Tổng hợp Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn: Địa lý - Bảng A
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn: Địa lý - Bảng A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 1: đề thi học sinh giỏi lớp9 Môn: Địa lý - Bảng A- Thời gian : 150 phút. Câu 1: (1,5đ) Nối các ý ở mục A và mục B sao cho phù hợp: Số liệu năm 2003 (Số liệu SGK lớp 9). A b TT Các vùng và các nước TT Mật độ dân số a b c d e g Cả nước Bắc trung bộ Đông nam bộ Đồng bằng sông hồng Tây nguyên Tây bắc 1 2 3 4 5 6 202 246 1192 476 67 84 Câu 2: (3,5đ) Em hãy nêu đặc điểm nguồn lao động nước ta ? Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay? (Sử dụng trong sách hướng dẫn cách làm bài thi tuyển sinh ĐH- CĐ) Câu 3:(5đ) Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có nền kinh tế phát triển nhất so với các vùng kinh tế khác trong cả nước. (Sách hướng dẫn cách làm bài thi tuyển sinh ĐH- CĐ) Câu 4: (5đ) Cho bảng số liệu sau: Xuất khẩu của nước ta phân hoá theo các châu lục trong thời kỳ 1985- 1996. Đơn vị: Triệu rúp- đôla Mỹ Các châu lục 1985 1996 Châu á Châu Âu Châu Mỹ Châu Phi úc và châu Đại Dương 145,0 421,2 13,7 - 2,4 5251,5 1174,6 299,5 26,7 72,9 Tổng cộng 582,3 6825,2 Hãy nhận xét về sự thay đổi xuất khẩu của nước ta trong thời gian nói trên. (Ôn luyện kỹ năng thực hành thi vào ĐH- CĐ). Câu 5: (5đ) Cho bảng số liệu sau: Tổng sản phẩm trong nước phân theo nhóm ngành kinh tế. (Giá hiện hành, đơn vị: tỉ đồng) Năm Nhóm ngành 1985 1988 1989 1992 1996 1999 Nông, lâm- Ngư nghiệp 47 7139 11.818 37.513 70.334 101.723 Công nghiệp xây dựng 32 3695 6444 30.135 79.501 137.959 Dịch vụ 38 4586 9831 42887 108.774 160.260 Tổng số 117 15.420 28093 110.535 258609 399.942 1, Vẽ biểu đồ phù hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành ở nước ta thời kỳ 1985- 1999. 2, Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian trên. ( Sách hướng dẫn cách làm bài thi tuyển sinh ĐH- CĐ) Đề số 2: đề thi học sinh giỏi lớp 9 Môn: Địa lý . Bảng A Thời gian : 150 phút. Câu 1: ( 1 điểm). Tô kín vào ô ý em cho là đúng nhất. Nhận định về dân cư và lao động của Việt Nam có các ý kiến cho rằng: a. Lao động đông, tăng nhanh, phân bố không đều trong cả nước . b. Nguồn lao động không nhiều, nhưng tăng nhanh chất lượng lao đôngk cao, phần lớn đã qua đào tạo, phân bố không đều trong cả nước . c. Nguồn lao động rồi dào, tăng nhanh, có nhiều kinh nghiệm, lực lượng lao động có kỷ luật cao, tập trung chủ yếu trong các thành phố lớn . (Bài tập trắc nghiệm lớp 9) Câu 2: ( 4 điểm). Những nguyên nhân nào dẫn tới sự bùng nổ dân số ở nước ta ? sự gia tăng dân số quá nhanh đưa đến những hậu quả gì ? ( Tuyển chọn những bài ôn luyện thi vào ĐH-CĐ ). Câu 3: ( 5 điểm) Phân tích đặc điểm tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long . Những đặc điểm này có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế. ( Hướng dẫn cách làm bài thi tuyển sinh vào ĐH-CĐ ). Câu 4:(5 điểm). Dựa vào bảng số liệu dưới đây,hãy nhận xét về sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp theo giá trị sản lượng và giải thích. Giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp năm 1997 phân hoá theo vùng: Đơn vị tính: Tỉ đồng Khu vực Giá trị sản lượng công nghiệp - Miền núi và trung du phía Bắc. - Đồng bằng Sông Hồng - Bắc Trung Bộ - Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên - Đông Nam Bộ - Đồng Bằng sông Cửu Long 12 995,2 29 966,8 5 519,6 8 218,1 1 211,1 93 391,9 18 890,1 Hãy nhận xét về sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp theo giá trị sản lượng và giải thích. (Ôn luyện kĩ năng thực hành thi vào ĐH-CĐ). Câu 5 : (5 điểm) Dựa vào số liệu ở bảng thống kê dưới đây em hãy: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu học sinh phổ thông của nước ta phân theo cấp học trong 2 năm học 1992-1993 và 1997-1998. Nhận xét về cơ cấu học sinh phổ thông 2 năm học nói trên Đơn vị : (Nghìn học sinh). Cấp học Năm học 1992-1993 Năm học 1997-1998 Tiểu học THCS TH phổ thông 9 527,2 2 813,4 570,4 10 431,3 5 252,1 1 390,2 ( Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kỹ năng thi vào ĐH-CĐ) Đáp án: Môn Địa-Bảng A Thời gian 150 phút. Đề số 1: Câu 1: (1,5đ) Nối mỗi ý đúng cho 0,25đ Các ý sau là đúng: a nối 2 b nối 1 c nối 4 đ nối 2 e nối 6 g nối 5 Câu 2: (3,5đ) a, Đặc điểm nguồn lao động: + Số lượng nguồn lao động: - Nguồn lao động phong phú do dân số nước ta thuộc loại trẻ, số dân đông (năm 1999 là 76,3 triệu) : (0,25đ). - Tốc độ gia tăng nguồn lao động tương đối cao (khoảng 3% năm) nên hàng năm số lao động được bổ sung thêm là lớn ( hơn 1 triệu người): (0,25đ) + Chất lượng nguồn lao động: - Nguồn lao động của nước ta cần cù, chịu khó, nhiều kinh nghiệm sản xuất có khả năng tiếp thu nhanh về KH- kỹ thuật: (0,25đ) - Trình độ nguồn lao động nói chung là ngày càng được nâng cao: (0,25đ) - Tác phong công nghiệp còn hạn chế, thiếu lao động có tay nghề cao: (0,25đ) + Phân bố nguồn lao động : - Phân bố chưa hợp lí giữa các vùng lãnh thổ và giữa các khu vực sản xuất- Lực lượng lao động tập trung quá cao ở vùng đồng bằng và duyên hải, gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm: (0,25đ) b, Vấn đề việc làm: - Nước ta có lực lượng lao động dồi dào (cả nước là 37,4 triệu người năm 1988) nhưng nền kinh tế chưa phát triển đã tạo nên sức ép rất lớn đối với giải quyết việc làm hiện nay : (0,25đ). - Số người chưa có việc làm tương đối nhiều: năm 1998cả nước có 9,4 triệu người thiếu việc làm và 856 nghìn người thất nghiệp. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là 28,2 %, tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 6,8% : (0,25đ) c, Hướng giải quyết việc làm: - Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước: (0,25đ) - Phân bố lại nguồn lao động, chấm dứt tình trạng di dân tự do: (0,25đ) * Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn : - Phát triển mô hình trang trại, kinh tế ở hộ gia đình: (0,25đ). - Đẩy mạnh công nghiệp chế biến Nông, Lâm – Thuỷ sản, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống: (0,25đ). * Các biện pháp khác: - Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở thành phố: (0,25đ). - Đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hoá gia đình- chú trọng công tác hướng nghiệp ở các nhà trường- đa dạng các loại hình đào tạo: (0,25đ). Câu 3: (5đ). So với các vùng khác trong nước, Đông Nam Bộ đã hội tụ được các thế mạnh chủ yếu sau đây: a, Vị trí địa lí : - Đông Nam Bộ giáp với đồng bằng Sông Cửu