinh xảo mà sống động. Đứng từ bên ngoài nhìn vào, dưới ánh sáng kỳ ảo động Tiên như một lâu đài nguy nga tráng lệ trong huyền thoại.
Động HOA SƠN
Động Hoa Sơn là một trong những động đẹp của tỉnh Ninh Bình nằm ở thôn áng Ngũ, xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư. Động nằm ở lưng chừng núi, thuộc dãy núi phía đông nam kinh thành Hoa Lư xưa.
Du khách lên thăm động phải bước qua 153 bậc đá, lên độ cao gần 70 mét so với chân núi. Lối lên động có nhiều cây cổ thụ làm cho phong cảnh êm dịu, mát mẻ. Càng lên cao, không khí càng trở nên thoáng nhẹ.
Đứng trước cửa động, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thiên nhiên có non cao, động thẳm, sông ngòi kỳ thú. Thiên nhiên như đã ưu ái riêng chốn này để che chở, bảo vệ kinh đô thời Đinh - Lê cách đây hơn 10 thế kỷ.
Tương truyền, thời nhà Đinh, động là nơi nuôi ấu Chúa, nên còn có tên là Phôi Sinh Tự. Nhân dân vùng này quen gọi là Chùa Bà Đẻ. Người dân ở đây thấy động đẹp đã lấy làm chùa thờ Phật. Động chính là một ngôi chùa thiên tạo. Động cao sâu nên chùa càng rộng lớn. Ngôi nhà bảo tàng tự nhiên này có nhiều pho tượng đẹp và những nhũ đá kỳ thú. 
Trước cửa động, ở bên phải có hai pho tượng bằng đá được đánh bóng nhẵn thờ hai ông bà có công tu sửa chùa, tên là Nguyễn Hữu Non và Lê Thị Sánh. Tượng ông Nguyễn Hữu Non ngồi theo thế nhà Phật, tay phải cầm chiếc quạt giấy mở ra trước ngực, tay trái để trên đùi. Tượng bà Lê Thị Sánh cổ đeo tràng hạt, hai bàn tay để dưới tràng hạt. Văn bia khắc ở vách núi phía bên trái cho biết ông bà sửa chùa năm 1815.
Vào thời Nguyễn, vua Tự Đức trong chuyến tuần du ra Bắc Hà, nghe đồn ở đây có chùa đẹp đã ghé thăm. Nhà vua vào động lễ Phật, thấy động kỳ ảo nên đã đổi tên động thành Hoa Sơn Động.Từ đấy động được gọi là Động Hoa Sơn hay Chùa Hoa Sơn. Nhà vua còn lệnh cho quan sở tại tập hợp lại các ngôi mộ thuộc Hoàng tộc nhà Đinh và những người có công với triều Đinh, cho xây lăng Nghĩa Chủng ở khu đất rộng chừng 3 mẫu. Hiện nay, lăng Nghĩa Chủng xây bằng đá vẫn còn, nằm ở phía đông nam, cách động Hoa Sơn chừng 150 mét. Nhà vua cũng truyền cho quan sở tại cấp 2 mẫu ruộng ở phía đông bắc động, giao cho nhân dân địa phương trồng cấy hằng năm, lấy lương thực để cúng tế trong chùa, gọi là ruộng Phù Tự.
Cửa động Hoa Sơn có mây vờn, sương phủ linh thiêng, nước rơi tí tách quanh năm từ các nhũ đá. Cửa tiền của động, chiều ngang 12 mét, chiều cao khoảng 20 mét, có cây Đa Bà rễ thả trước cửa động. Bên trái cửa tiền có chiếc khánh đá to, gõ vào nghe trầm bổng âm u như tiếng chiêng. Chiều dài của động bằng chiều ngang của núi, khoảng 100 mét, xuyên qua núi, có ba hang liền nhau, tam cấp, từ thấp lên cao là: Hang Hạ, hang Trung và hang Thượng.
