Tóm tắt kiến thức cơ bản và hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi - Môn Hóa học 9

doc39 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 4595 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tóm tắt kiến thức cơ bản và hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi - Môn Hóa học 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt kiến thức cơ bản và hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi.
 Môn :Hóa học 9
 -----------------***----------------
 Người soạn : Nguyễn Hồng Quân 
 Phần I : Hoá Học vô cơ 
Chuyên đề 1 - Bài toán nhận biết - phân biệt - tách các chất .
A - Bài toán nhận biết , phân biệt các chất :
 1) Kim loại : 
- Dùng nước nhận biết các kim loại : Li, K , Na ,Ca , Ba (Hiện tượng quan sát : Kim loại tan dần và có khí không màu thoát ra ).
VD : 	 2Na + 2H2O " 2NaOH + H2#
	Ca + 2H2O " Ca(OH)2 + H2#
- Thêm tiếp dung dịch Na2CO3 (Hoặc sục khí CO2) vào dung dịch thu được có kết tủa trắng xuất hiện thì mẫu ban đầu là Ca hoặc Ba , không có kết tủa thì mẫu ban đầu là K , Li hoặc Na .
VD : 	 Ca(OH)2 + Na2CO3 " CaCO3$ + 2NaOH
	Ba(OH)2 + CO2 " BaCO3$ + H2O
- Dùng dung dịch kiềm(đặc) nhận biết Al , Zn : Al , Zn tan dần ,có khí không màu thoát ra .
	VD : 	2Al + 2NaOH + 2H2O " 2NaAlO2 + 3H2#
	 Zn + 2NaOH " Na2ZnO2 + H2#
- Dùng dung dịch HCl hoặc H2SO4 loãng để nhận biết kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động của kim loại ( Kim loại tan dần và có khí không màu thoát ra ).Kim loại đứng sau H trong dãy không tan .
	VD : 	Fe + H2SO4 " FeSO4 + H2#
	Cu + H2SO4 (loãng) " Không phản ứng 
*Lưu ý : - Nếu có nhiều kim loại tan được trong axit thì tiếp tục nhận biết dung dịch muối tạo ra 
	 - Riêng Fe và Al không tan trong HNO3 , H2SO4 đặc nguội .
 2) Hợp chất : 
 - Dùng quì tím nhận biết dung dịch muối ,axit ,bazơ : Axit chuyển màu quì tím thành đỏ ,bazơ chuyển màu quì tím thành xanh ,muối trung hoà không làm chuyển màu quì tím .
 - Dung dịch bazơ làm dung dịch Phênolphtalêin không màu thành màu đỏ .(Lưu ý : Phương pháp này chỉ nhận biết dung dịch bazơ ) .
* Nhận biết gốc axit : 
- Gốc (=CO3 ,-HCO3 ) + D2 axit (HCl,H2SO4) " Khí không màu CO2 thoát ra .
- Gốc (=SO3 ,-HSO3 ) + D2 axit (HCl,H2SO4) " Khí không màu,mùi hắc SO2 thoát ra .
- Gốc (=SO4 ,=CO3 ,H2SO4) + D2 BaCl2,Ba(NO3 )2 ,Ba(OH)2 " Kết tủa trắng (BaSO4,BaCO3)
- Gốc (=S) + D2 Pb(NO3)2,Cu(NO3 )2 " Kết tủa đen (CuS,PbS)
- Gốc (-Cl) + D2 AgNO3 " Kết tủa trắng (AgCl)
- Gốc (ºPO4) + D2 AgNO3 " Kết tủa vàng (Ag3PO4)
- Gốc (NH4-) + D2 NaOH " Khí mùi khai bay ra (NH3)
* Nhận biết dung dịch bazơ: 
	- Sục khí CO2 hoặc dung dịch Na2CO3 , H2SO4 vào các dung dịch .Dung dịch có xuất hiện kết tủa trắng là Ca(OH)2 ,Ba(OH)2 ,còn lại là NaOH ,KOH không xuất hiện kết tủa .
 	VD : 	 Ca(OH)2 + Na2CO3 " CaCO3$ + 2NaOH
	Ba(OH)2 + CO2 " BaCO3$ + H2O
*Nhận biết các kim loại trong muối :
	- Cho lần lượt các dung dịch muối tác dụng với dung dịch bazơ tới dư (NaOH ,KOH) . Hiện tượng :
	+ Muối Al (III) ,Zn (II) " xuất hiện kết tủa keo trắng (Al(OH)3,Zn(OH)2 ),sau đó kết tủa tan .
	VD : AlCl3 + 3NaOH " Al(OH)3$ + 3NaCl 
	 Al(OH)3$ + NaOH " NaAlO2 + 2H2O 
	 ZnSO4 + 2KOH " Zn(OH)2$ + K2SO4 
	 Zn(OH)2$ + 2KOH " K2ZnO2 + 2H2O
	+ Muối Fe (III) " xuất hiện kết tủa nâu đỏ (Fe(OH)3).