Long, giáp duyên hải, Nam Trung Bộ, Tây nguyên và Campuchia. (0,5đ). - Có vùng biển với các cảng lớn, tạo điều kiện liên hệ với các vùng trong nước và quốc tế. (0,5đ). b, Về tự nhiên: * Đất: - Đất ba dan khá màu mỡ (khoảng 40% diện tích đất của vùng này),đất xám bạc màu mỡ( phù xa cổ): (0,25đ). - Thuận lợi cho việc hình thành chuyên canh cây công nghiệp trên qui mô lớn. :(0,25đ). * Khí hậu- nguồn nước. - Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, vật nuôi: (0,5đ). - Hệ thống sông đồng nai (có giá trị về thuỷ lợi, thuận tiện giao thông đường thuỷ): (0,5đ). * Khoáng sản: - Dầu khí (trên thềm lục địa) có trữ lượng lớn, có khả năng phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn: (0,25đ). - Các khoáng sản khác (sét, cao lanh): (0,25đ). * Sinh vật: - Rừng (kể cả rừng ngập mặn) có giá trị về lâm nghiệp và du lịch: (0,25đ) - Vùng biển lắm cá, tạo ra các ngư trường lớn có ý nghĩa đối với việc phát triển ngành hải sản : (0,25đ). c, Về kinh tế – xã hội. * Nguồn công - Nguồn lao động đồi dào. (0,25đ). - Tập trung nhiều lao động có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ:(0,25đ) - Cơ sở hạ tầng hiện đại đang được hoàn thiện: (0,25đ) * Mạng lưới đô thị, trung tâm công nghiệp. - Có các trung tâm công nghiệp lớn như TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà và Vũng Tàu: (0,25đ) * Hoạt động xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước (60,3 % năm 2002) : (0,25đ) * Là địa bàn thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất so với cả nước: 50,1% năm 2003: (0,25đ). Câu 4: (5đ) . 1, Xử lí số liệu: (2đ). Đơn vị: %. Các châu lục 1985 1996 - Châu á - Châu Âu - Châu Mĩ - Châu phi - úc và châu đại dương 24,9 72,3 2,4 - 0,4 76,9 17,2 4,4 0,4 1,1 Tổng cộng 100,0 100,0 âu Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002. 2, Nhận xét: (3đ) a- Xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh. Trong thời gian nói trên, trị giá xuất khẩu tăng gần 10,4 lần :(1đ). b- Cơ cấu giá trị xuất khẩu. - Năm 1985: xuất khẩu chủ yếu sang Châu Âu (Liên xô và Đông Âu) chiếm tới 72,3 % tổng gía trị xuất khẩu. Các Thị trường châu Mỹ, úc và châu Đại Dương rất hạn chế (tương ứng là 2,4 và 0,4 %) thị trường Châu Phi chưa có (1đ). - Năm 1996: tình hình ngược lại thị trường xuất khẩu chủ yếu là Châu á (76,9%). Thị trường Châu Âu giảm mạnh chỉ còn (17,2%). Thị trường Châu Mỹ, úc và châu Đại Dương được cải thiện, song còn rất khiêm tốn (4,1 và 1,1%). Bước đầu đã có thị trường ở Châu Phi, tuy còn rất nhỏ: (1đ). Câu 5: 1, Xử lí số liệu: (1đ). Đơn vị: % Năm Nhóm ngành 1985 1988 1989 1992 1996 1999 Nông, lâm- Ngư nghiệp 40,17 46,3 42,07 33,94 27,2 25,43 Công nghiệp xây dựng 27,35 23,96 22,94 27,26 30,74 34,50 Dịch vụ 32,48 29,74 34,99 38,8 42,06 40,07 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 (Thí sinh có thể làm tròn số) 2, Vẽ biểu đồ miền: (2đ). - Đúng khoảng cách năm trên trục hoành. - Đẹp tương đối chính xác. - Có kí hiệu và chú ý theo 3 nhóm ngành. 3, Nhận xét: (1đ). - Giai đoạn 1985- 1988: Tỉ trọng Nông, Lâm, Ngư nghiệp tăng mạnh, tỉ trọng công nghiệp dịch vụ giảm: (0,5đ). - Giai đoạn 1988- 1999: Tỉ trọng Nông- Lâm- Ngư nghiệp liên tục giảm mạnh, công nghiệp xây dựng liên tục tăng, dịch vụ tăng nhanh nhưng không đều.