Tổng hợp các dạng bài Hóa học

doc53 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tổng hợp các dạng bài Hóa học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu tạo nguyên tử
Câu 1 Viết cấu hình e của Fe(Z=26), Cu(Z=29), Br(Z=35), Ca(Z= 20), S(Z=16), Fe2+, Fe3+, Cu2+, Br-. Xác định vị trí của chúng trong bảng HTTH. Nêu tính chất hoá học đặc trưng của Fe,Cu,Ca,S,Br2 và viết PTPƯ minh hoạ. 
Câu 2: Cation R+ có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3p6. 
a-Viết cấu hình e và xác định vị trí của R trong bảng HTTH. 
b-Tính chất hoá học đặc trưng nhất của R là gì? Lấy các PƯ để minh hoạ. 
c- Anion X- có cấu hình e giống R+. Viết cấu hình e của X. 
Câu 3: Cho 3 nguyên tố A, M, X có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns1, ns2np1, ns2np5. 
a - Dựa vào cấu hình electron,hãy xác định vị trí của A, M, X trong bảng HTTH; biết n =3. 
b - Viết PTPƯ giữa các chất trên với H2O, dung dịch HBr, dung dịch NaOH, dung dịch AlBr3. 
Câu 4: Hợp chất Z dược tạo bởi hai nguyên tố M, R có công thức MaRb trong đó R chiếm 6,667% về khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử M có n = p + 4; trong hạt nhân nguyên tử R có n’= p’, trong đó n, p; n/, p/ là số nơtron và số proton tương ứng của M và R. Biết rằng tổng số hạt proton trong phân tử Z bằng 84 và a+b = 4. Tìm CTPT của Z. 
Câu 5: A và B là 2 nguyên tố thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau trong cùng một phân nhóm chính của bảng HTTH. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của A và B là 32. 
a- Viết cấu hình e của Avà B và xác định vị trí của chúng trong bảng HTTH. 
b- Viết PTPƯ điều chế A và B từ quặng Đolomit. 
Câu 6: A và B là hai nguyên tố thuộc hai phân nhóm chính kế tiếp nhau, B ở nhóm V,ở trạng thái đơn chất A và B có phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của A và B là 23. Viết cấu hình e của A, B và XĐ vị trí của A,B trong bảng HTTH. 
Viết 5 PTPƯ trực tiếp điều chế A từ các chất khác nhau. 
Câu 7:
a- Trong số các đồng vị sau đây của M thì đồng vị nào thoả mãn điều kiện:
 	Số proton: Số nơtron = 13:15. (55M,56M,57M,58M). 
b-Viết PTPƯ của M với Cl2, MCl3, H2SO4 và cho MO tác dụng với HNO3 đặc, KMnO4 trong H2SO4 loãng, CO (ở nhiệt độ cao). 
Câu 8: Hợp chất A có công thức MXa trong đó M chiếm 140/3 % về khối lượng, X là phi kim ở chu kỳ 3, trong hạt nhân của M có số proton ít hơn số nơtron là 4; trong hạt nhân của X có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong 1 phân tử A là 58. 
a- Viết cấu hình e của M, X, M2+, M3+, X2-. Tính chất hoá học đặc trưng của M, X?
b- Từ MXa, viết PTPƯ điều chế H2SO4. 
Câu 9: Hợp chất X có công thức RAB3 trong đó R chiếm 40% về khối lượng. Trong hạt nhân của R, A, B đều có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong 1 phân tử X là 50. B là phi kim. XĐCTPT của X. Viết PTPƯ của hợp chất AB với Fe2O3, Al2O3, CuO. 
Câu 10: Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố A và B có KLPT là 76. A,B có số o xi hoá cao nhất là +a, +b và có số oxi hoá âm là -x, -y; thoả mãn điều kiện: a=x, b=3y. XĐCTPT của X, biết rằng trong X thì A có số oxi hóa là +a. Viết PTPƯ của B với H2,H2SO4 đặc, Fe. 
Câu 11: Tổng số e trong anion AB32- là 42, B là phi kim,trong hạt nhân của A và B đều có số proton bằng số nơtron. Viêt cấu hình e của A,B và tính số khối của A, B. 
Cân bằng PTPƯ sau: AB32- + MnO4- + H+ AB42- + Mn2+ + H2O. 
