Toán học - Một số quy tắc tính chu vi, diện tích các hình
Bạn đang xem nội dung tài liệu Toán học - Một số quy tắc tính chu vi, diện tích các hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số quy tắc tính chu vi, diện tích các hình 1. Chu vi hình tam giác (hình tứ giác) (lớp 2): Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (hình tứ giác) là chu vi của hình đó 2. Chu vi, diện tích hình chữ nhật (lớp 3): * Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2. Nửa chu vi = Chu vi : 2 = Chiều dài + chiều rộng. Chiều dài = Nửa chu vi - chiều rộng ; Chiều rộng = Nửa chu vi - chiều dài. * Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng( cùng đơn vị đo). Chiều rộng = Diện tích : chiều dài ( b = S : a) Chiều dài = Diện tích : chiều rộng ( a = S : b) 3. Chu vi, diện tích hình vuông (lớp 3): * Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4. Cạnh hình vuông = Chu vi : 4 ( a = P : 4) * Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó. 4. Hình bình hành - Diện tích hình bình hành (lớp 4): - Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. * Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao S = a x h (S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hình bình hành). a = S : h ; h = S : a 5. Hình thoi - Diện tích hình thoi (lớp 4): - Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau. * Diện tích hình thoi bằng tích của độ dài hai đường chéo chia cho 2. S = (S là diện tích hình thoi; m, n là độ dài của hai đường chéo) m = ( S x 2 ) : n ; n = ( S x 2 ) : m 6. Diện tích hình tam giác (lớp 5): * Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2. S = (S là diện tích; a là độ dài đáy, h là chiều cao) a = ( S x 2 ) : h ; h = ( S x 2 ) : a 7. Hình thang - Diện tích hình thang (lớp 5): - Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song. * Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2. S = (S là diện tích; a, b là độ dài các cạnh đáy, h là chiều cao ) 8. Chu vi, diện tích hình tròn (lớp 5): * Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3, 14. C = d 3, 14 ố d = C : 3,14 (C là chu vi hình tròn, d là đường kính hình tròn) Hoặc: Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số 3, 14. C = r 2 3, 14 r = C : 2 : 3,14 = C : ( 2 x 3,14) (C là chu vi hình tròn, r là bán kính hình tròn) * Muốn tính diện tích của hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3, 14. S = r r 3, 14 (S là diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn) 9. Hình hộp chữ nhật: (lớp 5) - Hình hộp chữ nhật có ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao. * Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật:(lớp 5): - Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích bốn mặt bên của hình hộp chữ nhật. - Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao. + Cách làm qua 2 bước: 1) Pđáy = ( a + b) x 2 2) S xq = P đáy x c ( P đáy: chu vi đáy; Sxq: diện tích xung quanh) + Làm gộp: Sxq = (a + b) x 2 x c. * Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật: Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy. + Cách làm qua 2 bước: 1) S 2 đáy = a x b x 2 2) S tp = S xq + S tp * Thể tích của hình hộp chữ nhật: (lớp 5) Muốn tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao. V = a b c (V là thể tích của hình hộp chữ nhật; a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật. 10. Hình lập phương: (lớp 5) - Hình lập phương có sáu mặt là các hình vuông bằng nhau. * Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương(lớp 5) -Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4. Sxq = a x a x 4 - Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6 Stp = a x a x 6 * Thể tích của hình lập phương: (lớp 5) Muốn tính thể tích của hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh. V = a a a 11. Hình trụ: - Hình trụ có hai đáy là hai hình tròn bằng nhau. Đoạn thẳng nối 2 tâm của 2 đáy hình trụ gọi là chiều cao của hình trụ ( vật có dạng hình trụ: hộp sữa, khúc gỗ, ...). * Diện tích xung quanh hình trụ: Muốn tính diện tích xung quanh của hình trụ, ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao ( cùng đơn vị đo). S xq = r x 2 x 3,14 x h * Diện tích toàn phần hình trụ : Muốn tính diện tích toàn phần hình trụ ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích 2 đáy. + Cách làm qua 2 bước: 1) S 2 đáy = r x r x 3,14 x 2 2) S tp = S xq + S 2 đáy. * Thể tích hình trụ: Muốn tính thể tích hình trụ ta lấy diện tích đáy nhân với chiều cao. V = r x r x 3,14 x h 12. Hình cầu: quả bóng bàn, quả bóng đá, .... cho ta dạng hình cầu. * Diện tích mặt cầu: S = ( r x r x 3,14 ) x 4 * Thể tích hình cầu: Thể tích hình cầu bằng diện tích mặt cầu chia cho 3 V = -------------------------------- ***** --------------------------------- Vận tốc, quãng đường, thời gian. 1/ Vận tốc: Muốn tính vận tốc, ta lấy quãng đường chia cho thới gian. v = s : t 2/ Quãng đường: Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian. s = v x t 3/ Thời gian: Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc. t = s : v * Hai vật chuyển động cùng chiều có vận tốc lần lượt là V1, V2 ( V1 > V2) cách nhau quãng đường S, cùng xuất phát một lúc thì thời gian chúng đuổi kịp nhau là: t = * Hai vật chuyển động cùng chiều, cùng xuất phát từ một địa điểm. Vật thứ hai xuất phát trước vật thứ nhất thời gian t0. Sau đó vật thứ nhất đuổi theo thì thời gian để chúng đuổi kịp nhau là: t = * Hai vật chuyển động ngược chiều cùng thời điểm xuất phát cách nhau quãng đường S thì thời gian chúng gặp ngau là: t =
File đính kèm:
- Cong thuc toan 2 3 4 5.doc