Tổng hợp bài văn hay dành cho học sinh Lớp 4 - Võ Thị Lan Anh

doc59 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tổng hợp bài văn hay dành cho học sinh Lớp 4 - Võ Thị Lan Anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG BÀI TẬP LÀM VĂN 4
(Theo chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
VÕ THỊ LAN ANH
(Biên soạn)
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lời nói đầu
Các em học sinh thân mến!
Để giúp các em có điều kiện rèn luyện kĩ năng làm văn, một môn học có tính chất tổng hợp sáng tạo, thực hành toàn diện làm cơ sở để các em vượt qua chặng đường đầu tiên trên con đường học vấn.
Tôi biên soạn cuốn những bài tập làm văn 4 sát với chương trình hiện hành nhằm mang lại cho các em thêm một nguồn tư liệu để các em dễ dàng làm một bài văn hoàn chỉnh. Đó là tiền đề giúp các em làm văn tốt hơn.
Chúc các em học giỏi!
Võ Thị Lan Anh.
Phần I	KỂ CHUYỆN
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. LƯU Ý:
Kể chuyện là kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.
Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.
Muốn làm tốt những bài văn kể chuyện, cần phải:
- Nắm được cốt truyện (mở đầu câu chuyện, diễn biến của câu chuyện, kết thúc câu chuyện).
- Nắm được các nhân vật trong truyện (nhân vật chính, nhân vật phụ, ngoại hình của nhân vật, hành động của nhân vật, lời nói và ý nghĩa của nhân vật).
- Xây dựng được đoạn văn kể chuyện, sắp xếp các đoạn văn thể hiện sự phát triển câu chuyện một cách hợp lí (theo trình tự thời gian hoặc trình tự không gian).
II. CẤU TẠO CHUNG CỦA BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
1. Mở bài
Có thể mở bài bằng một trong hai cách sau:
a. Giới thiệu sự việc mở đầu câu chuyện (mở bài trực tiếp).
b. Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể (mở bài gián tiếp).
2. Thân bài
Phát triển câu chuyện bằng cách kể lại diễn biến của câu chuyện lần lượt theo các sự vật nối tiếp nhau hoặc đồng thời diễn ra ở những nơi chốn khác nhau.
3. kết bài
Có thể kết bài bằng một trong những cách sau:
a. Nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện, về nhân vật trong truyện (kết bài mở).
b. Chỉ nêu kết cục câu chuyện, không bình luận gì thêm (kết bài không mở rộng).
B. TẬP LÀM VĂN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC, ĐÃ CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA.
Đề: Hãy kể cho các bạn cùng nghe một câu chuyện về gương “ người tốt việc tốt “ mà em đã chứng kiến.
BÀI LÀM
 Hôm ấy, chiều thứ bảy, em sang nhà ngoại chơi. Khi đi đến gần đồn công an, một sự việc xảy ra làm em chú ý. Ngay trước cổng đồn, một người phụ nữ đang vừa khóc vừa nói gì đó với chú công an. Người phụ nữ khoảng bốn mươi tuổi, ăn mặc giản dị, tay xách một gói đồ. Còn chú công an khoảng hai mươi lăm tuổi. Người phụ nữ vẫn vừa khóc vừa cầu cứu chú công an:
 - Chú ơi! Chú cứu tôi với. Bây giờ tôi biết làm sao đây!
Chú công an ôn tồn nói với người phụ nữ:
 - Chị cứ bình tĩnh kể đầu đuôi sự việc. Chúng tôi sẽ giúp chị.
Người phụ nữ nức nở:
 - Tôi đưa cháu đi chợ để mua quần áo, sách vở chuẩn bị cho cháu vào năm học mới. Trả tiền xong, quay lại, tôi đã không thấy cháu đâu cả. Tôi tìm mấy vòng quanh nơi mua bán cũng không thấy. Tôi lo quá không biết tính sao. Thế là tôi lại đây. Chú ơi! Chú giúp tôi với!
Chú công an hỏi:
 - Cháu bé là trai hay gái? Cháu mấy tuổi? An mặc thế nào?
Người phụ nữ kể cho chú công an nghe. Chú ghi ghi, chép chép ...