Câu 12: Tổng số hạt trong 1 nguyên tử của nguyên tố X là 40. Viết cấu hình e của X. 
Hoàn thành sơ đồ: X3+ X(OH)3 XO2-. 
Câu 13: Hợp chất A có công thức M2X. Tổng số hạt trong 1 phân tử X là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2- là 23. Tổng số hạt trong M+ lớn hơn trong X2- là 31. 
a-Viết cấu hình e của M, M+, X, X2- và xác định vị trí của M, X trong bảng HTTH. 
b-Viết PTPƯ của M với H2O, dung dịch NaOH, dung dịch CuCl2, dung dịch NH4NO3, dung dịch AlCl3. 
Câu 14: (Đại học Quốc gia TPHCM -2001)
 Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8. Xác định A và B. 
Câu 15: (Đại học Huế -2001)
 Cho 2 nguyên tố A và B có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11 và 13. 
Viết cấu hình electron và cho biết vị trí của chúng trong bảng HTTH. 
A có khả năng tạo ra ion A+ và B có khả năng tạo ra ion B3+. Hãy so sánh bán kính của A với A+; B với B3+ và A với B. Giải thích. 
Câu 16:(Đại học Cần thơ-2001)
 Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện. Xấc định R và vị trí của R trong bảng HTTH. 
Câu17:(Đại học Xây dựng-2001)
 Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối và tên nguyên tố. Viết cấu hình electron của nguyên tử X và các ion tạo thành từ X. 
Viết các phản ứng xảy ra khi cho X tác dụng lần lượt với Fe2(SO4)3; HNO3 đặc,nóng. 
Câu 18:
 1)(Đại học SPKT TPHCM-2001): Cation X3+ và anionY2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Xác định X, Y và vị trí của chúng trong bảng HTTH. 
2)(Đại học TCKT Hà nội-2001): Cho biết Sắt có số hiệu nguyên tử là 26. 
Không dùng bảng HTTH hãy xác định vị trí của nó trong bảng. 
Cho biết số oxi hóa có thể có của Sắt. 
Viết các PTPƯ biểu diễn mối quan hệ giữa các số o xi hoá của Sắt sau đây (mỗi mũi tên cho 1 ví dụ). 
 	 Fe+2
 Fe Fe+3 
Câu 18: (ĐHTM-2001)
1. Cho biết cấu hình electron của A:1s22s22p63s2, của B là 1s22s22p63s23p64s1. Xác định vị trí (STT,chu kì,phân nhóm ) của A, B trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. A, B là những nguyên tố gì?
Viết phương trình phản ứng của A, B với H2O ở điều kiện thường nếu có. 
2. Hoà tan hoàn toàn m (g) kim loại Ba vào nước thu được 1,5 lít dung dịch X có pH =13. Tính m?
Câu 19(ĐHSPHN-2001)
 Cho 1,08 (g) kim loại X thuộc phân nhấm chính nhóm II của bảng hệ thống tuần hoàn phản ứng với nước ta được 1,10 lít hiđrô ở 770 mmHg và 290C. Gọi tên X, viết cấu hình electron của X và ion của nó. 
Biết rằng trong hạt nhân nguyên tử x số proton bằng số hạt nơtron. 
Câu 20. (CĐSP_HN_2001)
Ion M3+ có cấu tạo lớp vỏ electron ngoài cùng là 2s2 2p6. 
Hãy viết cấu hình electron của M và cho biết M thuộc chu kì nào? phân nhóm nào và là nguyên tố gì?
Nguyên tắc điều chế M từ M3+ trong công nghiệp? (Nêu rỗ các điều kiện cần thiết ). 
Tinh chất hoá học cơ bản của M? Viết một phản ứng để minh hoạ. 
Điện ly
Bài 1: Dung dịch A chứa a mol Na+, b mol NH4+, c mol HCO3-, d mol CO32- và e mol SO42- (không kể các ion H+ và OH- của H2O). Thêm (c + d + e) mol Ba(OH)2 vào dung dịch A, đun nóng thu được kết tủa B, dung dịch X và khí Y duy nhất có mùi khai. Tính số mol của mỗi chất trong kết tủa B, khí Y và mỗi ion trong dung dịch X theo a, b, c, d, e. 