Vào cửa tiền, bước lên cao gần 3 mét mới đến hang Hạ. Hang Hạ là một ngôi chùa thiên tạo. ở đây thờ Phật, có nhiều tượng Phật sơn son thếp vàng lộng lẫy.
Hai bên chùa là hai lối lên hang Trung. Du khách bước lên 10 bậc đá, cao gần 6 mét là đến hang Trung. Đây là nơi có cảnh sắc thiên tạo tuyệt vời. Hang Trung giống như một ngôi nhà vòm cao rộng, chiều cao khoảng trên 30 mét. Trần hang là những khối đá hình vòm nhẵn lỳ như đánh bóng. 
Từ nền hang Trung nếu dựng đà giáo sẽ lên được trần hang và bước vào một hang nữa nằm trên đỉnh hang Trung. Hang này cũng rộng và dài đều là những vòm đá nhẵn lỳ tạo thành.
Từ hang Trung bước lên độ cao hơn 8 mét nữa mới đến hang Thượng. Hang Thượng nhỏ hơn, cửa hang ở phía tây lại thấp, chỉ cao bằng đầu người. Bước lên cao gần 2 mét nữa, du khách mới ra được cửa hậu hình loe, nhỏ hơn cửa tiền. Nền cửa hậu là một lớp đá phẳng, có độ cao so với chân núi khoảng trên 100 mét, không có lối xuống núi. Đứng ở đây, du khách phóng tầm mắt ra xa là thấy những cánh đồng lúa xanh mướt và dãy núi Trường Sơn trùng điệp nhấp nhô xám nhạt. Quả là cứ đi lên cao dần, vẻ đẹp thần tiên lại hiện thêm ra.
Động Hoa Sơn là động xuyên qua núi nên lúc nào cũng có sương sa, gió thổi. Trong động mùa hè mát mẻ, mùa đông lại ấm áp. Du khách đến đây tâm linh như được trở về với cội nguồn, hòa nhập với thiên nhiên thanh tao, cao khiết, để rồi chất ngất, đắm say, có cái giây phút tĩnh lặng thiêng liêng
Động ĐịCH LộNG
 Địch Lộng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, được khám phá từ năm 1739. trong động có một nhũ đá hình tượng Phật nên người dân đã lập bàn thờ Phật. Đến năm 1740, động đươc biến thành chùa để thờ Phật. Lòng động rộng chừng 10 gian nhà .Trong động thờ nhiều tượng Phật, tượng La Hán, tượng Hộ pháp đặt trên các bệ đá . Đặc biệt có hai bức tượng Phật được tạc bằng đá nguyên khối rất đẹp. Động gồm có ba hang nối liền nhau. Hang ngoài thờ Phật rồi đến hang Tối, hang Sáng.Vào động Lịch Động, du khách như lạc vào rừng nhũ đá.Có nhũ đá mang hình dáng voi uống nước, voi chầu, hổ phục, phượng múa, rồng uống nước, khỉ cõng conMỗi không gian của vách động, trần động là một bức tranh nghệ thuật, hội tụ những tác phẩm chạm khắc trác tuyệt của tạo hoá, của thời gian trên đá.
 Một điều rất độc đáo và lí thú là nhũ đá ở trong động thay đổi màu sắc theo thời gian và ánh sáng mặt trời. Lúc rạng đông chúng có màu hồng, buổi trưa lấp lánh như pha lê như chuyển màu đỏ thẫm khi hoàng hôn. Trong động có lối lên trời, lối xuống âm phủ. Đường xuống âm phủ là con đường rất huyền bí, nước từ các nhũ đá đều đặn nhỏ giọt tạo nên một bản nhạc không bao giờ dứt .
Vẻ đẹp huyễn hoặc, mê hồn ở nơi đây đã được nhiều thi sĩ làm thơ ca ngợi. Vua Minh Mạng đã ban tặng cho động năm chữ Nam thiên đệ tam động (động đẹp thứ ba ở trời Nam).