Đúng lúc đó tôi thấy chị Lan, gần nhà tôi, tay dắt một đứa bé trai khoảng 5 tuổi đến cổng đồn công an. Em bé vừa đi vừa khóc, mồ hôi nhễ nhại. Chị Lan dùng khăn giấy lau cho em và nói với em điều gì đó. Vừa nhìn thấy bé trai, người phụ nữ mừng quýnh:
 - Oi! Con tôi! Chú công an ơi! Cháu đây rồi!
Người phụ nữ ôm chầm lấy con. Có lẽ mừng quá nên mất mục lúc sau người phụ nữ mới quay sang cảm ơn chị Lan rối rít:
 - Cô cảm ơn cháu nhiều lắm! Nếu không có cháu bây giờ cô không biết sẽ làm sao?
Chị Lan nhẹ nhàng đáp:
 - Dạ, không có gì đâu cô ạ! Cháu sang nhà bạn. Trên đường đi, cháu thấy em đang ngồi bên gốc cây và khóc. Cháu hỏi nhưng em không nhớ số nhà nên cháu không thể đưa em về nhà được. Cháu quyết định đưa em đến đây để nhờ các chú công an giúp đỡ.
Người phụ nữ nói tiếp:
 - Cháu ngoan quá! Cháu tên gì? Cháu học lớp mấy?
Chị Lan chỉ cười, rồi xin phép về. Mọi người nhìn chị Lan bằng ánh mắt trìu mến.
Riêng tôi, tôi rất yêu quý chị Lan. Chị không chỉ giúp đỡ bà con, cô bác lối xóm mà chị luôn sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người.
Đề: Em hãy kể một câu chuyện em và các bạn giúp đỡ người tàn tật.
BÀI LÀM
 Ơ khu phố em, không ai lại không biết đến bà Năm, một bà già mù sống đơn độc trong gian nhà nhỏ gần cuối ngõ xóm.
Bà cụ tuổi đã cao, người gầy gò, đi lai chậm chạp một phần vì lưng đã còng, một phần vì đôi mắt không còn trông thấy được gì. Theo lời nhiều người lớn trong ngõ kể lại, bà bị mù cả hai mắt do hồi nhỏ bà bị cơn sốc thuốc. Đến nay bà vẫn sống trong ngôi nhà cũ của cha mẹ để lại, không chồng con, cũng chẳng có tài sản gì. Thu nhập ít ỏi mà bà có được là do công việc chẻ tăm và đũa tre mà cô nhân đã nhận ở hội người mù về giao cho bà làm.
Biết hoàn cảnh khó khăn của bà năm, một hôm Liên và Hà rủ em đến giúp đỡ bà cụ. Gian nhà tuềnh toàng nhưng cũng khá sạch sẽ do tính ngăn nắp của chủ nhân. Chắc hẳn mỗi sớm bà cụ đều mò mẫn quét nhà rồi mới ăn uống và làm việc. Liên bèn bảo em và Hà:
- Chúng mình có chiều thứ ba, chiều thứ sáu và sáng chủi nhật là được rỗi. Chúng ta đến giúp bà cụ quét dọn nhà cửa, rửa li tách, mâm bát. Để bà cụ đỡ vất vả vì phải lấy nước ở nhà bên, sau mỗi buổi đến chơi và làm việc nhà giúp cụ, chúng em xách nước đổ đầy chum. Sẵn đám đất bỏ không sau nhà, chúng em làm sạch cỏ, trồng vào đấy mấy dây khoai lang. Chỉ tưới nước mấy hôm và sau đó gặp mưa, những đọt rau non đã choài ra. Thế là bà cụ có rau ăn rồi!
Mỗi lần chúng em đến, bà cụ rất vui. Bà ngừng tay chẻ tăm, mỉm cười: 
- Các cháu ngoan và tốt bụng quá. Biết lấy gì để cảm ơn các cháu bây giờ? Bà kể chuyện cổ tích các cháu nghe nhé!
 Ba chúng em đều thích vỗ tay ầm lên. Vừa nhặt rau, đun lửa, chúng em vừa lắng nghe bà kể chuyện. Giọng bà chậm rãi, đôi mắt nhìn vào khoảng không trước mắt, tuy chẳng thấy gì nhưng có lẽ bà đang hình dung được cả thế giới cổ tích với những bà tiên, ông bụt luôn hiện ra giúp đỡ người hiền lành, khốn khó.