	+ Muối Fe (II) " xuất hiện kết tủa trắng xanh (Fe(OH)2),sau đó kết tủa hoá nâu đỏ ngoài không khí (Fe(OH)3). Do có PT : 4Fe(OH)2$ + O2 + 2H2O " 4Fe(OH)3$
	+ Muối Cu (II) " xuất hiện kết tủa xanh lam (Cu(OH)2).
	+ Muối Mg (II) " xuất hiện kết tủa trắng (Mg(OH)2).
	+ Muối Ca (II) ,Ba (II) + gốc (=SO4 ,=CO3) " Kết tủa trắng (CaCO3 ,BaCO3 ).
*Nhận biết ôxit : 
	- Các ôxit Na2O , CaO , K2O , BaO tan trong nước ở điều kiện thường tạo dung dịch bazơ .
	- Các ôxit Al2O3 , ZnO tan trong dung dịch bazơ do có PƯ: Al2O3 + 2NaOH " 2NaAlO2 + H2O
	- Riêng (SO2) làm mất màu dung dịch nước Brôm (Màu nâu thành không màu): 
SO2 + Br2 + 2H2O " 2HBr + H2SO4 .
*Lưu ý : - Đầu bài cho mẫu chất rắn trước tiên cần hoà tan lần lượt các chất rắn vào nước chia tách ra thành 2 nhóm tan và không tan .
 - Trả lời theo thứ tự : Thuốc thử sử dụng – hiện tượng quan sát (màu sắc ,mùi vị ,kết tủa) – kết luận tên chất nhận biết – viết phương trình phản ứng .
 - Đối với những bài toán dùng thuốc thử hạn chế : Chỉ được dùng thuốc thử đã cho nhận biết chất sau đó lấy chất vừa nhận biết làm thuốc thử nhận ra các chất còn lại .
 - Đối với những bài toán không dùng thuốc thử nào khác : Nhận biết bằng cách cho lần lượt từng cặp chất đã đánh số thứ tự phản ứng với nhau từng đôi một ,sau đó dựa vào hiện tượng so sánh " kết luận . 
 - Chú ý trình bày rõ thuốc thử lấy dư hay vừa đủ .Tuỳ vào yêu cầu của từng bài mà có thể có duy nhất 1 hay nhiều cách nhận biết ,chú ý hiện tượng cần đủ rõ quan sát (màu sắc ,mùi vị) ,tránh trùng lặp.
 L Bài tập vận dụng : 
Câu 1
Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 chất bột màu trắng gồm : CaO ,Na2O ,MgO,và P2O5 
Dùng thuốc thử nào để nhận biết các chất trên : 
A. Dùng nước và H2SO4 B. Dùng H2SO4 và phênolphtalein
C. Dùng nước và giấy quì tím D. Tất cả đều sai 
Câu 2
Có những chất rắn sau : CaO , P2O5 , MgO và Na2SO4 .Dùng thuốc thử nào có thể phân biệt các chất trên :
A.Dùng axit và quì tím B. Dùng H2SO4 và phenolphtalein
C. Dùng nước và quì tím D. Dùng dd NaOH
Câu 3
Cho hỗn hợp chất rắn gồm : Al2O3 ,Fe2O3 ,,BaO . Để nhận biết sự có mặt của 3 chất rắn trong hỗn hợp cần : 
A. dd NaOH và H2SO4  B. H2O ,NaOH và HCl 
C. Quì tím và Ba(OH)2 D. Cả A,B,C 
Câu 4
Có 4 lọ hoá chất mất nhãn ,mỗi lọ đựng một dung dịch không màu là : HCl ,HNO3 ,H2SO4 ,H2O
Hãy chọn thuốc thử để nhận biết các dung dịch trên : 
A. Dùng giấy quì tím B. Dùng quì tím và dung dịch BaCl2
C. Dùng dd BaCl2 ,dd AgNO3 và giấy quì tím D. Tất cả đều sai 
Câu 5
Có 4 lọ hoá chất mất nhãn ,mỗi lọ đựng một dung dịch muối là clorua ,sunfat ,nitrat ,cacbonat của các kim loại Ba , K Mg , Pb . Hãy chọn thuốc thử để nhận biết các dung dịch trên : 
A.Dùng dung dịch NaOH và Giấy quì tím B. Dùng dung dịch HCl và Phenolphtalein 
C. Dùng dung dịch Na2SO4 D.Dùng dung dịch NaOH ,dung dịch Na2S ,dung dịch HCl
Câu 6
Có 5 lọ hoá chất mất nhãn ,mỗi lọ đựng một dung dịch không màu là :NaOH ,NaCl ,Na2SO4,NaNO3 ,HCl .Dùng thuốc thử nào để nhận biết các chất trên :
Dùng quì tím và dung dịch BaCl2 B. Dùng quì tím và dung dịch AgNO3
C. Dùng BaCl2 và Phenolphtalein D. Dùng quì tím ,dd BaCl2 ,dd AgNO3
Câu 7
Để phân biệt 2 khí : CO2 và SO2 có thể dùng chất nào sau đây :
 A. dd NaOH B. dd Br2 C. dd Ba(OH)2 D. dd CaCl2 
Câu 8
Chỉ được dùng kim loại để nhận biết các dung dịch sau : HCl , KOH , Ba(NO3)2 , CuSO4 , NaCl .