Động VÂN TRìNH
Động Vân Trình là một trong số hàng chục hang động trên vùng đất ngập nước Vân Long thuộc huyện Nho Quan, Ninh Bình –một khu danh thắng đẹp của thiên nhiên ban tặng .
Động nằm trong một quả núi cao chừng hơn trăm mét .Cửa vào động khoảng lưng chừng núi, cao khoảng 40 m so với mặt đất. Lách qua cửa hẹp theo bậc dẫn xuống động chính. Bạn sẽ bàng hoàng tưởng như lạc vào một mê cung.Bộ sưu tập điêu khắc đá với đủ hình thù, kích cỡ, ở trên trần, trên vách, dưới nền với các nhân vật trong truyện cổ tích, các nhà sư, các vĩ nhân, chim thú  tất cả đều sống động. Dường như chúng bị hoá đá trong khoảnh khắc bởi phép thần. Sâu vào trong ta gặp những Giếng Rồng nước tuôn từ dưới lên ùng ục, trong vắt, mắt lạnh.
Một khoang động khác nhỏ hơn nhưng vẻ đẹp kì vĩ hơn. Các nhũ đá ở đây mọc từ dưới lên tựa những gốc cây bụt mọc .Một luồng ánh sáng trời lọt qua lỗ hổng trên đỉnh chiếu vào động như thực như hư. Nước giọt thánh thót từ trên trần xuống lấp lánh như những hạt ngọc càng làm cho cảnh động thêm huyền diệu.
Một lần đến Vân Trình là dịp khám phá thêm những bí ẩn của tự nhiên, đón nhận cảm giác nhẹ nhõm, khoan khoái bởi không khí trong lành giữa cảnh trời mây, non nước.
4. Hà GIANG
HANG PHƯƠNG THIệN
Vị trí: Hang Phương Thiện thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, cách thị xã Hà Giang 7km xuôi về phía nam. 
Đặc điểm: Là nơi có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều hang động tự nhiên rất hấp dẫn. Tại đây du khách có dịp thưởng thức các loại trái cây đặc sản của vùng như mận, lê, cam, táo Một thứ đặc sản quý khác là chè tuyết san cổ thụ, giống cây chỉ sống trên độ cao 900m.
HANG CHUI
Hang cũng nằm cùng khu vực hang Phương Thiện. Hang Chui ăn sâu vào lòng núi khoảng 100m. Cửa hang hẹp phải lách người mới qua được. Nhưng khi bước vào trong hang là khoang thoáng và rộng, vòm hang cao vút, nhiều nhũ đá rủ xuống tạo nên muôn hình thù. Trong hang cũng là nơi cư trú của đàn dơi. Đi tiếp du khách sẽ thấy một dòng suối dâng cao đổ xuống thành thác trông rất đẹp và ngoạn mục.
Động éN
Động én ở cách thị xã Hà Giang 60km thuộc địa phận huyện Yên Minh.Từ thị xã Hà Giang qua cổng trời Quản Bạ, qua những cánh rừng thông ngập chìm trong sương sẽ tới động én. Động này còn nguyên vẻ hoang sơ nên rất đẹp. Nhiều du khách không khỏi bàng hoàng, sửng sốt khi được trực tiếp chiêm ngưỡng. Đây là một trong những điểm du lịch không thể từ chối khi du khách có dịp tới thăm Hà Giang.
5. LàO CAI
Hang động Tả Phìn
Vị trí: Hang động Tả Phìn nằm ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Đặc điểm: Hang động Tả Phìn là nơi có nhiều giá trị nghiên cứu, khảo cổ và tham quan du lịch.
Bản Tả Phìn cách thị trấn Sa Pa 12km, chếch về phía bắc, nơi có hai dân tộc Dao và H'Mông cư trú.