Bài 2: a) Sự điện li là gì? Làm thế nào để biết một chất khi tan vào nước có điện li không?
b) Độ điện li là gì? Nó có giới hạn trong khoảng nào,phụ thuộc vào những yếu tố nào?
c) Từ nguyên liệu chính là muối ăn, đá vôi, nước, không khí, chất xúc tác... viết các PTPƯ điều chế các chất sau: 1) Na2CO3 ; 2) NH4NO3 ; 	3) NH4HCO3. 
Bài 3: 1) Hãy giải thích sự điện li của NaCl khi tan vào nước. Thế nào là chất điện li mạnh, yếu, không điện li. Cho các ví dụ minh hoạ. 
2) Có 3 ống nghiệm,mỗi ống chứa hai cation và hai anion (không trùng lặp giữa các ống nghiệm) trong số các cation và anion sau: NH4+, Na+, Ag+, Ba+2, Mg2+, Al3+ và Cl-, Br-, NO3-, SO42-, PO43-, CO32-. Hãy xác định các cation và anion trong từng ống nghiệm. 
Bài 4: Một dung dịch chứa a mol Na+, b mol Ca2+, c mol HCO3- và d mol Cl-. 
Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d và công thức tính tổng khối lượng của muối trong dung dịch. 
Bài 5: A là dung dịch HCl 0,2M; B là dung dịch H2SO4 0,1M. Trộn A và B với thể tích bằng nhau được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X. 
Bài 6: Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3- và 0,02 mol Cl-. Hỏi nước trong cốc thuộc loại nước cứng tạm thời hay vĩnh viễn? Giải thích? Đun nước sôi hồi lâu, số mol các ion sẽ bằng bao nhiêu? Nước còn cứng nữa không? Có thể dùng các hoá chất nào đó trong số các hoá chất cho dưới đây: HCl, Ca(OH)2, Na2CO3 để làm mềm nước ban đầu trong cốc hay không? Viết PTPƯ. 
Bài 7: Kết quả xác định nồng độ mol của các ion trong một dung dịch như sau: Na+: 0,05; Ca2+: 0,01; HCO3 -: 0,01; Cl-: 0,04 và CH3COO -: 0,025. Kết quả đó đúng hay sai,tại sao?
 Bài8: Trong một dung dịch có các ion Ca2+, Na+, Mg2+, Cl- và HCO3-. Hãy nêu và giải thích: 
- Khi cô cạn có thể thu được những chất gì?
- Khi nung chất rắn sau khi cô cạn có thể thu được những chất gì?
Bài 9: Nước cứng là gì? phân biệt các loại độ cứng của nước? Nguyên tắc làm mất tính cứng của nước. Có thể dùng chất nào sau đây làm nước mất cứng:Ca(OH)2, NaHCO3, H2SO4, Na2CO3, Na3PO4, C17H35COONa. 
Bài 10: a) Hãy giải thích hiện tượng tạo thành nhũ trong các hang động và hiện tượng nước suối có tính cứng. 
b) Một cốc nước chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Cl-; 0,01 mol Mg2+; 0,02 mol Ca2+ và 0,05 mol HCO3-. Kết quả số mol đó đúng hay sai? tại sao?
Đun sôi cốc nước trên một hồi lâu,hỏi nước sau khi đun còn cứng hay không, từ đó kết luận nước ban đầu là tạm thời vĩnh cửu hay toàn phần. 
Bài 11: Có 2 dung dịch A và B. Mỗi dung dịch chỉ chứa 2 cation và 2 anion trong số các ion sau: 
 Ion: K+ Mg2+ NH4+ H+ Cl- SO42- NO3- CO32-
 Mol: 0,15 0,10 0,25 0,20 0,10 0,075 0,25 0,15 
Xác định các ion trong từng dung dịch. Tính khối lượng của chất tan trong mỗi dung dịch và lượng các chất thoát ra khỏi dung dịch khi cho A tác dụng với B. 
Axit - Bazơ theo Bronsted
Bài 1: Cho rất từ từ dung dịch A chứa x mol HCl vào dung dịch B chứa y mol Na2CO3. Sau khi cho hết A vào B ta được dung dịch C. Hỏi trong dung dịch C có những chất gì, bao nhiêu mol tính theo x, y. Nếu x=2y thì pH của dung dịch C là bao nhiêu sau khi đun nhẹ để đuổi hết khí. 
