Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Bài 24. Nước Đại Việt

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2697 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Bài 24. Nước Đại Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 24. Nước Đại Việt ta
1. Trong các câu sau, câu nào thể hiện hành động cầu khiến?

A. "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý." 


B. "Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày." 


C. "Tinh thần yêu nước có khi được trình bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy." 


D. "Tinh thần yêu nước giống như các thứ của quý được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm." 

2. Câu nào giải thích chính xác nhất nghĩa của từ "hào kiệt" trong đoạn trích Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi?

A. Người có tinh thần cao thượng, hết lòng vì người khác. 


B. Người có ý chí mạnh mẽ, không tính toán thiệt hơn. 


C. Người có tài năng, chí khí hơn hẳn người thường. 


D. Người có công trạng lớn lao đối với nhân dân, đất nước. 

3. Ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta?

A. Nền văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử, chủ quyền. 


B. Cương vực, lãnh thổ, nền văn hóa, truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục. 


C. Truyền thống lịch sử, nền văn hiến, chủ quyền, cương vực lãnh thổ, phong tục. 


D. Chủ quyền, truyền thống lịch sử, phong tục, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ. 

4. Tác giả liệt kê những chi tiết về Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã trong đoạn trích Nước Đại Việt ta nhằm mục đích gì?

A. Ca ngợi những chiến công bảo vệ Tổ Quốc của cha ông. 


B. Kể tội bọn giặc cướp nước bạo ngược, làm trái lẽ phải. 


C. Đưa ra những chứng cớ thể hiện sự thất bại tất yếu của kẻ thù. 


D. Chứng minh sức mạnh của nhân nghĩa, thể hiện niềm tự hào dân tộc. 

5.Bình Ngô đại cáo được công bố vào năm nào?

A. 1430. 


C. 1428. 


B. 1426. 


D. 1429. 

6. "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trình bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đề được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến". (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh)
Câu văn "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý" diễn tả hành động nói nào?

A. Điều khiển. 


C. Bộc lộ cảm xúc. 


B. Hỏi. 


D. Trình bày. 

7.Tác phẩm nào trước Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền của dân tộc ta?

A. Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão. 


B. Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn. 


C. Tụng giá hoàn kinh sư - Trần Quang Khải. 


D. Nam quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt (?) 

8. Câu nào dưới đây là vế đối của câu "Lưu Cung tham công nên thất bại"? trong đoạn trích Nước Đại Việt ta?

A. "Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau". 


B. "Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã". 


C. "Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong". 


D. "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". 

9. Trong đoạn trích Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Chọn câu trả lời đúng 

A. Thuyết minh. 


C. Tự sự. 


B. Nghị luận. 


D. Miêu tả. 

Bottom of Form
Bài 23. Hịch tướng sĩ
1 Phần kết luận của một bài hịch thường nên lên những vấn đề gì?

A. Nêu ra vấn đề cần đề cập đến trong bài hịch. 


B. Nhận định tình hình, phân tích phải trái để tạo lòng căm thù giặc cảu người nghe. 


C. Nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây lòng tin tưởng. 


D. Nêu chủ trương cụ thể và kêu gọi đấu tranh. 

2 Trần Quốc Tuấn đã sử dụng biện pháp tu từ nào để lột tả sự ngang nhiên, láo xược và tàn ác của quân giặc xâm lược trong tác phẩm Hịch tướng sĩ?

A. Vật hóa. 


C. Ẩn dụ. 


B. So sánh. 


D. Nhân hóa. 

3 Người ta thường viết hịch khi nào?

A. Khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh. 


B. Khi đất nước có giặc ngoại xâm. 


C. Khi đất nước phồn vinh. 


D. Khi đất nước thanh bình. 

4 Tác giả đã sử dụng biện pháp gì khi nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ ở phần mở đầu bài Hịch tướng sĩ?

A. So sánh. 


C. Liệt kê. 


B. Cường điệu. 


D. Nhân hóa. 

5 "Hịch tướng sĩ là [...] bất hủ phản ánh lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của dân tộc ta". Cụm từ nào điền vào chỗ trống trong câu văn trên cho phù hợp?