 Cách trụ sở UBND xã Tả Phìn gần 1km về phía bắc có dãy núi đá vôi, là một nhánh của dãy Hoàng Liên Sơn. Trong dãy núi này có một quả núi nhỏ, dưới chân núi nứt ra một cửa hang, chiều cao khoảng 5m, rộng khoảng 3m, mở ra một lối đi xuyên xuống đất. Đi khoảng hơn 30m trong tối tăm, gập ghềnh sẽ gặp một hang động. Từ đây động chia đi rất nhiều ngả chúc xuống lòng đất chỉ vừa một người chui lọt, nhiều đoạn cheo leo phải bám vào những tai đá, đu người mà lên xuống. Đi theo những vách nhỏ này càng tỏa ra nhiều lối, thậm chí có những ngách đi vòng vèo, rích rắc và cuối cùng vẫn trở về vị trí ban đầu. 
Đi theo đường của vách lớn, ta có thể cảm giác như xuyên lên vách núi, đường đi ngoằn ngoèo, khi lên lúc xuống, chỗ phình to chỗ giống người thiếu phụ đang bồng con, chỗ giống các nàng tiên đang tắm, chỗ giống mâm xôi khổng lồ với những mảng nham thạch xù xì phớt trắng, hệt những mảng san hô bám viền xung quanh, có chỗ giống như những dãy cột nhà trắng mịn buông từ trên nóc xuốngĐặc biệt chỗ rộng nhất lòng động trên vòm cao khoảng 8m, các nhũ đá rủ xuống, đan thành dãy đăng ten uốn lượn, nhấp nhô, long lanh màu ngọc bích, những giọt nước từ đỉnh núi thấm dần rồi đọng lại nơi chóp của nhũ đá thánh thót nhỏ giọt, như điểm từng nhịp trong không gian hư ảo.
 Vào sâu ta gặp một tảng đá lớn nằm hơi nghiêng, trên nền đá in hình những vết chân gà, ngay chóp đá bên phải còn hằn lên những vệt lõm hệt như móng chân ngựa. Một vách đá đối diện, những dòng chữ Pháp được khắc bằng vật cứng, cho đến ngày nay mặc dù bụi thời gian phủ lên ta vẫn còn đọc được.
Hang động Tả Phìn có rất nhiều bí ẩn với chúng ta, cần được bảo vệ và giữ gìn.
Động Cốc San
Vị trí: Động Cốc San thuộc xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. 
Đặc điểm: Cốc San là một hệ thống các thác nước và các hang động to nhỏ khác nhau, vì vậy người ta có thể gọi đây là động Cốc San hoặc thác Cốc San. Đường vào Cốc San rất ngoằn ngoèo, tối và bị lấp bởi những tảng đá, vẻ đẹp của Cốc San vẫn hoàn toàn mang tính chất tự nhiên, hoang sơ.
Nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 7km, Cốc San đã từ lâu được biết đến như một điểm du lịch lý tưởng của người dân thị xã. Từ quốc lộ 4D, một con đường đất nhỏ có chiều dài khoảng hơn 1km dẫn vào Cốc San. Hai bên đường là những cánh đồng nhỏ và làng xóm của dân địa phương. Khi còn cách Cốc San khoảng 300 - 400m, bạn đã có thể nghe được tiếng suối chảy rầm rì. 
Cốc San nằm giữa hai đồi thấp. Khe đồi tạo thành một con suối có độ dốc trung bình, ở đó có những thác nước xếp từ thấp lên cao tựa như những bậc thang. Các hang động ở Cốc San được phân bổ ở rất nhiều nơi và có một điều rất đặc biệt là hầu như ở mỗi gầm một con thác, sau làn nước cong đổ từ trên cao xuống lại có một hang động. Phong cảnh Cốc San hài hoà và khoáng đạt. Mọi người mỗi khi đến đây đều cảm nhận được sự huyền bí diệu kỳ toát lên từ những ngọn thác, những mô đá và những hang động. Cứ độ vài chục mét lại có thác đổ, khoảng cách giữa các thác là những đoạn suối bằng lặng trong xanh chảy giữa hai bờ cát.