Bài 2: 1) Dung dịch HCl có pH =3. Cần phải pha loãng dung dịch axit này (bằng nước) bao nhiêu lần để thu được dung dịch HCl có pH = 4?
2) Cho a mol NO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa a mol NaOH. Dung dịch thu được có giá trị pH lớn hơn hay nhỏ hơn 7? tại sao? 
Bài 3: Những loại muối nào dễ bị thuỷ phân? Phản ứng thuỷ phân có phải là phản ứng trao đổi proton hay không? Nước đóng vai trò axit hay bazơ. 
Bài 4: Dùng thuyết Bronsted hãy giải thích vì sao các chất Al(OH)3, H2O, NaHCO3 được coi là những chất lưỡng tính?
Bài 5: Hãy giải thích tại sao nước nguyên chất có pH =7 và nước hoà tan CO2 (khi để nước cất ngoài không khí) lại có pH <7? Cho vài giọt dung dịch quỳ tím vào các dung dịch NH4Cl, Na2SO4, Na2CO3; dung dịch chuyển màu gì? Giải thích?
Bài 6: Hãy dùng các phản ứng hoá học để giải thích các hiện tượng xảy ra khi lần lượt cho từ từ dung dịch HCl, khí CO2, dung dịch AlCl3 vào các dung dịch Na2CO3 và vào dung dịch NaAlO2 cho tới dư. Các phản ứng xẩy ra có phải là phản ứng axit bazơ hay không?
Bài 7: Cho một ít chất chỉ thị quỳ tím vào dung dịch NH3 loãng ta được dung dịch A. Hỏi dung dịch có màu gì? Màu dung dịch A biến đổi như thế nào trong các thí nghiệm sau:
a) Đun nóng dung dịch hồi lâu? b) Thêm một số HCl bằng số mol NH3 có trong a?
c) Thêm một ít Na2CO3? d) Thêm AlCl3 tới dư?
Bài 8: Cho dung dịch NaOH có pH =12 (dung dịch A)
1) C ần pha loãng dung dịch A bao nhiêu lần để thu được dung dịch NaOH có pH =11. 
2) Cho 0,5885 (g) muối NH4Cl vào 100 ml dung dịch A và đun sôi dung dịch,sau đó làm nguội và thêm một ít phenoltalein vào. Hỏi dung dịch có màu gì?
Câu 9: Các chất và ion cho dưới đây đóng vai trò axit,bazơ, lưỡng tính hay trung tính: NH4+, Al(H2O)3+, C6H5O-, S2-, Na+, Cl-? Tại sao?
Hoà tan 5 muối NaCl,NH4Cl,AlCl3,Na2S,C6H5ONa vào nước thành 5 dung dịch,sau đó cho vào mỗi dung dịch một ít quỳ tím. Hỏi dung dịch có màu gì? Tại sao? 
Bài 10: Theo định nghĩa mới về axit bazơ của Bronsted,các ion: Na+ NH4+,CO32-,CH3COO-,HSO4-,K+,Cl-, HCO3- là axit,bazơ, lưỡng tính hay trung tính? Tại sao? Trên cơ sở đó hãy dự đoán các dung dịch cho dưới đây có giá trị pH lớn hơn hay nhỏ hơn 7: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4. 
Bài 11: Các chất cho dưới đây là axit,bazơ, lưỡng tính hay trung tính (theo Bronsted)? Tại sao: Na2SO4, H2O, K2CO3, AlC l3, Fe2(SO4)3, NH3,CO2. 
Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho các dung dịch trên tác dụng với nhau lần lượt từng đôi một (kể cả phản ứng thuỷ phân). 
Bài 12:1) So sánh pH của các dung dịch HCl và CH3COOH có cùng nồng độ mol. Giải thích. 
2) So sánh nồng độ mol của các dung dịch NaOH và CH3COONa có cùng pH. Giải thích. 
3) Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100ml dung dịch gồm HNO3 và HCl (có pH = 1) 
để thu được dung dịch có pH =2. 
Điện phân - Ăn mòn kim loại
Bài 1: Viết các PTPƯ điện phân lần lượt xảy ra ở các điện cực khi điện phân dung dịch FeCl3,CuCl2 và HCl,biết thứ tự thế điện hoá như sau: Fe3+ /Fe2+ > Cu2+/ Cu > 2H+/H2 >Fe2+/Fe. 