 Những lúc ấy, trông nét mặt bà cụ thật tươi vui và hạnh phúc.
 Chúng em cũng vậy, niền vui mà chúng em có được là đã làm một việc tốt giúp đỡ người tàn tật. Tuy việc nhỏ nhưng cũng xoa dịu phần nào nỗi cô đơn buồn bã của bà cụ lúc tuổi già, đúng như lời khuyên của câu tục ngữ: “ thương người như thể thương thân “.
 Đề: Kể câu chuyện đã được nghe, được đọc về tính trung thực.
BÀI LÀM
 Trong những việc tôi đã đọc về tính trung thực thì câu chuyện những hạt thóc giống để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất.
Thuở xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.
 Ơ làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:
- Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.
Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:
 - Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được. Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:
 - Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
 Chôm được truyền ngôi và trở thành một ông vua đức trí hiền tài.
Đề: Em hãy kể một câu chuyện em đã đọc ở sách báo, đã nghe kể lại hoặc chứng kiến về một hành động dũng cảm.
BÀI LÀM
 Mấy hôm nay các bạn cứ bàn tán về hành động dũng cảm của bạn Tâm. Vì hai đứa là bạn thân nên em đề nghị Tâm kể lại câu chuyện tham gia bắt cướp của tâm.
“ Mới bảy giờ tối mà xóm ngõ đã vắng hoe vì nhà ai cũng đang ngồi quây quần xem ti vi. Hơn một tháng nay xóm làng đã có điện nên nhiều nhà sắm ti vi.
Bỗng có tiếng hô: “ cướp, cướp, bà con ơi “ tiếp theo là tiếng chân người chạy thình thịch. Mình ra cổng thì trông thấy một người mặc áo đen chạy trước, đuổi theo sau là một người mặc đồ bộ đội cũ.
Đến đoạn đường cụt trước cửa nhà mình, tên cướp quay lại giơ con dao nhọn sáng loáng và dọa:
- Đứa nào đến đây ông đâm chết ngay.
Thế rồi với giọng ngang tàng và con dao găm dài, hắn khống chế lại người đuổi bắt hắn là bắc Tư trưởng thôn.
 Người ta kéo ra rất đông, đều đứng ở trong cửa nhìn ra...
 Lúc đó mình đứng ở trong cổng chỉ cách tên cướp khoảng 10 bước chân. Mình thấy nó giơ dao lên cũng sợ. Nhưng mình căm ghét bọn “ ăn cướp tàn ác, bất nhân “ lấy của cải người ta làm ra từ mồ hôi nước mắt. Lợi dụng tên cướp không chú ý ở sau lưng, bất thần mình nhảy ra ôm chặt hai cánh tay hắn từ phía sau. Nhanh như chớp bác tư nhảy đến tước con dao và vật hắn ngã xuống.
Bà con túm lại trói tên cướp lại giải lên trụ sở ủy ban nhân dân xã.
Lúc này bà Thơm mới kể lại câu chuyện rằng tên cướp vào nhà dùng dao hăm dọa bắt bà đưa cho hắn số tiền mà sáng nay người ta đã trả cho bà để đền bù ngôi nhà cũ đã lấy làm đường. Bất ngờ bác Tư trưởng thôn đi qua, biết chuyện liền đuổi theo tên cướp... 
Cũng từ đó sân nhà mình đông nghịt người đến chơi. Có người hỏi mình vì sao lại gan như thế, mình không biết trả lời như thế nào, chỉ nói:
- Lúc cháu thấy đó là việc cần phải làm, cháu không nghĩ gì nhiều.
Mọi người cười vui khen mình gan dạ, dũng cảm “.
Đề: Em đã từng được đọc hay được biết về những người có nghị lực, có ý chí vượt mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống, hãy kể về người ấy.
BÀI LÀM
 Em muốn kể câu chuyện về bạn Hoài Nam – một học sinh nghèo có tinh thần vượt khó ham học ở trường Ngô Gia Tự, tỉnh Bạc Liêu.
 Hoàn cảnh của Nam thật tội nghiệp. Cha mất sớm, mẹ bệnh tật triền miên, gia đình lâm vào cảnh túng thiếu, nam lại là con trai lớn. Sau Nam còn một em gái nữa. Tuổi còn nhỏ mà Nam đã phải kiếm tiền để phụ giúp mẹ là tự lo cho việc học hành. Điều ngạc nhiên đối với chúng tôi là Nam học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp, thầy cô yêu mến, bạn bè nể trọng. Thời gian học thì ít, cuộc sống lại thiếu thốn mọi bề. Thế mà Nam không bao giờ than vãn với ai một lời, bạn bè lúc nào cũng thấy Nam vui vẻ lạc quan.