Cốc San có những bãi đá gồm nhiều phiến đá nhỏ to khác nhau, nhấp nhô trùng điệp. Đặc biệt có nhiều phiến mặt rất bằng phẳng và rộng lớn có thể ngồi được vài chục người. Khí hậu ở Cốc San rất trong lành và mát mẻ khiến ta có cảm giác thật dễ chịu. Vào những ngày hè hoặc những ngày nghỉ lễ, rất nhiều người đến với Cốc San. Đa số họ là thanh niên, học sinh... Khi đến Cốc San ngoài việc thăm thú các phong cảnh, chụp ảnh... họ còn được tắm mình trong làn nước trong xanh mát lạnh.
Quần thể hang động Mường Vi 
 Cách thị xã Lào Cai 28 km về phía Tây Bắc, qua huyện Bát Xát, tới Bản Vược rẽ trái là đến xã Mường Vi. Xã có thung lũng rộng, xung quanh là những dãy núi đá vôi trùng điệp, tạo thành một quần thể hang động rộng lớn, gọi là quần thể hang động Mường Vi. Đây là một trong những di tích độc đáo và hấp dẫn của tỉnh Lào Cai
Nổi bật là hang Mường Vi. Chiều sâu của hang khoảng hơn 1km, lòng hang rộng có nhiều cửa ra vào.Trong hang nhũ đá trên trần, trên vách rủ xuống lòng hang tạo thành muôn hình kì ảo: có Phật ngồi thiền có các nàng tiên bay, có cảnh bản Mường, ruộng bậc thang, đụn rơm, đụn rạKhi gõ nhẹ vào nhiều nhũ đá vang lên âm thanh như tiếng đàn đá ở Tây Nguyên.
 Trong vô số những hang động của Mường Vi có các động Ná Rin, Cám Rang, Cám Rúm và Cám Tẳm đều khá đẹp và độc đáo. 
Động Ná Rin là động lớn, có rất nhiều nhũ thạch, màu ánh bạc, trong suốt đan xen nhau tạo thành những bức bình phong đẹp. Đầu nhũ thạch là những giọt nước tinh khiết. Giữa hang có dòng suối nhỏ. Trên vách hang là những nhũ đá tựa như những chiếc đèn chùm to nhỏ. 
Động Cám Rang nằm lưng chừng một quả núi ở vị trí cao, ít hơi nước, màu nhũ hơi nâu sẫm, rắn chắc. Phía trong hang là những tảng đá có hình thù giống quả bầu dài và mâm ngũ quả màu vàng trông rất thích mắt. Phía trong động có cổng trời. Trên cổng là dải nhũ đá trông như vương miện với những dải rua cầu kỳ. 
Hấp dẫn không kém là các động Cám Rúm và Cám Tẳm. Hai động này cũng có nhiều tảng đá với những hình thù độc đáo, được phủ bởi nhũ thạch muôn màu. Riêng hang Cám Tẳm chứa đựng nhiều yếu tố dân gian phong phú và hấp dẫn, đồng thời phản ánh đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng dân tộc Giáy.
6. BắC CạN
Hang Thắm Làng
Hang Thắm Làng điểm du lịch tiềm năng của Chợ Mới, Bắc Kạn
 Từ trung tâm xã Yên Hân (Chợ Mới), men theo con đường nhỏ chừng 2km, du khách sẽ tới thôn Nà Làng. Là một xóm nhỏ chỉ có 32 hộ, Là Nàng có những căn nhà sàn xinh xắn thấp thoáng bên vườn cây, chung quanh là rừng xanh bao bọc. Đứng từ xa, ai cũng nhìn thấy phía chân núi là một cây Chò nước đường kính khoảng 3 mét. Ngay gần gốc cây là cửa hang Thắm Làng- một hang động tự nhiên có vẻ đẹp cuốn hút.