(1999 so với 1996 có giảm): (0,5đ). 4, Giải thích : (1đ). - Giai đoạn 1985- 1988: bước đầu chuyển đổi cơ cấu quản lí, nông nghiệp phát triển khá mạnh trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đáp ứng với cơ chế mới nên phát triển chậm. Kết quả là tăng tỉ trọng Nông, Lâm, Ngư nghiệp giảm tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ: (0,5đ). Giai đoạn 1988- 1999: Công cuộc đổi mới đựoc đẩy mạnh và phát huy tác dụng, phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển kinh tế. Đặc biệt thu hút đựoc vốn đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp và dịch vụ làm cho tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, tỉ trong Nông lâm, ngư nghiệp giảm : (0,5đ). Đáp án: Môn Địa- Bảng A Thời gian 150 phút. Đề số2: Câu 1: (1 đ) Tô vào ô đúng . ý c Câu 2: (4đ). 1, Những nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ dân số ở nước ta: - Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do đời sống ngày càng được nâng cao, y tế có nhiều tiến bộ làm giảm tỉ lệ tử vong và nâng cao tuổi thọ của con người. (0,5đ). - Mặt khác dân số tăng nhanh còn do ảnh hưởng của nền kinh tế nông nghiệp, nguyên nhân tâm lí cũ trọng nam khinh nữ, nguyên nhân sinh lí (số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao). (0,5đ). 2, Sự gia tăng dân số quá nhanh đã gây sức ép rất lớn đối với mọi mặt hoạt động kinh tế- xã hội của đất nước. - Đối với kinh tế: Dân số tăng làm cho nhu cầu tiêu dùng lớn nên cũng hạn chế đến quỹ tích luỹ, ảnh hưởng đến đầu tư cho phát triển kinh tế. Dân số tăng nhanh cũng có thể làm cho số người không có công ăn việc làm tăng nhanh, việc khai thác và sử dụng nguồn lao động có nhiều khó khăn. (1đ). - Đối với giáo dục- văn hoá, y tế,... Dân số hàng năm tăng nhanh (gần 1,5 triệu người), làm cho tỉ lệ trẻ em cao, gây sức ép tới giáo dục, văn hoá, y tế. Tình trạng trẻ em bỏ học, thất học, suy dinh dưỡng,... chiếm tỉ lệ khá cao, nhất là ở những vùng sâu , vùng xa vùng núi và vùng dân tộc ít người. (1đ). - Đối với xã hội: các vấn đề giải phóng phụ nữ, việc làm, nhà ở, tệ nạn xã hội,... cũng có liên quan đến vấn đề dân số. (0,5đ). - Đối với môi trường: Dân số tăng nhanh là một nguyên nhân làm cho nhiều tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm, có nguy cơ bị cạn kiệt (khoáng sản, đất, sinh vật quý hiếm và nhất là rừng bị tàn phá nghiêm trọng) môi trường bị ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái, thiên tai ngày càng tăng... (0,5đ). Câu 3: 1, Phân tích đặc điểm tự nhiên của Đồng Bằng Sông Cửu Long: (3đ). * Vị trí: - Nằm liền kề với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh: (025đ). - Phía tây của đồng bằng giáp v ới CamPuChia: (0,25đ). * Tài nguyên thiên nhiên: - Đất đai là tài nguyên quan trọng nhất của vùng, có 3 nhóm chính: (0,25đ). + Nhóm đất phù xa ngọt ven sông là loại đất tốt nhất, chạy thành một dải dọc Sông Tiền và sông Hậu: (0,25đ). + Đất phèn chiếm diện tích 1,6 triệu ha, phân bố thành các vùng tập trung (Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cần Thơ): (0,25đ). + Đất mặn phân bố ở cực nam Cà Mau và dải đất duyên hải Gò Công, Bến Tre:(0,25đ). Diện tích của 2 nhóm đất phèn và đất mặn thay đổi theo mùa. Về