Câu 9
Không dùng thêm hoá chất nào khác ,hãy nhận biết các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau : Ba(OH)2,H2SO4,Na2CO3,NaCl,HCl.
Câu 10 
Không dùng thêm hoá chất nào khác ,hãy nhận biết các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau :
 Ba(OH)2 , Na2SO4 , Na2CO3 , MgCl2 , HCl , AlCl3 .
Câu 11
Chỉ được dùng kim loại để nhận biết các dung dịch sau : HCl ,KOH,AgNO3 ,CuSO4 ,NaCl.
Câu 12
Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các hỗn hợp sau : 
a. A ( Fe, FeO ) ; B ( Fe, Cu ) ; C( FeO ,CuO)
b. X ( H2 ,CO2 ) ; Y( CO2 ,C2H4 ) ; Z ( CH4 ,C2H4) 
Câu 13 
Chỉ được dùng quì tím ,hãy phân biệt các dung dịch sau : HCl, H2SO4 ,Ba(OH)2 ,NaOH ,NaCl
Câu 14
Chỉ được dùng nước để nhận biết các chất rắn sau: NaOH , Al , FeCl3 , MgCl2
Câu 15 
Bằng phương pháp hoá học ,hãy phân biệt các lọ mất nhãn chứa : 
Các dung dịch : NaOH ,Ba(OH)2 ,K2SO4 ,KCl, KNO3 
Các chất rắn : P2O5 ,NaOH ,CuO, Fe2O3 
Các khí : CO2 , SO2 ,N2 ,HCl ,H2S.
Câu 16 
Chỉ dùng thêm cách đun nóng nhận biết các dung dịch : NaHSO4 ,KHCO3 ,Mg(HCO3)2 ,Na3SO3 , Ba(HCO3)2 .
Câu 17 
Có 2 lọ đựng dung dịch không nhãn là NaOH và AlCl3 đều không màu .Không dùng thêm hoá chất nào khác làm thế nào để nhận biết lọ nào đựng chất gì ?
Câu 18
Chỉ được dùng thêm một chất hãy tìm cách nhận biết các chất trong dãy sau : 
a) Các kim loại : Al , Mg , Ca , Na .
b) Các dung dịch : NaCl , CaCl2 , AlCl3 , CuCl2 .
c) Các chất bột : - CaO , MgO , Al2O3 
 - K2O , CaO , Al2O3 , MgO.
 - Mg , Al , Al2O3 .
Câu 19
Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt 3 mẫu hợp kim trong các trường hợp sau: 
a. Al-Fe ; Al-Cu ; Cu-Fe 
b. Mg –Al ; Mg – K ; Mg - Ag .
Câu 20 
Chỉ dùng khí CO2 và H2O.Trình bày phương pháp nhận biết các gói bột trắng mất nhãn sau:
 BaO , BaSO4 , BaCO3 , Na2SO4 , Na2CO3 , Al2O3 .
Câu 21
Có 3 lọ đựng 3 hỗn hợp dạng bột : (Al + Al2O3) ; (Fe + Fe2O3) ; (FeO + Fe2O3) .Dùng phương pháp hoá học để nhận biết chúng.
Câu 22
Trình bày cách phân biệt các chất bột rắn sau : Natri sunfat, Natri cacbonat , Thạch cao sống , đá vôi bằng cách dùng tiết kiệm thuốc thử nhất .
Câu 23
Có 6 lọ mất nhãn sau : Na2CO3 , NH4Cl , MgCl2 , AlCl3 , FeSO4, Fe2(SO4)3 .Chỉ được dùng dung dịch NaOH làm thế nào để nhận biết lọ nào đựng dung dịch gì ?
Câu 24
Có 4 ống nghiệm ,mỗi ống chứa một dung dịch muối (không trùng kim loại và gốc axit ).Biết các kim loại trong muối là : Ba , Mg , K , Pb và các gốc axit là clorua ,sunfat ,nitrat ,cacbonat.
a. Xác định dung dịch muối trong mỗi ống nghiệm ?Giải thích.
b. Nêu phương pháp phân biệt 4 ống nghiệm không nhãn chứa các dung dịch muối trên, với điều kiện chỉ dùng nhiều nhất 2 thuốc thử .
Câu 25
Một dung dịch loãng của hỗn hợp gồm ba axit : HCl ,H2SO4 ,HNO3 .Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết sự có mặt của từng axit trong dung dịch ấy .
Câu 26
Có 6 lọ mất nhãn đựng các dung dịch không màu là : Na2SO4 , Na2CO3 , BaCl2 , Ba(NO3)2 , AgNO3 , MgCl2. Bằng phương pháp hoá học và không dùng thêm hoá chất khác hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch trên ,biết rằng chúng có nồng độ đủ lớn để các kết tủa ít tan cũng có thể được tạo thành .
