Trắc nghiệm ngữ văn 9

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

I.Trắc nghiệm :
A. Phần nhận biết:
Câu 1 :Ông được đánh giá “ Là bậc thầy về nghệ thuật tả người” là nhận định về tác giả nào?
Nguyễn Đình Chiểu.
Nguyễn Du.
Nguyễn Khuyến
Ngô Thì Du.
Câu 2 : Hai câu thơ “Trần trụi với thiên nhiên
 Hồn nhiên như cây cỏ”
Trong bài thơ “ Anh trăng” sử dụng phương thức tu từ gì ?
a.So sánh	c.An dụ
b.Nhân hoá	d.Nói quá
Câu 3 :“Phong cách Hồ Chí Minh” là tác phẩm thuộc :
a.Văn bản nhật dụng.
b.Truyện trung đại.
 c. Truyện hiện đại.
d. Truyện nước ngoài.
Câu 4 : Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng được sáng tác trong thời kì nào?
Thời kì kháng chiến chống Pháp.
Thời kì kháng chiến chống Mĩ
Thời kì sau 1975
Thời kì 1930-1945
Câu 5 : Trong các từ sau đây từ nào không phải là từ Hán Việt ?
a.Tài tử	 c. Đạp thanh
b.Tiểu khê	d.Gần xa
Câu 6: Có mấy cách để phát triển từ vựng tiếng Việt?
Hai
Ba
Bốn
Năm
B. Phần thông hiểu:
Câu 7 : Thành ngữ “ Dây cà ra dây muống” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Phương châm về lượng.
Phương châm về chất
Phương châm quan hệ
Phương châm cách thức.

Câu 8 : Tác phẩm nào được coi là “Tập đại thành của ngôn ngữ văn học dân tộc” ?
Hoàng Lê nhất thống chí
Truyền kì mạn lục
Truyện Kiều
Truyện Lục Vân Tiên
Câu 9 : “Yếu tố quan trọng nhất làm nên vẻ đẹp chân dung người lính là niềm tin và trái tim gan góc, dạn dày, quyết tâm chiến đấu vì Miền Nam thương đau” là nhận xét đúng với tác phẩm nào”?
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Đồng chí
Bếp lửa
Câu 10 : Trong bài văn tự sự để câu chuyện thêm sinh động và giàu tính triết lí người viết nên sử dụng thêm những yếu tố nào?
Yếu tố miêu tả
Yếu tố biểu cảm
Yếu tố nghị luận
Yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
Câu 11 Hình ảnh “ đồng, bể, sông, rừng” được lặp lại ở khổ thơ thứ năm trong bài thơ“ Anh trăng” của Nguyễn Duy có ý nghĩa gì?
Sự gắn bó chan hoà giữa con người với ánh trăng
Thể hiện tình yêu quê hương của tác giả
Nhớ những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm
Tả những kỉ niệm quá khứ gần gũi, thân quen, gắn bó sâu sắc với tuổi thơ.

Câu 12 : Tác phẩm “Làng” –Kim Lân diễn tả cảm động tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai bởi cách kết hợp các phương thức biểu đạt:
a.Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm
b.Tự sự kết hợp với nghị luận
c.Tự sự kết hợp với bộc lộ cảm xúc
d.Tự sự kết hợp với thuyết minh
Câu 13 : Truyện ngắn nào được trích từ tập truyện “ Giữa trong xanh”?
a. Làng
b.Lặng lẽ Sa Pa
c.Chiếc lược ngà
d.Những đứa trẻ.
Câu 14 : Nhà thơ nào đã từng trưởng thành trong phong trào thơ mới?
Chính Hữu
Phạm Tiến Duật
Nguyễn Duy
Huy Cận
Câu 15 : Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có từ “đầu” được dùng với nghĩa gốc?
Đầu bạc răng long
Đầu non cuối bể
Đầu sóng ngọn gió
Đầu súng trăng treo
Câu 16 : Bài thơ “ Anh trăng” gợi cho ta nghĩ đến câu tục ngữ nào?
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Uống nước nhớ nguồn
Không thầy đố mày làm nên.
Học thầy không tày học bạn.
Câu 17 : “ Ngày xuân em hãy còn dài
 Xót tình máu mủ thay lời nước non” 
Từ “ Xuân” được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Ẩn dụ
Hoán dụ
So sánh
Nhân hoá
II.Tự luận :
Câu 1 :Em hãy nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn “Chị em Thuý Kiều” ( trích “ truyện Kiều”- Nguyễn Du).
Câu 2 : Cảm nhận của em về cảnh mùa xuân qua bốn câu thơ đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
Câu 3 : Phân tích hình ảnh vầng trăng và thái độ của nhà thơ khi bắt gặp ánh trăng trong bài “Anh trăng” của Nguyễn Duy.