mùa khô, có khoảng 2,5 triệu ha. Nhưng về mùa mưa chỉ còn 1 triệu ha: (0,25đ). - Khí hậu: + Khí hậu mang tính chất cận xích đạo: (0,25đ). + Lượng mưa lớn, tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng 5 -> tháng 11). ít bão hoặc nhiễu loạn thời tiết: (0,25đ). - Thuỷ văn: (0,25đ) + Hệ thống sông ngoài dày đặc, chủ yếu là sông Cửu Long. Hệ thống kênh rạch chằng chịt, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông. - Sinh vật: Tài nguyên sinh vật phong phú: (0,25đ). + Thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn và rừng chàm. + Động vật: có ý nghĩa nhất là động vật sống dưới nước. Đặc biệt là tôm và cá. Ngoài ra ở đây còn là nơi hình thành nhiêù vườn chim độc đáo. - Khoáng sản: Không nhiều chỉ có mộ số lọai chính: (0,25đ). +Đá vôi ở Hà Tiên, than bùn có diện tích vài chục ngàn ha ở Cà Mau: + Dầu khí có triển vọng, phân bố ở thềm lục địa giáp biển Đông và vịnh Thái Lan. 2, Những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển kinh tế. * Thuận lợi: - Đồng bằng sông Cửu long có thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với địa bàn kinh tế trọng điểm phía nam, đặc biệt là với thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ giao lưu trao đổi hàng hoá với các nước trên bán đảo Đông Dương: (0,25đ). - Có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất so với các vùng khác. Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm khá màu mỡ, rất thích hợp cho việc trồng lúa. Đây là vựa lúa lớn nhất nước ta, diện tích gieo trồng chiếm 52% diện tích gieo trồng toàn quốc: (0,25đ). - Khí hậu rất phù hợp cho sinh vật tăng trưởng và phát triển. Đó là tiền đề cho việc thâm canh tăng vụ: (0,5đ). - Hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện cho giao thông đường thuỷ. Đồng thời sự chia sẻ châu thổ thành các ô vuông tạo điều kiện để thau chua, rửa mẳn trong mùa khô và là nơi cung cấp thực phẩm, nuôi trồng thuỷ sản: (0,25đ). * Khó khăn: - Đất phèn và đất mặn chiếm diện tích lớn. Hiện tượng đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước làm giảm sút năng xuất cây trồng: (0,25đ). - Mùa khô kéo dài, thêm vào đó là sự xâm nhập sâu của nước mặn làm cho tính chất mặn của đất tăng. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, mùa mưa lũ lụt: (0,25đ). - Khoáng sản nghèo nàn: (0,25đ). Câu 4: (5đ). 1, Nhận xét: - Giá trị sản lượng công nghiệp của các vùng không đều nhau: (1đ). - Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất (chiếm 51,76% toàn quốc) và cao gấp nhiều lần các vùng khác (gấp gần 80 lần Tây Nguyên, 17 lần Bắc Trung Bộ,...) : (0,5đ). - Đồng Bằng sông Hồng có giá trị sản lượng công nghiệp đứng đứng thứ 2, tiếp đó là đồng bằng sông Cửu Long,... Tây Nguyên là nơi có giá trị sản lượng công nghiệp thấp nhất: (0,5đ). 2, Giải thích: - Sự khác nhau về giá trị sản lượng giữa các vùng là kết quả của sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp: (1đ)). - Những vùng có giá trị sản lượng công nghiệp cao là những vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao, do nơi đây có những thuận lợi về vị trí địa lí, tài nguyên, kết cấu hạ tầng, lực lượng lao động có kỹ thuật.... (1đ). - Những vùng có sản lượng thấp, nhất là ở Tây Nguyên là do hoạt động công nghiệp ở đây còn hạn chế vì sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên (kết cấu hạ tầng chưa phát triển, thiếu lao động có tay nghề,...) (1đ). Câu 5: (5đ). 