Câu 27
Có 7 ống nghiệm đựng các dung dịch nước của các chất sau : HCl , NaOH , Na2SO4 , NH4Cl , NaCl , BaCl2 và AgNO3 .Hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch đó bằng cách sử dụng giấy quì và bằng phản ứng bất kì giữa các dung dịch trong các ống nghiệm .Viết các PTPƯ.
Câu 28
Chỉ có H2O và HCl hãy nhận biết các chất sau : BaO ,Al2O3 , Fe2O3 , FeO, MgO , CuO , CaCO3 , MnO2 .
Câu 29
Chỉ được dùng một kim loại để nhận biết các dung dịch sau: (NH4)2SO4 , NH4Cl , AlCl3 , MgCl2 , FeCl2 , FeCl3.
Câu 30
Chỉ dùng thêm nước ,hãy nhận biết 4 chất rắn sau :Na2O , Al2O3, Fe2O3, Al chứa trong các lọ riêng biệt.Viết PTPƯ.
Câu 31
Được dùng thêm một thuốc thử ,hãy tìm cách nhận biết các dung dịch mất nhãn sau : NH4HSO4 , Ba(OH)2 , BaCl2 ,HCl , NaCl, H2SO4 .Viết các phương trình xảy ra.
Câu 32
Có 3 lọ hoá chất mất nhãn đựng 3 dung dịch không màu là: NaCl , Na2CO3 và HCl.Nếu không dùng thêm bất cứ hoá chất nào khác (kể cả quì tím) làm thế nào để nhận biết các dung dịch này.
Câu 33
Không dùng thuốc thử hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn sau :
a) Fe2(SO4)3 , ZnCl2 , MgCl2 , Ba(OH)2
b) CuSO4 , Pb(NO3)2 , Na2S , CaCl2.
Câu 34
Không dùng thêm hoá chất nào khác ,hãy nhận biết các lọ chứa các dung dịch sau: NaOH ,CuCl2 , MgCl2 , KCl , AlCl3.
Câu 35
Trong 4 ống nghiệm có đựng riêng biệt dung dịch loãng trong suốt của 4 chất .Biết rằng:
-Trong các dung dịch này có 1 dung dịch là axit không bay hơi ,3 dung dịch còn lại là muối Mg, muối Ba ,muối Na.
- Có 3 gốc axit là clorua , sunfat ,cacbonat . Mỗi gốc axit trên có trong thành phần ít nhất của một chất .
a. Hãy cho biết tên từng chất tan có chứa trong mỗi dung dịch trên.
b. Chỉ dùng các ống nghiệm không dùng thêm dụng cụ và hoá chất nào khác ,làm thế nào phân biệt các chất có trong 4 dung dịch trên .Viết phương trình hoá học minh hoạ.
Câu 36
Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các gói bột mất nhãn sau đây:
Ag , Fe , FeO , Fe2O3 , Fe3O4 .
Na2O , CaO , Ag2O , Al2O3 , Fe2O3 , MnO2 , CuO , CaC2 .
Al , Fe , Mg , Ag .
Câu 37
a) Bằng phương pháp hoá học làm thế nào để nhận ra sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp khí gồm: CO ,CO2,SO2 ,SO3
b) Chỉ được dùng các kim loại hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn sau : HNO3 , HCl , NaNO3 , NaOH , HgCl2 .
Câu 38
Có 3 gói phân bón hoá học bị mất nhãn : Kaliclorua , amoninitrat và supephotphat kép .Trong điều kiện nông thôn có thể phân biệt ba gói phân bón hoá học trên được không? Viết các phương trình phản ứng xảy ra .
Câu 39
Chỉ được dùng thêm 1 hoá chất bên ngoài hãy nhận biết các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau : 
NH4Cl , FeCl2 , FeCl3 , AlCl3 , MgCl2 .
K2SO4 , K2CO3 , K2SiO3 , K2S , K2SO3 .
KOH , NH4Cl , (NH4)2SO4 ,Fe2(SO4)3 , CuCl2 , ZnSO4 ,MgCl2 ,FeCl2.
NaOH, HCl, Na2SO3, NaCl, Na2CO3, Na2S và NaAlO2.
Câu 40
 Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau :
NH4NO3 , KCl , NaNO3 , CaCl2 , BaCl2 , FeCl2 ,FeCl3 , Mg(NO3)2 , ZnSO4 , CuSO4 , AlCl3 .
NaCl , KNO3 , MgSO4 , K3PO4 , K2S , NaNO3 , KOH , Na2SO3 .
Câu 41
Trong 6 ống nghiệm đánh số thứ tự từ 1 " 6 chứa các dung dịch : NaOH , (NH4)2SO4 , Na2CO3 , Ba(NO3)2 , Pb(NO3)2 CaCl2 . Cho biết mỗi ống nghiệm chứa chất gì biết rằng :
a) Dung dịch 2 và 5 cho kết tủa trắng với các dung dịch 1 , 3 , 4 .
b) Dung dịch 2 không tạo kết tủa với 5 .
c) Dung dịch 1 không tạo kết tủa với 3 , 4 .
d) Dung dịch 6 không phản ứng với 5 .
e) Cho một giọt dung dịch 3 vào dung dịch 6 thấy xuất hiện kết tủa ,lắc nhẹ thấy kết tủa tan .