Bài 2: Bản chất của quá trình điện phân là gì? Cho Ví dụ. Hãy cho biết khi điện phân loại muối trung hoà nào thì sau điện phân ta thu được dung dịch có pH>7; pH <7; pH=7?
 Viết phản ứng minh hoạ cho từng trường hợp. 
Bài 3: Hãy so sánh và giải thích tốc độ thoát khí Hiđro trong các thí nghiệm sau:
 1)Nhúng thanh Kẽm trong dung dịch HCl 1M. 
 2)Nhúng thanh Kẽm trong dung dịch HCl 1M có nhỏ vài giọt CuSO4. 
 3)Nhúng hỗn hợp Kẽm và Sắt trong dung dịch HCl 1M
Bài 4: Cho các chất ACln,RxOy,MOH ở trạng thái nóng chảy. Viết PTPƯ điện phân. Phương pháp điện phân trên thường dùng để điều chế những kim loại nào?
Bài 5: 1) So sánh quá trình ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá học?
2) Giải thích quá trình ăn mòn vỏ mạn tàu thuỷ (chế tạo từ thép carbon) ở khu vực mạn tàu tiếp xúc với nước biển và không khí. 
3) Vì sao để bảo vệ vỏ tàu thuỷ khỏi bị ăn mòn, người ta gắn các khối kẽm vào vỏ tàu. 
Bài 6: 1) Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa hai quá trình: cho Cu tác dụng với dung dịch AgNO3 và điện phân dung dịch AgNO3 với anot bằng Cu. 
2) Một hợp chất có công thức là CuCO3. Cu(OH)2. Từ chất đó có thể có những phương pháp nào điều chế được Cu? Phương pháp nào thu được Cu tinh khiết hơn cả?
Bài 7: 1) Nêu sự khác nhau về quá trình cho - nhận electron trong phản ứng điện phân và phản ứng o xi hoá khử? 
2) Viết PTPƯ điện phân xảy ra khi điện phân (với cực điện trơ,màng ngăn xốp dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl trong 3 trường hợp:b = 2a,b 2a. 
Bài 8: Viết PTPƯcó thể xảy ra khi điện phân dung dịch hỗn hợp gồm HCl,CuCl2,NaCl với điện cực trơ,có màng ngăn. pH của dung dịch sẽ thay đổi như thế nào trong quá trình điện phân?
Bài 9: 1) Những quá trình nào đã xảy ra trên bề mặt của điện cực platin khi điện phân dung dịchAgNO3? Viết sơ đồ điện phân và phương trình dạng tổng quát. 
2) Nếu dung dịch sau khi điện phân có pH =3,hiệu suất điện phân là 80 %,thể tích của dung dịch được coi như không đổi (100ml) thì nồng độ các chất trong dung dịch sau điện phân là bao nhiêu? Khối lượng AgNO3 trong dung dịch ban đầu là bao nhiêu? 
Bài 10: Mắc nối tiếp các bình điện phân sau:
- Bình một đựng dung dịch CuSO4 
- Bình hai đựng dung dịch KCl (có màng ngăn)
- Bình ba đựng dung dịch AgNO3. 
Hỏi sau khi ở catôt bình một thoát ra 3,2 (g) kim loại thì ở các điện cực còn lại thoát ra những chất gì? bao nhiêu mol? pH của các dung dịch thay đổi như thế nào. Biết rằng sau điện phân trong dung dịch vẫn còn muối. 
Bài 11: Tiến hành điện phân (điện cực trơ,màng ngăn xốp) 1 dung dịch chứa m (g) hỗn hợp CuSO4 và NaCl cho tới khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả 2 điện cực thì dừng lại,thu được 0,448 lít khí (đktc). Dung dịch sau điện phân có thể hoà tan tối đa 0,68 (g) Al2O3. 
 1- Tính m và khối lượng catot tăng lên trong quá trình điện phân. 
 2- Tính khối lượng dung dịch giảm trong quá trình điện phân,(nước bay hơi không đáng kể). 
phương pháp đại số
Bài 1: Hoà tan hoàn toàn 3,04(g) hỗn hợp A gồm Fe,Cu vào 60 ml dung dịch HNO3 (d=1,026 g/ml) vừa đủ thu được 0,896 lít NO (đktc). Tính% khối lượng hỗn hợp A,CM,C% của dung dịch HNO3 ban đầu. 