 Sáng nào cũng vậy, khi mọi người đi qua tiệm cà phê Hải Châu sẽ nghe lanh lảnh tiếng rao quen thuộc của Nam: “ Vé số! Vé số chiều trúng đây! “ lúc nào cũng thấy cậu mặc chiếc quần đùi xanh đã cũ và chiếc áo sơ mi cộc tay có nhiều chỗ vá, đội một cái mũ vải bạc màu để lộ mái tóc rễ tre bờm xờm lâu ngày chưa cắt. Khác với thân hình gầy nhom, khuôn mặt của cậu khá tròn trĩnh và rất sáng sủa. Đặc biệt, đôi mắt của cậu ánh lên vẻ thông minh, lanh lợi nên bao giờ nam cũng bán hết vé số trước mọi người. Nhờ vậy mà cậu đã tranh thủ được thời gian học bài, đọc sách và làm bài tập tại ghế đá ở công viên. Thời gian tối Nam tranh thủ bán thêm vé số ở những quán cà phê đông khách kiếm thêm ít tiền. Ngoài ra, Nam còn là một người hết mình vì bạn. Thường ngày, vào những giờ giải lao, Nam thường ngồi lại hướng dẫn thêm cho những bạn tiếp thu còn chậm cách làm những bài toán mới học. Cậu luôn coi việc giúp đỡ bạn là một niềm vui của mình.
 Hoài Nam xứng đáng là một tấm gương sáng, một con ngoan trò giỏi được Tỉnh đoàn trao tặng suất học bổng “ học sinh nghèo vượt khó “ trong năm qua.
Đề: hãy kể lại một câu chuyện về lòng nhân ái hay hiếu thảo mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.
BÀI LÀM
 Ba em là một thương binh, lại chịu nỗi bất hạnh là má em lại bỏ cha con lại từ khi em mới lên hai.
Hai cha con sống với nhau bằng đồng tiền phụ cấp thương binh loại hai. Kể ra cuộc sống vật chất tuy có khó khăn nhưng hai ba con vẫn vui vẻ.
Nhưng điều làm em thương ba vô cùng là mỗi khi trở trời, những vết thương hành hạ, nhất là các mảnh đạn còn ở trong đầu, khi ở trại thương binh mấy lần ba em đã lên bàn mổ mà bác sĩ không dám mổ vì sợ ảnh hưởng đến bộ não!
Thế là đành sống chung với nó. Nhưng nó là kẻ địch trong đầu của ba em. Một tuần vài lần ba em nằm co rút người lại để khỏi bật ra tiếng rên...
Mấy hôm nay em chợt nhớ ra rằng khi còn má em, mỗi khi vết thương hành hạ thì má em xoa vò nhẹ lên đầu cho ba em đỡ căng thẳng nhiều lần, nhờ thế mà ba em ngủ được.
Em nói với ba:
- Ba ơi, con xoa đầu cho ba nhé!
- Thôi, con còn bận học và còn làm việc nhà.
- Không, con làm được mà!
Thế là từ đó, mỗi khi trở trời em đều xoa đầu nhè nhẹ cho ba em.
Nhưng rồi có một lần đi lĩnh tiền về, ba em khoe với em đã bớt tiền trà ra mua cây lăn gai để mát xa đầu, từ nay sẽ không phiền em xoa đầu nữa.
Nghe ba nói, hai hàng nước mắt em ứa ra đầm đìa.
Thế là ba em chịu được nỗi đau riêng của mình để con gái đỡ vất vả về ba.
Chao ôi! Người lớn đã làm những việc mà không bao giờ em quên được.
Một hôm, thấy ba vừa nằm vừa lấy cây lăn gai tự mát xa cho mình xem có vẻ trằn trọc khó ngủ, em chạy lại đỡ nhẹ cây lăn rồi dùng hai tay xoa nhẹ như khi trước. Vài phút sau ba em ngủ ngay. Từ đó, em không bao giờ để ba tự mát xa lấy nữa.