1, Xử lí số liệu : (1,5đ). (đơn vị: %) Cấp học Năm học: 1992- 1993 Năm học: 1997- 1998 Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông 73,8 21,8 4,4 61,1 30,1 8,1 Tổng cộng 100,0 100,0 2, Vẽ biểu đồ tròn: (2,5đ). - Vẽ đúng tỉ lệ trên hình tròn. Hình tròn năm học 1992- 1993 có bán kính nhỏ hơn hình tròn năm học 1997- 1998. - Đẹp, tương đối chính xác. - Có ký hiệu, chú giải theo 3 cấp học. 3, Nhận xét: - Có sự thay đổi về cơ cấu học sinh phổ thông trong 2 năm học 1992- 1993 và 1997- 1998 : (0,5đ). - So sánh năm học 1992- 1993. Tỉ trọng học sinh ở cấp Tiểu học giảm ( 12,7%). Song tỉ trọng ở cấp trung học cơ sở và phổ thông trung học lại tăng lên ( tương ứng là 9% và 3,7 %): (0,5đ)./. Đề Thi Học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 (đề 3) Bảng A Thời gian: 150 phút (Không kể giao đề) Câu 1: (5 điểm) Giải thích vì sao đồng bằng sông Hồng lại là nơi dân cư tập trung đông nhất cả nước. (Tài liệu: Hướng dẫn cách làm bài thi tuyển sinh môn Địa-Nhà xuất bản giáo dục – tác giả Lê Thông - trang 128). Câu2: ( 5 điểm) Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên (Tài liệu: Hướng dẫn cách làm bài thi tuyển sinh môn địa-nhà xuất bản giáo dục – tác giả Lê Thông- trang 187). Câu3 : (5 điểm). Cho bảng số liệu sau: Diện tích và sản lượng lúa ở Việt Nam thời kì 1986-1999. Năm 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 1999 Diện tích trồng lúa (triệu ha) 5,70 5,71 6,04 6,47 6,59 7,00 7,36 7,64 Sản lượng lúa (triệu tấn) 16,00 17,00 19,22 21,59 23,52 26,39 29,14 31,39 Tính năng suất lúa (đơn vị: tạ/ha) qua các năm. Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng sản lượng và năng suất lúa ở nước ta thời kì 1986-1999 (Tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Lam Sơn - Năm 2004-2005). Câu 4: (4 điểm). Nguồn lao động và vấn đề việc làm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Hãy: Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất mối quan hệ: Tổng số lao động, số lao động có việc làm và số lao động cần phải giải quyết việc làm ở 3 khu vực (cả nước, thành thị, nông thôn) năm 1995 dựa theo bảng số liệu sau: Hiện trạng lao động và việc làm ở nước ta năm 1995. (Đơn vị : triệu người) Cả nước Thành thị Nông thôn Tổng số lao động 37 9 28 Số người có việc làm 31 7 24 Số người cần giải quyết việc làm 6 2 4 b. Từ biểu đồ đã vẽ, có thể rút ra nhận xét gì? (Tài liệu: Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kỹ năng thi vào Đại học, Cao đẳng môn Địa lý – nhà xuất bản giáo dục- trang 20 ) Câu 5:( 1 điểm). Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có các hải cảng quan trọng là: Hội An - Dung Quất - Quy Nhơn - Cam Ranh. Đà Nẵng - Dung quất - Quy Nhơn- Nha Trang Dung Quất - Sa Huỳnh - Nha Trang - Cam Ranh. Hai câu (b) và (c) đúng. Hãy chọn đáp án đúng trong các câu trả lời trên. (Tài liệu: Câu hỏi tự luận và trắc nghiệm môn Địa lý lớp 9 – Nhà xuất bản giáo dục- trang 84). Hướng dẫn chấm môn Địa lý lớp 9 (đề 3) Bảng A Câu 1: (5 điểm) Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung đông dân vì: Nguyên nhân về tự nhiên: - Đồng bằng sông Hồng là đông bằng châu thổ rộng lớn, với diện tích khoảng 1,5 triệu ha. ( 0,5 điểm) Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú (0,5 điểm) Đồng bằng sông Hồng Có nguồn nước phong phú, cùng khí hậu nhiệt đới gió mùa (0,5 điểm) Là điều kiện tốt cho sự sống của cư dân (0,5 điểm) Nguyên nhân về khai thác lãnh thổ: Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng được khai phá và định cư lâu đời nhất ở nước ta, cùng với những điều kiện tự nhiên thuận lợi đã thu hút dân cư đến sinh sống từ lâu đời. (1 điểm) Nguyên nhân về kinh tế xã hội: Nền nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng sông Hồng đã có từ lâu đời. (0,5 điểm). Ngày nay, trình độ thâm canh cao cùng với việc phát triển nhiều nghề thủ công truyền thống càng đòi hỏi phải có nhiều lao động . (0,5 điểm) ở đồng bằng sông Hồng đã hình thành một mạng lưới trung tâm công nghiệp quan trọng và mạng lưới đô thị khá dày đặc. (0,5 điểm) Sự phát triển của công nghiệp và đô thị đã góp phần làm tăng mức độ tập trung dân số ở vùng này. (0,5 điểm). Câu 2: (5 điểm). * Thuận lợi: Về tự nhiên: + Tây nguyên nằm gọn trong vành đai nhiệt đới , nắng nóng quanh năm, thích hợp với cây cà phê. (0,5 điểm). + Đất đỏ bazan, tầng phong hoá dày, giàu chất dinh dưỡng. (0,5 điểm). + Địa hình cao nguyên xếp tầng, khá bằng phẳng dễ khai thác. (0,5 điểm). + Khí hậu có tính chất cận xích đạo, phân hoá theo mùa mưa- mùa khô và theo độ cao (0,5 điểm). + Mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy và bảo quản cà phê. (0,5 điểm). Về kinh tế xã hội: + Đội ngũ lao động có kinh nghiệm. (0,25 điểm). + Có cơ sở vật chất đang phát triển. (0,25 điểm). + Chính sách (đổi mới trong quản lý, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài). Thị trường xuất khẩu mở rộng. (0,5điểm) * Khó khăn -Về tự nhiên: Mùa mưa đất đai bị xói mòn , mùa khô thiếu nước tưới. (0,5 điểm) -Về kinh tế xã hội : +Thiếu lao động tay nghề cao. (0,25 điểm) + Cơ sở hạ tầng nghèo nàn lạc hậu. (0,5 điểm) + Thị trường xuất khẩu chưa ổn định. (0,25 điểm) Câu 3 (5 điểm) a/ Tính năng suất lúa qua các năm (1 điểm) Năm 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 1999 Năng suất (tạ/ha) 28,1 29,7 31,8 33,3 35,7 37,7 39,6 41,0 b/Nhận xét và giải thích . (4 điểm) *Nhận xét: Từ năm 1986 đến năm 1999: -Năng suất và sản lượng lúa hàng năm đều tăng. (1 điểm) -Sản lượng lúa tăng (1,96 lần) nhanh hơn năng suất lúa(1,45 lần). (1 điểm) * Giải thích : Năng suất lúa ngày càng tăng là do: Đẩy mạnh trình độ thâm canh tăng năng suất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. (1,0điểm). Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật (hệ thống thuỷ lợi, đẩy mạnh cơ giới hoá ). (0,25 điểm). Năng suất lúa tăng, diện tích gieo trồng tăng. ( 0,25 điểm). Thay đổi cơ cấu mùa vụ, tăng vụ, các chính sách kích thích sản xuất lúa phát triển. (0,5 điểm). Câu 4 (4 điểm ). Vẽ biểu đồ (2 điểm). * Biểu đồ thích hợp nhất là dạng cột chồng: Ba cột : cả nước , thành thị, nông thôn (có ghi các số liệu tương ứng trong cột ). Biểu đồ dạng khác không tính điểm. * Yêu cầu: Chính xác, đẹp. Có chú giải. Nhận xét: Năm 1995 cả nước có 37 triệu lao động. Số người chưa có việc làm là 6 triệu (chiếm 