Bài 2: A và B là các dung dịch HCl a(M) và b(M). Lấy V1 lít dung dịch Acho tác dụng với AgNO3 dư thu được 35,875 (g) kết tủa. Để trung hoà V2 lít dung dịch B cần 500 ml dung dịch NaOH 0,3M. Trộn V1 lít dung dịch A với V2 lít dung dịch B được 2 lít dung dịch C. Tính CM của dung dịch C. Mặt khác,lấy 100ml dung dị ch a và 100ml dung dịch B cho tác dụng hết với Fe thì lượng H2 thoát ra từ 2dung dịch chênh lệch nhau 0,02mol. Tính a và b. 
Bài 3: Khi hoà tan cùng 1 lượng kim loại R vào dung dịch HNO3 và vào dung dịch H2SO4 loãng,thu được H2 và NO có số mol bằng nhau. Khối lượng muối Nitrat bằng 159,21% khối lượng muối Sunfat. Xác định kim loại R. 
Bài 4: Cho 11,7 (g) 1 kim loại R hoá trị 2 tác dụng với 350 ml dung dịch HCl 1M thì sau phản ứng kim loại còn dư. Cũng lượng kim loại này nếu cho tác dụng với 200 ml dung dịch H2SO4 1M thì sau phản ứng axit còn dư. Xác định kim loại R. 
Bài 5: a) Oxi hoá hoàn toàn p (g) kim loại X thu được 1,25p (g) oxit. Hoà tan muối Cacbonat của Y bằng dung dịch H2SO4 9,8% vừa đủ thu được dung dịch muối sunfat có nồng độ 14,18%. Tìm X,Y. 
 b) Hoà tan a(g) hỗn hợp X,Y (trong đó Y chiếm 30% về khối lượng) bằng 50ml dung dịch HNO3 63% (d=1,38) tới khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,75a(g) chất rắn A,dung dịch B và 7,3248 lít hỗn hợp (NO2và NO) đo ở 54,60Cvà 1 atm. Hỏi khi cô cạn dung dịch B thì thu được bao nhiêu (g) muối khan. 
Tính a. 
Bài 6: Có 2 bình A,B có dung tích như nhau. Bình A chứa 1mol O2,bình B chứa 1 mol Cl2; trong mỗi bình đều chứa 10,8 (g) 1 kim loại R hoá trị duy nhất là n. Nung nóng các bình để các phản ứng xảy ra hoàn toàn,sau đó làm lạnh đến O0C thì tỉ lệ áp suất trong A và B là7:4. Xác định R. 
 Lấy 2,16g R để ngoài không khí,sau 1 thời gian,khối lượng thanh R tăng thêm 0,024 (g). 
 Tính %R bị o xi hoá. 
Bài 7: Hoà tan hoàn toàn 2,16 (g) một oxit kim loại (X) trong dung dịch HNO3 loãng thu được 0,224 lít NO (đktc). Xác định CTPT của X và tính thể tích dung dịch HNO3 2M cần dùng.
 Viết PTPƯ theo sơ đồ: + O2dư,nhiệt đọ cao +COdư,nhiệt độ cao +HCl,O2 
 X X2 X2 X3
Bài 8: Hoà tan 4 (g) hỗn hợp gồm Fe và một kim loại M hoá trị 2 vào dung dịch HCl thu được 2,24 lít H2(đktc). Nếu dùng 2,4 (g) kim loại R cho vào 500 ml dung dịch HCl 1M thì HCl dư. Xác định kim loại R và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. 
Bài 9: Hỗn hợp A gồm một số hidrocarbon là đồng đẳng kế tiếp. Tổng KLPT của các hidrocarbon trong A là 252. trong đó KLPT hidrocarbon nặng nhất bằng 2 lần KLPT của hiđrocacbon nhẹ nhất. Xác định CTPT của các hiđrocacbon. 
Bài 10: A là dung dịch H2SO4 x mol/lít. B là dung dịch KOH y mol/lít. Trộn 200ml dung dịch A với 300ml dung dịch B,thu được 500ml dung dịch C. Để trung hoà 100ml dung dịch C cần dùng 40ml dung dịch H2SO4 0,1M. Mặt khác,trộn 300 ml dung dịch A với 200 ml dung dịch B thu được 500 ml dung dịch D. Xác định x,y. Biết rằng 100ml dung dịch D phản ứng vừa đủ với 2,04 (g) Al2O3. 