Đề: Hãy kể lại một câu chuyện thể hiện tấm lòng nhân ái, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa con người với con người trong cuộc sống.
BÀI LÀM
 Cuối xóm là nhà bà Sáu, hằng ngày cứ nhìn thấy chị Lan thường hay lui tới. Nhà chị Lan cách nhà em hai căn. Hôm nay, chủ nhật em được nghỉ học chị Lan rủ qua nhà bà sáu chơi, thấy việc làm của chị Lan đối với bà Sáu em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn.
Bà Sáu năm nay ngoài bảy mươi tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều. Chị Lan kể: bà Sáu có ba người con đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu “ Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng “. Một mình neo đơn sống ở tuổi xế chiều mà không có con cháu đỡ đần những lúc trái gió trở trời nên chị Lan thương bà lắm. Thường ngày chị Lan sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo, ... Không ruột rà máu mủ nhưng, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu bà sáu như bà ruột của mình.
 Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân gọi nhưng không thấy bà trả lời. Chị bước vào và đẩy cửa ra. Thấy bà Sáu đang nằm, chị vội chạy đến và lay gọi bà. Bà mới trở mình thều thào nói: “ Bà mệt quá, hai chân bà tê, không dậy được “.
Chị quay sang em và bảo em xoa dầu bóp chân cho bà để chị đi mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.
 Em cảm động quá thấy trong lòng em dâng lên một tình thương và một sự cảm phục chị vô cùng. Chị mồ côi mẹ từ bé, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ, chị sống với ba. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn nên chị đem tình thương ấy sưởi ấm bà Sáu. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị.
Một lát sau chị quay lại với tô cháo trên tay, đến bên giường và đỡ bà Sáu dậy đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây mẹ đã chăm sóc nội như chị Lan bây giờ.
Thật tuyệt vời chị Lan là một tấm gương của lòng nhân ái và đức hạnh để cho em và các bạn noi theo.
Đề: hãy kể lại một câu chuyện thể hiện tinh thần tự trọng mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.
BÀI LÀM 1
 Những hạt mưa to như mảng nước vowxsxtuwf trên trời xuống. Trên hiên nhà trường chỉ có vài đứa không có áo mưa nên còn trú lại.
May quá, bạn em có mẹ mang đến một cái áo mưa của ba bạn, rất cứng, có túi đựng đồ, thế là hai đứa trùm chung một cái áo mưa ra về.
Nhà bạn gần hơn, nên bạn giao lại áo cho em mang về. Bước vào nhà, em rũ áo cho bớt nước đi thì trong túi áo rơi ra một gói nhỏ khăn mùi xoa. Tò mò em mở ra xem thì có hơn một triệu đồng bạc mới.
 Trời ơi, em mừng quá, mấy hôm nay ba ốm không chạy xe ôm được nên chưa có tiền đóng học phí. Hơn nữa em đang khao khát có tiền để mua một cái áo đi mưa, thay cái cặp đựng sách đã rách, đôi ủng đi đã quá mòn... Nhưng... không biết ba bạn có ngờ em lấy gói tiền này không? Em tặc lưỡi nói một mình: cứ chối biến đi là mình không thấy, không lấy.
Nhưng rồi em nghĩ lại, cô giáo mới giảng thế nào là tính trung thực! Sao ta lại tham lam thế?
Trời tạnh mưa là em đem ngay cái áo mưa với gói tiền đến nhà bạn.
Mọi người đang ăn cơm, riêng ba bạn thì ngồi trên ghế, nét mặt buồn rầu.
- cháu chào bác ạ! Bác chưa xơi cơm ạ!
- chưa, bác vừa đánh mất một số tiền lớn, nên buồn không muốn ăn cơm.
Nghe ba bạn nói, tâm hồn của em xôn xao khó tả. Thế là ba bạn không nhớ rằng số tiền bỏ trong túi áo đi mưa. Em nghĩ bây giờ mình có lấy cũng không ai ngờ, em định đứng lên ra về, nhưng trong lòng vẫn thấy băn khoăn.
Thế rồi như cái máy không chủ động được mình, em bước ra hè cầm cái áo mưa và bỏ lại gói tiền trong túi. 
 Em làm ra vẻ thản nhiên chào mọi người rồi ra về.