Hang Thắm Làng có nhiều cửa thông lên trên đỉnh núi. Ông Hoàng Văn Bích- 52 tuổi, kể lại câu chuyện cách đây hơn 30 năm khi cùng hai người em trai khám phá hang động. Họ đi từ cửa hang trên đỉnh núi xuôi xuống, càng đi càng thấy hang dài và rộng, nhiều nhũ đá với hình thù đẹp mắt, lấp lánh dưới ánh đuốc. Quá mải mê, ba anh em không nhớ đường quay lại. Họ đành tiếp tục đi theo hướng chảy của dòng nước trong hang. Thật bất ngờ, sau hàng giờ đồng hồ họ đã thoát được ra ngoài bởi hang Thắm Làng có một cửa thông ra chân núi. Để đi qua hang, người ta phải vượt qua một cửa nhỏ chỉ vừa thân người chui lọt. Trong ngày gió thổi đổi chiều từ trong ra hoặc từ ngoài vào tuỳ theo thời tiết, người dân đặt tên là cửa gió. Bên trong hang có mạch nước ngầm phun chảy thành suối, bốn mùa không hề cạn nước. Chẳng những có hang đá đẹp, trên núi Thắm Làng vẫn còn lưu giữ được hệ động, thực vật khá phong phú như: khỉ, sơn dương, gà rừng, chim công... Rừng Thắm Làng còn nhiều loại gỗ quý như đinh, sến, táu, đặc biệt còn nhiều cây gỗ nghiến lâu năm. Được thiên nhiên ưu ái như vậy, nên từ xưa đã lưu truyền câu nói Nà Làng gạo trắng nước trong, ai muốn ăn no tắm mát thì lên Nà Làng. Từ đó, người dân trong vùng bắt đầu biết đến hang Thắm Làng như một cảnh đẹp thiên tạo và thường lui tới hang này để thăm thú.
Động Puông
Vị trí: Động Puông nằm trên dòng sông Năng thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách thị trấn Chợ Rã 5km.
Đặc điểm: Động Puông là một điểm du lịch sinh thái đặc biệt, độc đáo và rất hấp dẫn. 
Con sông Năng chảy dưới chân núi đá vôi, giữa những bờ vách đứng xuyên qua núi Lung Nham, nơi đó gọi là động Puông. Thuyền nhỏ luồn trong động Puông chập chờn trong ánh sáng mờ ảo, những thạch nhũ hình thù kỳ lạ hiện lên trước cửa động. Trong động có đàn dơi hàng chục vạn con sinh sống và trú ngụ.
Động Nàng Tiên
Động Nàng Tiên thuộc xã Lương Hạ, huyện Na Rì là một hang động tự nhiên ăn sâu vào lòng núi đá tạo nên một cảnh đẹp thiên nhiên kì thú.
7. LạNG SƠN
Động Nhị Thanh
Vị trí: Nằm ở thành phố Lạng Sơn, gần động Tam Thanh.
Đặc điểm: Là một hang đá tự nhiên từ cửa trước ra cửa sau dài hơn 500m, với nhiều cảnh đẹp kỳ vĩ. 
Động Nhị Thanh gắn liền với danh nhân Ngô Thì Sỹ ông là người phát hiện ra động Nhị Thanh và cho tu sửa tôn tạo thành nơi du ngoạn vào tháng 5/1779. Động Nhị Thanh khá rộng, có nhiều ngóc ngách, nhiều nhũ đá rơi xuống muôn hình vạn dạng. Từ cửa động chính nhìn lên là ngôi chùa Tam Giác thờ cả Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca. Trong động có tượng truyền thần Ngô Thì Sĩ tạc vào vách đá và trên vách động còn ghi nhiều bài ký phú của ông và các danh nhân khác.