B - bài toán tách riêng và tinh chế : 
* Tách riêng : Chuyển từng chất trong hỗn hợp về trạng thái riêng lẻ ở dạng nguyên chất và tinh khiết bằng phương pháp vật lí hoặc hoá học.
+ Nguyên tắc : Chuyển chất cần tách thành sản phẩm mới ở dạng kết tủa hoặc bay hơi .Tiếp theo là thực hiện các phương pháp vật lí để :Cô cạn ,lọc ,chưng cất ,chiết các chất ra khỏi nhau .Cuối cùng thực hiện các phản ứng tái tạo điều chế lại các chất ban đầu .
+ Lưu ý : Sau khi tách riêng các chất phải giữ nguyên khối lượng như trong hỗn hợp ban đầu .
* Tinh chế : Tinh chế chất A trong hỗn hợp gồm 3 chất A,B,C là tìm cách loại bỏ B,C để chỉ còn lại A nguyên chất. Không cần phải thu hồi B ,C nhưng phải đưa A về dạng ban đầu bằng phản ứng thích hợp .
J Phương pháp : 
- Đối với hỗn hợp chứa : Kim loại ,ôxit kim loại ,bazơ ,muối ta đem hoà tan trong Axit .
- Đối với hỗn hợp chứa : Ôxit axit ,ôxit lưỡng tính ta thực hiện hoà tan trong Kiềm 
- Thực hiện các phản ứng trao đổi : Tạo chất kết tủa hoặc bay hơi ,có thể dùng phản ứng đẩy kim loại khỏi dung dịch muối .
- Cần nắm vững tính chất riêng của từng kim loại ,hợp chất quan trọng -> chọn thuốc thử thích hợp.
+ Để tách và điều chế các kim loại ở mức độ tinh khiết ,người ta thường dùng phương pháp điện phân nóng chảy hoặc điện phân dung dịch trong điều kiện thích hợp .
L Bài tập vận dụng
Câu 1
Hãy trình bày phương pháp hoá học để tách riêng : 
Các kim loại Al , Fe , Cu , Ag ra khỏi hỗn hợp .
Các dung dịch FeSO4 , CuSO4 ra khỏi hỗn hợp .
MgCl2 , NaCl , AlCl3 ra khỏi hỗn hợp .
Al2O3 , K2O ,, CuO , Fe3O4 ra khỏi hỗn hợp .
Câu 2
Một mẫu Cu có lẫn tạp chất là Fe ,Ag , S .Làm thế nào để có Cu tinh khiết .
Câu 3
 Làm thế nào để tinh chế N2 từ N2 có lẫn tạp chất là CO2 ,CO ,O2 ?
Câu 4
Coi các điều kiện có đủ .Hãy tinh chế : 
Bột Fe có lẫn nhôm ,đồng ,bạc .
Fe2O3 có lẫn Al2O3 và Na2O .
Khí O2 có lẫn CO2 , HCl , CH4 .
NaCl ra khỏi hỗn hợp gồm NaCl , BaSO4 , MgCO3.
Câu 5
NaCl có lẫn tạp chất là : NaHCO3, CaCl2 , MgCl2 , CaSO4 ,MgSO4 , Na2SO4 , Mg(HCO3)2 và Ca(HCO3)2 ,Làm thế nào để thu được NaCl rắn tinh khiết .
Câu 6
Trình bày phương pháp tách hỗn hợp : Đá vôi, vôi sống , thạch cao và muối ăn thành từng chất nguyên chất .
Câu 7
Trình bày phương pháp tách Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp : Fe2O3 , Al2O3 , SiO2 ở dạng bột .Chỉ dùng một hoá chất duy nhất .
Câu 8 
Có hỗn hợp 3 muối :AlCl3 ,FeCl3 và BaCl2 .Hãy trình bày phương pháp hóa học để tách riêng chúng .
Câu 9
Tách các chất sau đây ra khỏi hỗn hợp với điều kiện không làm thay đổi khối lượng của chúng :MgO , Al2O3 , CuO.
Câu 10
Một hỗn hợp gồm 4 chất : Al2O3 , CuO , FeS , K2SO4.Trình bày cách tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp.
Câu 11
Có hỗn hợp rắn :NaCl , AlCl3 ,CaCl2 .Hãy tách riêng từng chất ở dạng rắn sao cho khối lượng của chúng không đổi.
Câu 12 
Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp : H2S , CO2 ,hơi nước , N2 .
Câu 13
Trình bày phương pháp tách từng chất sau ra khỏi hỗn hợp chất rắn và viết đầy đủ các phương trình phản ứng xảy ra :
AlCl3 , FeCl3 , BaO , Al2O3.
Câu 14
Bằng cách nào có thể tách riêng từng muối từ :
 + Hỗn hợp bột : BaSO4 , CaCO3 , Al2(SO4)3 , Fe2(SO4)3 .