Ra đến cổng, em muốn quay lại để nói với ba của bạn:
- thưa bác, cháu thấy ở trong áo mưa có gói tiền!
Nhưng rồi em nghĩ tại sao đã ngồi xuống ghế nghe ba bạn phàn nàn mất tiền một lúc khá lâu mà không đem trả lại gói tiền! Bây giờ quay lại mà nói thì bộc lộ rõ ràng là một kẻ có lòng tham nên lúng túng.
 Cuối cùng về đến nhà em cũng không ăn cơm được nữa. Và đêm hôm ấy em trằn trọc khó ngủ vì câu hỏi “ tại sao không lấy gói tiền khi mình khi mình đang cầm mà họ không nghi ngờ? Tại sao không trả lại gói tiền một cách thẳng thắn đàng hoàng mà phải xử trí vụng về?
Rõ ràng trong lòng mình thiếu trong sáng và trung thực! “
BÀI LÀM 2
 Từ Hà Nội em theo gia đình vào thành phố Hồ Chí Minh, và được theo học lớp 4D ở một trường PTCS.
 Cô giáo xếp cho em ngồi cùng bàn với Thịnh... thế là từ đó em được nghe các bạn xì xào bàn tán:
- Bởi vì chẳng đứa nào muốn ngồi với kẻ nịnh bợ nên cô giáo mới “ ưu tiên “ cho dân Hà Nội. 
Lúc đầu em cũng khó chịu, nhưng rõ ràng Thịnh chẳng có vẻ gì là người bạn xấu. Thịnh còn giúp em chép bài, cho mượn thước kẻ, bút chì khi bị quên ở nhà.
Hơn một tuần sau, em đã có 2, 3 người bạn mới, em tò mò xem tại sao các bạn lại ghép Thịnh vào cái tội “ kẻ nịnh bợ “ !
 Thì ra Thịnh đã làm những việc mà dưới con mắt của vài bạn “ đầu têu “ trong lớp gọi là nịnh bợ:
Cô giáo bị ốm, thương cô con còn nhỏ, người chồng lại đi công tác xa, nên cứ hai ngày một lần Thịnh đến thăm, dọn dẹp nhà cửa giúp cô.
 Một hôm, cô giáo lễ mễ ôm một chồng vở tập làm văn đã chấm xong đưa vào trường để trả cho học sinh, vừa đến cổng trường thì chồng vở bị rơi vãi lung tung. Đám học sinh đang chơi đùa rất đông nhưng chẳng ai nói gì, làm gì. Bỗng nhiên Thịnh từ trong lớp trông thấy chạy ra, miệng nói: “ cô để em giúp “ còn hai tay thì nhặt gọn những quyển vở rất nhanh.
Nhiều hôm thấy giẻ lau bảng đầy bụi phấn, làm vướng lên đầu tóc cô trắng xóa, Thịnh vội đem ra sân giũ hay đem giặt rồi “ trịnh trọng “ cầm hai tay trao lại cho cô.
 Trời ơi, những việc ấy mà là “ nịnh bơ “ ư? Sao lại có cái nhìn lạ lùng như vậy. Riêng em, em nghĩ mình sẽ cố gắng làm theo gương của Thịnh, người được gọi là kẻ nịnh bợ. Theo em Thịnh là học sinh có lòng nhân ái và lòng tự trọng cao bởi không bao giờ Thịnh “ đôi co ” với ai.
Đề: hãy kể lại một câu chuyện em được nghe kể lại, hoặc được đọc sách báo về trí thông minh.
BÀI LÀM
 Thuở ấy, có một chuyến đò chở khách sang ngang ở sông Đuống. Con thuyền đầy khách từ từ rời bến bắc sang bến nam.
Hôm ấy, đẹp trời, gió lặng, nước sông trong vắt lặng lờ trôi.
Phía xa một chiếc thuyền của ngư dân trôi tới. Trên mặt sóng, nhấp nhô, lập lờ trôi một chiếc chày gỗ cháy dở. Chắc là của một ngư ông nào đó vứt xuống.
Nhìn thấy chiếc chày trôi, một ông nghè khoảng ngoài bốn mươi tuổi liền tức cảnh đọc một vế câu đối:
 Chày cháy trôi sông của ông ngư tưởng cá. Đó là một vế đối khá hiểm hóc, có năm từ nói đến cá: cá chày, cá cháy, cá trôi, ngư, cá.