Bài 11: Trộn V1lit dung dịch HCl 0,6M với V2 lít dung dịch NaOH 0,4M thu được 0,6 lít dung dịch A. Tính V1,V2,biết rằng 0,6 lít dung dịch A có thể hoà tan hết 1,02 (g) Al2O3. 
phương pháp trung bình
Bài 1: Dẫn luồng CO dư qua 6 (g) hỗn hợp 2 oxit của Mangan rồi cho sản phẩm khí qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được10g kết tủa. XĐCTPT 2 oxit của Mangan và tính% khối lượng của chúng trong hỗn hợp,biết số mol oxit có hoá trị thấp gấp 3 lần số mol oxit hoá trị cao. 
Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 28,4g hỗn hợp 2 muối Cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ thuộc 2 chu kì kế tiếp vào dung dịch HCl dư thu được 6,72lit CO2 (đktc) và dung dịch A. Xác định CTPT 2 muối cacbonat và tính % khối lượng của chúng trong hỗn hợp. 
Cho A tác dụng với AgNO3 dư thu được 114,8g kết tủa. Tính thể tích dung dịch HCl 1M ban đầu. 
Bài 3: Hoà tan m (g) hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào H2O thu được dung dịch A và V lít H2 (đktc). Thêm 100 ml dung dịch HCl 0,35M vào dung dịch A. Để trung hoà hết lượng axit còn dư cần thêm tiếp 50ml dung dịch NaOH 0,1M và thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 2,3675 (g) muối khan. Xác định 2 kim loại kiềm. Tính m,V và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. 
 Nếu sục 0,448 lít CO2 (đktc) vào dung dịch A thì thu được bao nhiêu (g) muối. 
Bài 4: Cho 115,3g hỗn hợp X gồm MgCO3 và RCO3 tác dụng với 500ml dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch A,chất rắn B và 4,48 lít CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch A được 12g muối khan. Nung B đến khối lượng không đổi được 11,2lit CO2(đktc) và chất rắn B1. Xác định kim loại R,tính CM của dung dịch H2SO4 đã dùng,tính khối lượng của B và B1. Biết rằng: nRCO3=2,5nMgCO3. 
Bài 5: Nitro hoá benzen bằng HNO3 thu được 2 chất hữu cơ A và B hơn kém nhau 1 nhóm -NO2. Đốt cháy hoàn toàn 2,34g hỗn hợp A;B thu được CO2,H2O và 255,8ml N2 ở 270C; 740mmHg. XĐCTPT của A và B và tính % khối lượng của chúng trong hỗn hợp. 
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn a(g) hỗn hợp 2 ankan Avà B hơn kém nhau k nguyên tử carbon thu được b(g)CO2. Chứng minh rằng: b - 22ak+7bk < n < b 
 22a - 7b 22a - 7b 
 (n là số nguyên tử C trong ankan chứa ít C hơn). 
 XĐCTPT của A và B và tính % thể tích của chúng trong hỗn hợp,biết a= 2,72; b = 8,36; k=1. 
Bài 7: Chia hỗn hợp 2 rượu no,đơn chức,mạch hở,kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na thu được 4,48 lít H2(đktc). Phần 2 đun nóng với H2SO4đặc ở 1400C thu được 7,704g hỗn hợp 3 ete. Tham gia phản ứng ete hoá có 50% lượng rượu nhỏ và 40% lượng rượu lớn. XĐCTPT của 2 rượu. 
Bài 8: Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon A,B thuộc loại ankan, anken , akin. Tỷ lệ KLPT của chúng là 22: 13. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,5g và có 147,75g kết tủa. XĐCTPT của A,B và tính %khối lượng của chúng trong hỗn hợp. 
Bài 9: Chia hỗn hợp 2 rượu no,mạch hở A và B thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 0,896lít khí (đktc). Đốt cháy hết phần 2 thu được 3,06g nước và 5,28g CO2. XĐCTCT của 2 rượu,biết rằng khi đốt cháy a mol A hoặc B thì thu được không quá 3a mol CO2. 