 + Dung dịch gồm : KCl , AlCl3 , BaCl2 , MgCl2 .
Câu 15
Có hỗn hợp gồm : Al2O3 , Fe2O3 , SiO2 .
 a/ Trình bày phương pháp thu được Al2O3 nguyên chất .
 b/ Trình bày phương pháp thu được từng ôxit ở dạng tinh khiết .
Câu 16
Chuyên đề 2 - Bài toán dự đoán hiện tượng -Thực hiện sơ đồ chuyển hoá- điều chế các chất
A-Mối liên hệ giữa các loại hợp chất vô cơ và bài toán thực hiện sơ đồ chuyển hoá : 
*Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ :
 Kim loại 	 	 Phi kim 
 Ôxít bazơ	 Muối	 Ôxit axit 
 Bazơ 	 Axit 
 Kim loại mới	 Hai muối mới	
 và muối mới 
* Dãy hoạt động hoá học của kim loại : 
	Li , K , Ba , Ca , Na , Mg , Al , Zn , Fe , Cd , Ni , Sn , Pb , (H) , Cu , Ag , Hg , Pt , Au.
	+ Theo chiều từ trái qua phải mức độ hoạt động của các kim loại giảm dần .
 + Kim loại (đứng trước Mg) tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ và giải phóng khí H2.
	+ Trừ những kim loại đứng trước Mg trong dãy hoạt động hoá học.Những kim loại hoạt động hoá học mạnh có thể đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của chúng.
	+ Những kim loại đứng trước (H) trong dãy hoạt động hoá học của kim loại phản ứng được với dung dịch axit loãng ,những kim loại đứng sau (H) không tác dụng được với dung dịch axit loãng .
*Một số trường hợp lưu ý khác :
+ Khi cho kim loại kiềm vào dung dịch muối trước tiên kim loại kiềm tác dụng với nước trước tạo ra hiđroxit kim loại ,sau đó hiđroxit kim loại mới tác dụng với muối .
+ Khi cho kim loại (tác dụng với nước ở điều kiện thường ) vào dung dịch axit thì trước tiên kim loại tác dụng với axit ,sau đó mới tác dụng với nước .
+ Hyđrôxit lưỡng tính tác dụng được với dung dịch axit và dung dịch kiềm .
PT: Al(OH)3$ + 3HCl " AlCl3 + 3H2O
 Al(OH)3$ + NaOH " NaAlO2 + 2H2O
+ Phản ứng tạo phức tan của một số hyđrôxit kim loại hoặc muối với dung dịch NH3 như : Cu(OH)2 ,Zn(OH)2 ,AgCl...Nếu dung dịch NH3 dư thì kết tủa tạo thành có thể tan do quá trình tạo phức .
PT: Cu(OH)2$ + 4NH3 " [ Cu(NH3)4](OH)2 (Phức tan màu xanh)
+ Một số hyđrôxit kim loại không bền như AgOH ,Hg(OH)2 dễ bị phân huỷ ngay ở nhiệt độ thường tạo thành các oxit tương ứng là Ag2O, HgO(màu đen).
PT: 2AgOH " Ag2O$ + H2O sau đó Hg(OH)2 bị phân huỷ Hg(OH)2 " HgO + H2O
+ Muối axit của axit mạnh có thể tác dụng với dung dịch muối của axit yếu hơn tạo thành muối trung hoà của axit mạnh và axit yếu không bền .
VD : 2NaHSO4 + Na2SO3 " 2Na2SO4 + SO2# + H2O
 2NaHSO4 + Ba(HCO3)2 " BaSO4$ +Na2SO4 + 2SO2# +2H2O
*Cần nắm vững tính chất hoá học của từng loại hợp chất vô cơ và sơ đồ chuyển hoá dưới đây :
- Kim loại " Ôxit bazơ " Bazơ (Kiềm) " Muối (1) " Muối (2) " Axit 
- Kim loại " Muối " Bazơ (không tan ) " Ôxit " Muối 
- Kim loại " Bazơ " Ôxit " Muối " Kim loại 
- Phi kim " Ôxit axit " Muối axit D Muối trung hoà .
* Một số phản ứng đặc biệt cần lưu ý : 
 FeS + 2HCl đặc FeCl2 + H2S#
 Cl2 + 2NaOH " NaCl + NaClO + H2O 
	2Al + 2NaOH + 2H2O " 2NaAlO2 + 3H2# 
	NaAlO2 + CO2 + 2H2O " Al(OH)3$ + NaHCO3 
	Fe3O4 + 8HCl " FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O 
	4Fe(OH)2$ + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3$ 
	2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2# + Cl2# 
	Na2SO3 + H2SO4 " Na2SO4 + SO2# + H2O 
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2# 
 Cu + 2H2SO4 đặc CuSO4 + SO2# + 2H2O 
MnO2 + 4HCl đặc MnCl2 + Cl2# + 2H2O 
2KMnO4 + 16HCl 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2# + 8H2O 
2Fe + 6H2SO4 đặc Fe2(SO4)3 + 3SO2# + 6H2O
 Fe + 4HNO3 đặc Fe(NO3)3 + NO# + 3H2O
3M + 4nHNO3 3M(NO3)n + nNO# + 2nH2O
2M + 2nH2SO4 đặc M2(SO4)n + nSO2# + 2nH2O
- Riêng đối với phản ứng trao đổi cần sử dụng thành thạo bảng tính tan xác định chất kết tủa hoặc chất khí .