Bỗng nhiên có một chú bé thưa với ông nghè:
- thưa ông, con xin đối.
Mọi người quay lại nhìn thấy chú bé khoảng mười tuổi, có vẻ thông minh, láu lỉnh.
Ong nghè nở một nụ cười đôn hậu nhưng vẫn coi thường, ông gật đầu:
- Được, cháu cứ đối cho vui.
Chú bé trịnh trọng đọc:
 Hôm mai vượt bể người tinh tú ngỡ sao. Nghe xong, ông nghè thay đổi sắc mặt. Vế ra năm lần nói tới cá thì vế đối cũng năm lần nói tới sao. Sao hôm, sao mai, sao vượt, tinh tú, sao. Ong nghè tấm tắc khen chú bé:
- Cháu đối hay lắm rồi cháu sẽ hơn ta.
Vừa lúc đó con đò tới bến. Mọi người trả tiền rồi lên bờ. Riêng chú bé, ông lái đò phục tài nên không lấy tiền.
Chú bé lễ phép chào và cảm ơn ông lái đò, rảo bước về làng xa.
Những người trên đò không ai biết tên chú bé. Chỉ riêng có ông lái đò là biết tên chú bé: Trần Danh An quê làng Bảo Triệu.
Sau này đúng như lời tiên đoán của ông nghè, Trần Danh An thi đỗ Nhị giáp Tiến sĩ tức Hoàng Giáp.
Đề: Em hãy kể chuyện dế mèn bênh vực kẻ yếu.
BÀI LÀM
 Một hôm, khi đi qua một vùng cỏ xước, Dế Mèn gặp chị Nhà Trò đang ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội. Trông chị Nhà Trò bé nhỏ và gầy yếu thật tội nghiệp. Chị nhà trò vừa khóc vừa kể chuyện cho Dế Mèn nghe hoàn cảnh của chị:
- Trước đây, gặp lúc đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đó, mẹ em mất đi. Do ốm yếu không kiếm đủ ăn, không trả được nợ, em bị bọn nhện đánh đập. Hôm nay, bọn chúng chăng tơ ngay đường đi, đe bắt em và ăn thịt em.
Sau khi nghe Nhà Trò kể chuyện, Dế Mèn tỏ lòng thông cảm, xòe cả hai càng ra bảo Nhà Trò:
- Em đừng sợ, đã có tôi đây. Bọn nhện kia không thể cậy khỏe hiếp yếu được.
Rồi Dế Mèn dắt Nhò Trò đi. Đi được một quãng, cả hai tới chỗ bọn nhện mai phục. Chúng giăng tơ kín cả đường đi. Một anh Nhện gộc đứng chặn ngang đường, bọn nhện nấp đầy các khe đá trông rất hung dữ. Dế mèn đòi gặp tên cầm đầu bọn nhện.
Ngay lúc đó, một mụ nhện cái nhảy ra, vẻ đanh đá lắm. Dế Mèn liền quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai khiến mụ nhện hoảng sợ co rúm người lại đập đầu xuống đất như cái chày giã gạo.
Lập tức, Dế Mèn thét:
- Các người giàu có, no béo thế kia mà còn đòi mãi một tí nợ đời nảo đời nào. Lại còn tập tập cả đám để đánh đập một cô gái yếu đuối thế này. Có phá vòng vây đi không?
Bọn nhện sợ hãi, dạ ran rồi vội vàng phá hết các dây tơ.
Từ đó, con đường về tổ Nhà Trò quang hẳn.
Đề: Dựa vào bài thơ Nàng tiên Oc hãy kể lại bằng lời của em và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
BÀI LÀM 1
 Thuở ấy có một bà già nghèo sống độc thân. Bà tự mình ngày ngày ra đồng mò cua bắt ốc để kiếm sống qua ngày. Một hôm, bà bắt được một con ốc, vỏ nó phủ một màu xanh biếc trông rất lạ, rất xinh. Vì vậy, bà đem thả vào một chum nước.