ĐÁP ÁN :
I.Trắc nghiệm : 
1b, 2a, 3a, 4b, 5d, 6a, 7d, 8c, 9a, 10d, 11d, 12a, 13b, 14d, 15a, 16b, 17a 
II.Tự luận :
Câu 1 : Học sinh làm rõ các ý :
-Sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều
-Hiếm khi miêu tả trực tiếp, tỉ mỉ chân dung nhân vật mà nghiêng về gợi. Để hình dung về nhân vật, người đọc phải tưởng tượng, so sánh
-Miêu tả ngoại hình để bộc lộ tính cách, số phận nhân vật 
Câu 2 : 
Cảnh trong bốn câu thơ đầu : Khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân.
-Thời gian đã bước vào tháng ba, không gian xuân trong sáng, chim én bay lượn .
-Bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân là hai câu thơ “Cỏ non … bông hoa”. Đây là gam nền chủ đạo của mùa xuân tràn đầy sức sống, trên nền xanh ngút mắt ấy, điểm vài bông hoa lê trắng, màu sắc có sự hài hoà tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân : mới mẻ, tinh khôi, tràn đầy sức sống.
Câu 3 :
 a.Mở bài :
-Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy, hoàn cảnh sáng tác bài thơ “ánh trăng”
-Cảm xúc của nhà thơ khi vầng trăng xuất hiện và thái độ của nhà thơ trước vầng trăng ấy
b.Thân bài : 
-Trăng là người bạn tri kỷ thời ấu thơ và những ngày chiến đấu ở rừng
-Cứ ngỡ như không bao giờ quên được trăng “Từ hồi về thành phố” trăng đã thành “người dưng qua đường”. Đời sống tiện nghi và bận rộn ở thành phố khiến nhà thơ quên đi người bạn tri kỉ của mình.
-Mất điện, nhà tối om, nhà thơ mở cửa bất ngờ gặp trăng. Bao nhiêu kỷ niệm ùa ve.
-Trong bài thơ, trăng không hề nói, chỉ “im phăng phắc”.Nhưng nó là sự im lặng hàm chứa nhiều tiếng nói bên trong. Vầng trăng cứ tròn đầy chung thuỷ nghĩa tình như xưa mặc dù con người đã có lúc vô tình quên trăng. Sự im lặng của trăng mang ý nghĩa nhắc nhở nghiên khắc, không được quên quá khứ, phải thuỷ chung, nghĩa tình.



c.Kết bài : 
-Giọng thơ tâm tình, nhịp thơ khi trôi chảy nhẹ nhàng, khi thiết tha đằm thắm, khi trang nghiêm trầm lặng, rất phù hợp với cảm xúc.
-Biểu tượng vầng trăng giàu ý nghĩa cảm xúc và suy tư.
-Nhà thơ nói về đao lý “Uống nước nhớ nguồn” mà không cao giọng, trái lại như một lời tâm tình rất chân thành gợi nhiều suy nghĩ .


File đính kèm:

  • docDe kiem tra du thi Ngu van 9.doc
Đề thi liên quan