- Khi viết phản ứng cần đặc biệt chú ý đến điều kiện phản ứng (Nếu có)và sau khi cân bằng cần kiểm tra lại 
- Nắm vững về tính chất màu sắc ,mùi vị của dung dịch muối ,kết tủa ,khí một số chất quan trọng -> Dự đoán hiện tượng (Chú ý trình bày công thức trong PT về :Trạng thái các chất ,điều kiện phản ứng )
 L Bài tập vận dụng : 
Câu 1
Có những oxit sau : Na2O ,MgO ,SO2 ,N2O5 ,BaO, CuO , N2O, NO, Fe2O3,Al2O3,P2O5, SO3 ,FeO, CO2, ZnO, CO, K2O.
Hãy phân loại các ôxit trên .
Hãy cho biết những ôxit nào tác dụng được với :
A. Nước B. H2SO4 C. Ba(OH)2 D. Cả Avà B 
c) Những ôxit nào tác dụng được với nhau từng đôi một .Hãy viết các phản ứng xảy ra .
Câu 2
Có những bazơ sau : Cu(OH)2 , KOH ,Fe(OH)3 ,NaOH , Al(OH)3 ,Mg(OH)2 ,Ba(OH)2 ,Zn(OH)2 ,Pb(OH)2 ,Ca(OH)2 .Hãy cho biết những bazơ nào : 
A.Tác dụng với HCl B. Tác dụng với dd FeCl3 
C. Bị phân huỷ bởi nhiệt độ cao . D. Làm đổi màu quì tím ->xanh, phenolphtalein->đỏ
E.Tác dụng với CO2 ( Viết các PTPƯ xảy ra ) 
Câu 3
Cho các phản ứng sau :
1. Zn + CuCl2 à ZnCl2 + Cu$ 2..Mg + Fe(NO3)2 à Mg(NO3)2 + Fe
3. Cu + PbCl2 à CuCl2 + Pb 4. Pt + 2HCl à PtCl2 + H2#
Phản ứng nào có thể xảy ra theo chiều thuận :
 A. Chỉ có 1 và 2 B. Chỉ có 3 và 4 C. Chỉ có 2 và 3 D. Chỉ có 1, 2 và 4
Câu 4
Sơ đồ chuyển hoá nào sau đây đúng ? (Mỗi mũi tên là một phản ứng ) 
A. FeS2 à FeO à FeSO4 à Fe(OH)2 à FeO à Fe
B. FeS2 à Fe2O3 à FeCl3 à Fe(OH)3 à Fe
C. FeS2 à Fe2O3 à Fe(NO3)3 à Fe(NO3)2 à Fe(OH)2 à Fe
D. FeS2 à Fe2O3 à Fe à Fe(NO3)2 à Fe(NO3)3 à Fe
Câu 5
Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau (Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có ) 
Cu " CuO " Cu(NO3)2 " CuCl2 " Cu(OH)2 " CuO " Cu 
P " P2O5 " H3PO4 " Ca(H2PO4)2 " CaHPO4 " Ca3(PO4)2
Al D Al2O3 " Al2(SO4)3 D Al(OH)3 D AlCl3 " Al(NO3)3 
 $ $
 Ba(AlO2)2 NaAlO2 
Fe D Fe3O4 " FeCl2 D FeCl3 FeS2
 $ $ $ $ $
 FeCl3 FeO ! Fe(OH)2 " Fe(OH)3 " Fe2O3 " Fe D Fe(NO3)3
Câu 6
Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau : (Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có ) 
a) S H2SO3 ---> K2SO4 
 SO2 SO2 ----> Na2SO3 
FeS SO3 ---> H2SO4 
 NaHSO4 ----> Na2SO4
b) CaCO3 -> CaO -> Ca(OH)2 -> CaCO3 -> Ca(HCO3)2 -> CaCl2 -> Ca(NO3)2 .
c) NaOH Na NaCl NaOH NaHCO3 Na2CO3 Na2SO4 
 NaClO NaH Na2O NaNO3 NaNO2 
Câu 7
Xác định các chất và viết các phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau: 
 a) A B + CO2 d) D A + H2O + CO2# 
 b) C + CO2 " A + H2O e ) A + CO2 + H2O " D 
 c) B + H2O " C 
Câu 8
Xác định các chất và viết các phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau: 
a) (A)+ H2SO4 " (B) + (C)# + (D)# b) (A) + (B) " (C) + (D) + (E) 
 (B) + BaCl2 " (F)$ + (G) (D) + (E) + (F) " (B) + (X) 
(G) + (H) " (A)$ + NaCl (C) + BaCl2 " (Y) + BaSO4$ 
 NaCl + (D) " (I) + (K)# + (L)# (Z) + (Y) " (T) + (A) 
(I) + (C) khí " (D) + (H) (T) + (F) " FeCl3 
(G) Mg + (L)#
Câu 9
Xác định các chữ cái trong ngoặc và viết các phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau: 
a) (A) + (B) " (C) + (D)# + (E)# b) (A) (B) + (C) 
 MnO2 + (X) " (G) + (Y)# + (B) (D) + NaOH " (G) + .