 Không hiểu sao từ ngày đó trở đi, mỗi lần bà đi làm về đều thấy một điều lạ lắm. Dường như có một bàn tay nôi trợ khéo léo nào đó đã giúp bà làm hết mọi chuyện trong nhà. Từ quét dọn nhà cửa, vun xới vườn tược, cho lợn gà ăn uống đầy đủ no say đến mâm cơm dọn sẵn lên bàn, tươm tất đâu vào đấy. Bà quyết định tìm ra nguyên nhân sự lạ ấy. Một hôm bà giả vờ đi làm như mọi ngày, đến nửa đường bà bèn quay lại, tìm chỗ kín, ngồi rình xem chuyện gì đã xảy ra ở nhà mình. Bỗng nhiên, bà thấy một người con gái từ trong chum nước bước ra. Nàng đẹp như một cô tiên giáng trần, tuổi độ mười tám đôi mươi. Nàng mặc một bộ đồ màu xanh xinh xắn như một tố nữ trong tranh. Nước da trắng ngần, đôi môi hồng thắm chúm chím như đóa sen hồng sắp nở. Nàng bước vào nhà don dẹp... Bà nhẹ nhàng đến bên chum nước, cầm vỏ ốc lên rồi đập vỡ ra từng mảnh. Nghe động, người con gái vội vàng trở lại chum nước để chui vào vỏ ốc, nhưng đã quá muộn. Bà nhìn cô gái rồi nói:
- Con gái ơi! Hãy ở lại đây với mẹ!
Từ đó cô trở thành đứa con yêu của bà. Hai mẹ con họ sống thật đầm ấm hạnh phúc.
BÀI LÀM 2
 Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có một bà cụ nghèo không chồng, khoiong con, bà sống trong một túp lều tranh tuềnh toàng. Hàng ngày, từ sáng sớm tinh mơ bà đã thức dậy ra đồng mò cua bắt ốc để kiếm sống. Bà cụ có dáng người nhỏ bé, thân hình gầy còm bước đi chậm chạp, da mặt cụ đen và nhăn nheo, trông thật tội nghiệp. Nhưng đôi mắt của bà tinh tường và nhân hậu ai nhìn cũng thể hiện sự thông cảm, và gần gũi. Vì thế mọi người trong làng đều yêu thương và quý mến bà.
Cũng như mọi hôm bà cũng dậy sớm và ra đồng mò cua, bắt ốc. Tình cờ bà nhặt được một con ốc lạ, , nó xinh xắn và rất khác với những con ốc bình thường. Vỏ nó màu hồng trông rất dễ thương. Vì thế bà không bán mà bà mang về thả ốc trong một cái chum để nuôi.
 Một điều kì lạ, từ khi bà thả con ốc vào chum, mỗi lần bà đi làm về thì bao giờ nhà cửa cũng được quét dọn sạch sẽ từ trong ra ngoài ngăn nắp, cơm nước đã được dọn sẵn. Dường như có một người nào đó đang âm thầm giúp bà. Bà cụ quyết định phải tìm cho ra lẽ. Rồi một buổi sáng, bà giả vờ đi làm như mọi khi. Đến nửa đường bà quay trở lại, tìm một góc khuất núp kín, quan sát. Bỗng nhiên từ trong chum bà thả con ốc, một nàng tiên xinh đẹp hiện lên, rồi nhẹ nhàng bước vào nhà làm việc. Nhân lúc nàng tiên đang cắm cúi làm việc, bà rón rén đến bên chum nhặt chiếc vỏ ốc lên rồi đập vỡ ra. Thấy động nàng tiên quay lại chum nước định chui vào vỏ ốc nhưng đã muộn. Bà cụ bước lại ôm nàng tiên, xúc động nói: con hãy ở lại đây với ta.
 Từ đó về sau hai mẹ con sống với nhau đầm ấm, hạnh phúc.
Đề: em hãy kể lại chuyện đã đọc: sơn tinh, thủy tinh.
BÀI LÀM 1
 Ngày xưa, đời hùng vương 18 có công chúa mị nương xinh đẹp. Vua cha muốn kén rể hiền tài.
Có hai vị thần đến cầu hôn cùng một ngày. Một người là sơn tinh, thần núi ba vì tuấn tú tài giỏi. Chàng vẫy tay về phía đông hiện ra đồi núi, vẫy tay về phía tây mọc hàng dãy núi đồi. Một chàng là thủy tinh ở biển đông, có tài hô mưa gọi gió. Cả hai đều xứng đ

File đính kèm:

  • docNhung bai van hay ta loai vat lop 4.doc