Bài 10: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng,phân tử của chúng chỉ chứa một loại nhóm chức. Chia X thành 2 phần bằng nhau: Phần 1 đốt cháy hoàn toàn rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy(chỉ có CO2 và hơi nước)hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư được 7g kết tủa và khối lượng bình tăng 5,24g. Phần 2 cho tác dụng với Na dư thu được V lít H2 ở 27,3OC và 1atm. XĐCTCT và tính % khối lượng mỗi chất trong X. Tính V. 
Phương pháp ion
Bài 1: Dung dịch A chứa các ion: Na+; NH4+; SO42-; CO32-. Dung dịch đó được điều chế từ 2 muối trung hoà nào? Chia dung dịch A thành 2 phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư,nung nóng,ta thu được 4,3g kết tủa và 470,4ml khí ở 13,5oC và 1atm. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 235,2ml khí ở 13,5o và 1atm. Tính tổng các muối trong 1/2 dung dịch A. 
Bài 2: Hoà tan a(g) hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước thu 400ml dung dịch A. Cho từ từ 100ml dung dịch HCl 1,5M vào dung dịch A thu được dung dịch B và 1,008 lít khí (đktc). Cho B tác dụng với Ba(OH)2dư thu được 29,55g kết tủa. 
1-Tính a,và CM của các ion trong dung dịch A. Bỏ qua sự cho nhận H+ của các ion HCO3- và CO3- 
2- Nếu đổ từ từ dung dịch A vào bình đựng 100ml dung dịch HCl 1,5M; tính thể tích CO2 (đktc)thu được. 
Bài 3: Có 600 ml dung dịch (Na2CO3và NaHCO3). Thêm 5,64g hỗn hợp K2CO3 và KHCO3 vào dung dịch trên,thu được dung dịch A (giả sử thể tích dung dịch A vẫn là 600ml ). Chia dung dịch A thành 3 phần bằng nhau: Cho rất từ từ 100ml dung dịch HCl vào phần 1,thu được dung dịch B và 448ml khi (ĐKTC) bay ra. Thêm Ca(OH)2 (dư) vào dung dịch B thấy tạo thành 2,5g kết tủa. Phần 2 cho tác dụng vừa đủ với 150ml dung dịch NaOH 0,1M. Cho khí HBr (dư) đi qua phần 3,sau đó cô cạn thì thu được 8,125g muối khan. Tính CM của các muối trong dung dịch A và của dung dịch HCl 
Bài 4: Một hỗn hợp A gồm M2CO3; MHCO3; MCl (M là kim loại kiềm ) cho 43,71g A tác dụng hết với Vml (dư) dung dịch HCl 10,25% (d =1,05 g/ml) thu được dung dịch B và 17,6 (g) khí C. Chia C làm 2 phần bằng nhau: Phần 1 phản ứng vừa đủ với 125ml dung dịch KOH 0,8M,cô cạn dung dịch thu được m (g) muối khan. Phần 2 tác dụng hoàn toàn với AgNO3 dư thu được 68,88g kết tủa trắng. Tính KLNT của M,% khối lượng các chất trong A và giá trị của V và m. 
Bài 5: Một hỗn hợp A gồm BaCl2,MgCl2,KCl. Cho 44,7g A tác dụng với 600ml dung dịch AgNO3 2M thu dung dịch D và kết tủa B. Cho 22,4g Fe vào dung dịch D thu dung dịch E và chất rắn F. Cho F vào dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít H2. Cho NaOH dư vào dung dịch E thu được kết tủa X. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 24g chất rắn Y. Tính khối lượng của B,F và tính % khối lượng các chất trong A. 
Bài 6: Hoà tan 19,28g một loại muối kép ngậm nước gồm amônisunfat và sắt sunfat vào nước rồi chia làm 2 phần bằng nhau: Phần 1 tác dụng với BaCl2 dư thu được 9,32g kết tủa. Phần 2 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư,đun nóng thu được dung dịch A,kết tủa B và khí C. Lượng khí C thoát ra hấp thụ vừa đủ bởi 80ml dung dịch HCl 0,25M. Nung B trong không khí tới khối lượng không đổi được 10,92g chất rắn. Xác định CT của muối kép.
Bài 7: Để xác định thành phần của muối kép A có công thức p(NH4)2SO4. qFex(SO4)y. tH2O,người ta tiến hành các thí nghiệm sau: Lấy 9,64gA hoà tan vào nước,sau đó

File đính kèm:

  • docTong hopday du.doc