 (T) + (X) " (M) + (D)# (E) + NaOH " (H) + NaCl 
 (E) + (Y) " (X) (B) + HCl " (E) + (D) + (F) 
 (M) + (Y) " FeCl3 (G) + (F) + (C) " (H) 
 FeCl3 + (C) " (A) + Fe(OH)3$ (H) Fe2O3 + (F) 
Câu 10
Xác định các chữ cái trong ngoặc và viết các phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau: 
a) FeS2 + O2 " (A)# + (B) b) (A) + HCl " (B) + (D) 
(A) + H2S " (C)$ + (D) (A) + HNO3 loãng (E) + NO# + (D) 
(C) + (E) " (F) (B) + Cl2 " (F)
(F) + HCl " (G) + H2S# (B) + NaOH " (G)$ + NaCl
(G) + NaOH " (H) + (I) (E) + NaOH " (H)$ + NaNO3 
(H)$ + O2 + (D) " (J)$ (G) + (I) + (D) " (H) 
(J) (B) + (D) (F) + AgNO3 " (E) + (J)$
(B) + (L) " (E) + (D) (F) + (K) " (B)
Câu 11
Xác định các chất và viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hoá sau :
 + A (to) +F G 
 + B (to) 
 X Fe + H I + F G
 + C (to)
 +H2O (to) L +N I + BaSO4
 + D (to) +H
 X I
Câu 12
Bổ túc và cân bằng các phản ứng sau : 
a) (A) + (B) " (C) + (D) + (E) b) (C) + NaOH " (F)$ + Na2SO4 .
 c) (D) + KOH " (G)$ + (H) d) (C) + KMnO4 + (B) " (D) + MnSO4 + (H) + (E) 
 e) (G) + (I) " (K) + (E) f) (F) + O2 + (E) " (G) 
 g) (D) + KI " (C) + (H) + I2 h) (C) + Al " (M) + (L) 
 i) (L) + (I) " (N) + H2# j) (N) + Cl2 " (K) 
Câu 13
Tìm các chất X1 ,X2 ,X3,.......X15 thích hợp điền vào chỗ trống hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
1) Fe2O3 + CO " FexOy + X1
2) X2 + X3 " BaSO4$ + Na2SO4 + CO2# + H2O
3) X2 + X4 " BaSO4$ + Na2SO4 + CO2# + H2O
4) X5 + X6 " Ag2O$ + KNO3 + H2O
5) X7 + X8 " Ca(H2PO4)2 
6) X9 + X10 " Fe2(SO4)3 + SO2# + H2O
7) X10 + X11 " Ag2SO4 + SO2# + H2O
8) X3 + X12 " BaCO3$ + H2O
9) X3 + X13 " BaCO3$ + CaCO3$ + H2O
 10) X9 + X14 " Fe(NO3)2 + X15 
Câu 14
Tìm các chất X1 ,X2 ,X3,.......X11 thích hợp điền vào chỗ trống hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
1) X1 + X2 " Ca3(PO4)2 + H2O .
2) X3 + X4 " Ca(OH)2 + H2#.
3) X5 + X6 " Fe(NO3)3 + N2O# + CO2# + H2O
4) X7 + X8 + H2O " Fe(OH)3$ + CO2# +NaCl 
5) X9 + X10 " ZnSO4 + SO2# + H2O
6) X10 + X11 " Al(OH)3$ + CO2# + KCl
Câu 15
Cho 3 dung dịch muối A ,B ,C ứng với 3 gốc axit khác nhau ,thoả mãn điều kiện sau :
A + B " có khí thoát ra 
B + C " có kết tủa xuất hiện .
A + C " vừa có kết tủa ,vừa có khí thoát ra .
Xác định A , B , C và viết các phương trình phản ứng xảy ra .
Câu 16
Cho các chất sau tác dụng với nhau từng cặp một :
a) Ca(HCO3)2 + HNO3 " b) Ba(HSO3)2 + H2SO4 "
c) MnO2 + HCl " d) NH4Cl + KOH "
Mỗi chất khí bay ra cho tác dụng lần lượt với từng dung dịch : Ba(OH)2 , Br2 .Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 17
Cho các phương trình : 
MnO2 + HCl " Khí A FeS + HCl " Khí B 
Na2SO3 + HCl " Khí C NH

File đính kèm:

  • docCac chuyen de boi duong HSG Hoa 9 Phan 1 Hoa vo co 1.doc
Đề thi liên quan