A. bài văn chính luận xuất sắc. 


B. tiếng kèn xuất quân. 


C. áng thiên cổ hùng văn. 


D. lời hịch vang dậy núi sông. 



	Trắc nghiệm ngữ văn 8 1. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh là một hay hai bện pháp tu từ ?	A . Một 	B . Hai 
	C . Ba 	D . Bốn .2. Biện pháp nói giảm nói tránh còn được gọi bằng tên nào dưới đây ?	A .Chơi chữ 	B . Điệp ngữ 	C .Nhã ngữ 	D. Đảo ngữ 3.Gạch dưới các từ ngứ thể hiện biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong các câu thơ sau .	A . Đã ngừng đập, một trái tim 	Đã ngừng đập một cánh chim Đại Bàng 	( Thu Bồn .)	B. Bác Dương thôi đã thôi rồi 	Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta .	( Nguyễn Khuyến )4.Từ nào dưới đây không phải là từ tượng thanh ?	A .ÔM ốm 	B . Xào xạc 	C . Rúc rích 	D. ù ù 5. Từ là gì?	A. Là thứ tiếng nói của dân tộc Việt.	B. Là một lần phát âm trong khi nói.	C. Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.	D. Là ký hiệu đường nét để ghi lại các tiếng.6. Đơn vị cấu tạo của từ tiếng việt là gì?	A. Tiếng 	C. Ngữ 	B. Nghĩa gốc	 	D. Câu7.Nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác gọi là gì?	A. Nghĩa cơ bản 	C. Nghĩa chuyển	B.Nghĩa gốc 	D. Nghĩa mở rộng8. Những từ chỉ người, vật, khái niệm… được gọi là gì?	A. Là danh từ 	C. Là động từ	B. Là tính từ 	D. Là số từ9. Khi làm vị ngữ trong câu, danh từ cần có từ nào đứng trước?	A. Từ "phải" 	C. Từ "cần"	B. Từ "là" 	D. Từ "có"	Ngắm trăng	Trong tù không rượu cũng không hoa	Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;	Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,	Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.10. Bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ chí minh được viết trong thời gian nào?	A. Bác ở chiến khu Việt Bắc 	C- Bác bị bắt giam ở Quảng Tây-Trung Quốc	Bác ở Pháp 	D- Bác ở Hà Nội11. Trong câu “ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”, Bác đã sử dụng biện pháp tu từ gì?	A. So sánh 	C- Hoán dụ	B. Nhân hoá 	D- Ẩn dụ12. Câu thơ phiên âm và câu thơ dịch nghĩa “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?- Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” thuộc kiểu câu nào?	A. Câu trần thuật 	C- Câu cảm thán	B.Câu nghi vấn 	D- câu cầu khiến.13. “ Minh nguyệt” có nghĩa là gì?	A. Trăng sáng 	C- Trăng soi	B.Trăng đẹp 	D- Ngắm trăng14. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng của Bác Hồ trước cảnh đẹp ở bài thơ Ngắm trăng?	A. Xao xuyến, bối rối. 	C- Buồn bã, chán nản.	B. Mừng rỡ, niềm nở . 	D- Bất bình, giận dữ.15. Nhận định nào nói đúng nhất hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ Ngắm trăng?	A. Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng.	B. Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường.	C. Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan.	D. Một con người giàu lòng yêu thương.16 Từ nào có thể thay thế từ "vui lòng" trong câu "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" trong tác phẩm Hịch tướng sĩ?

A. cam chịu. 


B. cam lòng. 


C. mặc kệ. 


D. bình thường. 

17 Hình ảnh nào không xuất hiện trong đoạn văn miêu tả sự ngang ngược và tội ác của giặc trong Hịch tướng sĩ?

A. Trâu ngựa. 


C. Hổ đói. 


B. Cú diều. 


D. Dê chó. 

18 Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì?

A. Nét mặt. 


B. Điệu bộ. 


C. Ngôn từ. 


D. Cử chỉ. 

9 Từ nào có thể thay thế từ "nghênh ngang" trong câu "Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường..." trong tác phẩm Hịch tướng sĩ?

A. ngật ngưỡng. 


B. thất thểu. 


C. ngông nghênh. 


D. hiên ngang. 

10 Nghĩa của từ "nghênh ngang" trong tác phẩm Hịch tướng sĩ là gì?

A. Ở trạng thái lắc lư, nghiêng ngả như chực ngã. 


B. Không chịu theo ai cả mà cứ theo ý mình, dù có biết là sai trái đi nữa. 


C. Tỏ ra tự đắc, coi thường mọi người bằng những thái độ, lời nói gây cảm giác khó chịu. 


D. Tỏ ra không kiêng sợ gì ai, ngang nhiên làm những việc biết rằng mọi người có thể phản đối. 

Bottom of Form

File đính kèm:

  • docTrac nghiem 8 .doc