Động Tam Thanh
Vị trí: Nằm ở phường Tam Thanh thành phố Lạng Sơn, phía tây phố Kỳ Lừa.
Đặc điểm: Vách động còn khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ nơi đây.
Động Tam Thanh nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. 
 Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ. ý của bài thơ là: Suối trong tuôn chảy trên hàng trăm mỏm đá như đang trò chuyện. Quay lưng lại nhìn sang ngọn núi phía trước thấy hòn Vọng Phu. Trong động có tượng Phật A - di - đà và nhiều nhũ đá ngoạn mục.
8. TUYÊN QUANG
HANG BòNG
Hang nằm trên lưng chừng núi Bòng, dưới chân núi là dòng sông Đáy uốn khúc và không xa là đình Hồng Thái, Tân Trào.Vào năm 1950-1951, Bác Hồ đã ở hang này. Ngày 22/2/1950, Bác Hồ đã ký sắc lệnh tổng động viên nhân tài và vật lực cho kháng chiến . Ngày 25/7/1950, Bác trả lời phỏng vấn của nhà báo về việc Mỹ can thiệp vào Đông Dương. Cũng từ hang này Bác đã chỉ đạo chiến dịch biên giới 1950 và dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai năm 1951.
9. THáI NGUYÊN
Hang Phượng Hoàng, hang Suối Mỏ GÀ 
Vị trí: Hang Phượng Hoàng nằm ở trên núi Phượng Hoàng ở huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 45km theo quốc lộ 1B (Thái Nguyên - Lạng Sơn). Dưới chân núi Phượng Hoàng là hang Suối Mỏ Gà
Đặc điểm: Núi Phượng Hoàng, hang Phượng Hoàng, hang Suối Mỏ Gà là một quần thể thắng cảnh đẹp vào bậc nhất của tỉnh Thái Nguyên bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hang động đẹp.
Từ chân núi lên tới cửa hang Phượng Hoàng phải leo qua một chặng đường dài toàn là đá tai mèo, mất khoảng hơn nửa giờ. Từ dưới nhìn lên, núi có hình hai con chim phượng hoàng nằm ấp nhau. Sở dĩ núi mang tên Phượng Hoàng vì theo huyền thoại ngày xưa trên núi có một đôi chim phượng hoàng sống rất hạnh phúc và chúng đã sinh được hai quả trứng. Ngày ngày, chim bố đi kiếm mồi cho chim mẹ nằm ấp trứng. Một ngày kia mải theo đàn chim mái mới, chim bố đã quên nhiệm vụ và không trở về. Rồi một hôm chợt nhận ra, nó quay trở về nhưng chim vợ đã hoá đá. Quá ân hận, chim bố nằm ở ngọn núi đối diện ngóng sang để mong người vợ trở lại trạng thái bình thường, nhưng đợi mãi nó cũng hoá đá. Từ đó núi mang tên Phượng Hoàng. 
 Lên tới cửa hang, từ đây du khách có thể phóng tầm mắt bao quát được phong cảnh ở vùng này. Hang gồm có 3 tầng: tầng thượng là hang Dơi, tầng giữa gọi là hang Sáng, tầng cuối gọi là hang Tối. Hang Sáng rộng và thoáng, ánh sáng ở cả 3 cửa hang chính chiếu vào những nhũ đá trong hang lung linh, huyền ảo. Đứng trước những nhũ đá muôn hình vạn trạng, du khách thoả sức tưởng tượng: nào là hình người mẹ cõng con lên nương, nào là từng bầy người nguyên thuỷ đang săn đuổi thú, nào là hình đèn lồng ngàn tấn Tất cả đều rất hấp dẫn đối với du khách. 
 Dư

File đính kèm:

  • docTim hieu hang dong Viet Nam.doc