16,2% lực lượng lao động cả nước). Đây là tỷ lệ khá cao (1 điểm). Khu vực thành thị có 9 triệu lao động trong đó có 2 triệu người chưa có việc làm (chiếm 22,2 % số lao động thành thị ) cao hơn tỷ lệ trung bình cả nước 6% . ( 0,5 điểm). Khu vực nông thôn có 28 triệu lao động, trong đó có 4 triệu người giải quyết việc làm (chiếm 14,3% số lao động ở nông thôn). (0,5 điểm). Câu 5 (1 điểm). Đáp án (b) đúng. Đề Thi Học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 (đề 4) Bảng A Thời gian: 150 phút (Không kể giao đề) Câu 1: (5 điểm) Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta. Việc phân bố dân cư như vậy đã gây nên hậu quả gì? (Tài liệu: -Tuyển chọn những bài ôn luyện thi vào Đại học, Cao đẳng môn Địa. Nhà xuất bản giáo dục- trang 35). - Câu hỏi tự luận và trắc nghiệm môn Địa lý lớp 9- Nhà xuất bản giáo dục- trang 10). Câu 2: (5 điểm) Phân tích những điều kiện ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển giao thông vận tải ở nước ta. (Tài liệu: Hướng dẫn cách làm bài thi tuyển sinh môn Địa lý- Nhà xuất bản giáo dục- trang 174). Câu 3: (4,5 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy: Nhận xét về sản lượng lương thực phân theo các vùng ở nước ta năm 1995. Nêu nguyên nhân . Sản lượng lương thực của các vùng năm 1995: Các vùng Sản lượng (nghìn tấn) Trung du và miền núi phía bắc 2996,7 Đồng bằng sông Hồng 5073,3 Bắc Trung Bộ 2505,5 Duyên hải Nam Trung Bộ 1986,6 Tây Nguyên 667,0 Đông Nam Bộ 1350,9 Đồng bằng sông Cửu Long 12990,9 (Tài liệu: Tuyển chon những bài ôn luyện thực hành kỹ năng thi vào Đại học Cao đẳng môn Địa- Nhà xuất bản giáo dục- trang 41 ). Câu 4 : (4,5 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây: Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá hiện hành. (Đơn vị tính: tỷ đồng) Năm Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 1990 20666,5 16393,5 3701,0 572,0 1992 41892,6 33345,0 7500,3 1047,3 1995 85507,6 66793,8 16168,2 2545,6 1997 98852,3 76858,3 19287,0 2707,0 1998 107917,3 87618,5 17551,2 2747,6 Hãy: Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ 1990-1998. Nhận xét về sự thay đổi đó (Tài liệu: Tuyển chọn những bài ôn luyện thi vào Đại học, Cao đẳng môn Địa. Nhà xuất bản giáo dục- trang 202). Câu 5 (1 điểm). Nguồn lao động nước ta dồi dào có tốc độ tăng nhanh có đặc điểm: Năng động, nhiều kinh nghiệm trong nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật. Còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn. Cả hai câu đều đúng. Câu a đúng, b sai. Hãy chọn đáp án đúng trong các câu trả lời trên. (Tài liệu: Câu hỏi tự luận và trắc nghiệm môn Địa lý lớp 9- Nhà xuất bản giáo dục -trang 14). Hướng dẫn chấm môn Địa lý lớp 9 (đề 4) Bảng A Câu 1:(5 điểm) * Đặc điểm phân bố dân cư nước ta: Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng và các địa phương: (0,5 điểm). - Tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng, ven biển. (0,5 điểm) Khoảng 80% dân cư cả nước cư trú ở vùng đồng bằng phì nhiêu của các con sông lớn và vùng ven biển. (0,5 điểm). - Dân cư thưa thới ở các vùng núi và cao nguyên (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng cư dân chưa tới 1/4số dân cả nước). (0,5 điểm)
File đính kèm:
- de thi hs gioi tinh.doc