Tổng hợp phần truyện Việt Nam 1930 – 1945

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp phần truyện Việt Nam 1930 – 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG HỢP PHẦN TRUYỆN VIỆT NAM 1930 – 1945

1, Nhà văn nào được Nguyễn Tuân coi là (qua tác phẩm của mình) đã "xui người nông dân nổi loạn"?

A. Thanh Tịnh. 


C. Ngô Tất Tố. 


B. Nam Cao. 


D. Nguyên Hồng. 

2. Hình ảnh "bàn tay" trong hai câu văn: "Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước...Một bàn tay quan nhẹ vuốt mái tóc tôi" nhằm diễn tả ý gì?

A. Tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với con thơ. 


B. Sự âu yếm của mẹ hiền. 


C. Tình thương con bao la của mẹ hiền. 


D. Sự săn sóc của mẹ hiền. 

3, Từ “u” trong câu: “U nó không được thế !” thuộc từ gì ?

A. Từ mượn 


B. Từ địa phương 


C. Biệt ngữ xã hội 


D. Từ toàn dân 

4. Đọc đoạn văn sau:Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, này lên. (Lão Hạc, Nam Cao)Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?

A. mải mốt. 


C. chốc chốc. 


B. vật vã. 


D. xôn xao. 

5. Đọc kĩ câu văn sau:- Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ...- Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát...- Cai lệ vẫn giọng hầm hè...- Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.- Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
(Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố)
Ý nào sau đây nói đúng nhất tính cách của tên cai lệ được thể hiện trong những câu văn trên?

A. Có những lời lẽ, cử chỉ đểu cáng và phũ phàng đến rợn người. (3) 


B. Có tính cách hung bạo, dã thú. (2) 


C. Cả (1), (2), (3) đều đúng. 


D. Hung hăng, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay. (1) 

6. Qua sự miêu tả của nhà văn trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, giữa tên cai lệ và người nhà lí trưởng có điểm gì giống nhau nhất về mặt nhân cách?

A. Cùng bất nhân, tàn ác. 


C. Cùng ghét vợ chồng chị Dậu. 


B. Cùng là nông dân. 


D. Cùng làm tay sai. 

7, Hành động " Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?

A. Là người có trách nhiệm với chồng, với con. 


C. Là người hành động theo bản năng. 


B. Là người có tình với gia đình nhà chồng. 


D. Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận. 

8, Ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn: "Tôi quen thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng"? (Tôi đi học, Thanh Tịnh)

A. Cho người đọc thấy những kỉ niệm trong buổi sáng đến trường đầu tiên luôn ám ảnh nhân vật "tôi". 


B. Tô đậm vẻ đẹp của những cành hoa tươi nở giữa bầu trời quang đãng. 


C. Nói lên nỗi nhớ thường trực của nhân vật "tôi" về ngày đến trường đầu tiên. 


D. Tô đậm cảm giác trong trẻo, tươi sáng của nhân vật "tôi" trong ngày đến trường đầu tiên. 

9, Các ý trong đoạn trích Trong lòng mẹ được sắp xếp theo trình tự nào?

A. Không gian. (2) 


C. Cả (1), (2), (3) đều đúng. 


B. Sự phát triển của sự việc. (3) 


D. Thời gian. (1) 

10, Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng?

A. Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng. 


B. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng. 


C. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng. 


D. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ. 

11, Qua lời kể của người cha, cho thấy con trai lão Hạc là người như thế nào?

A. Thương cha và quyết chí ra đi làm giàu. 


C. Thương cha nhưng vẫn quyết ra đi làm giàu. 


B. Quyết ra đi khi giàu có mới trở về làng. 


D. Không lấy được vợ nên phẫn chí ra đi. 

12. Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, chị Dậu hiện lên là con người như thế nào?

A. Căm thù bọn tay sai của thực dân phong kiến. (2) 


B. Có thái độ phản kháng mạnh mẽ đối với bọn tay sai. (3) 


C. Giàu tình yêu thương với chồng con. (1) 


D. Cả (1), (2), (3) đều đúng. 

13. Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào?

A. Ngữ âm, từ vựng. 


C. Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. 


B. Ngữ pháp, từ vựng. 


D. Ngữ âm, ngữ pháp. 

`14. Khi nào không nên nói giảm nói tránh?

A. Khi cần phải nói năng lịch sự, có văn hoá. 


B. Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục. 


C. Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình. 


D. Khi cần phải nói thẳng, nói đúng nhất sự thật. 

15. Những tình thái từ được in đậm trong các câu sau thuộc nhóm tình thái từ nào?1. Bác trai đã khá rồi chứ?2. Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?3. U bán con thật đấy ư?4. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

A. Tình thái từ cảm thán. 


C. Tình thái từ nghi vấn. 


B. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm. 


D. Tình thái từ cầu khiến. 



File đính kèm:

  • docvan 8(4).doc