Trắc nghiệm văn 1 tiết

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2033 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm văn 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I / Phần Trắc Nghiệm: ( 3đ )
Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng với câu tục ngữ?
A. Là một thể loại văn học dân gian.
B. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh
C. Là kho tàng của nhân về mọi mặt.
D. Là những câu nói giãi bày đời sống tình cảm phong phú của nhân dân
Câu 2: Câu nào sau đây là câu tục ngữ ?
 A. Đói cho sạch, Rách cho thơm. C. Đói cơm rách áo. 
 B. No cơm ấm áo. D. Khố rách áo ôm.
Câu 3: Các câu Tục ngữ trong bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất được hiểu theo nghĩa nào?
 A. Nghĩa đen. C. Cả A và B đều đúng.
 B. Nghĩa bóng. D. Cả A và B đều sai. 
Câu 4: Nội dung hai câu Tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”. 
Có mối quan hệ với nhau như thế nào?
 A. Hoàn toàn giống nhau. C. Gần giống nhau.
 B. Hoàn toàn trái ngược nhau D. Bổ sung ý nghĩa cho nhau.
Câu 5: Trong những câu tục ngữ sâu đây, câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu còn lại?
 A. Uống nước nhớ nguồn. C. Ăn cháo đá bát.
 B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D. Uống nước nhớ người đào giếng.
Câu 6: Bài “Tinh thần yêu nước của Nhân dân ta” được viết trong thời kỳ nào?
 A. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp. C. Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
 B. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. D. Sau năm 1975. 
Câu 7: Bài “Tinh thần yêu nước của Nhân dân ta” đề cặp những sắc thái nào của tình yêu nước?
 A. Luôn luôn sôi nổi, mạnh mẽ. C. Luôn luôn biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
 B. Luôn tiềm tàng, kín đáo. D. Khi thì tìm tàng kín đáo, lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ. 
Câu 8: Bài văn đề cập đến “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” trong lĩnh vực nào?
A. Trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm 
B. Trong công cuộc lao động xây dựng đất nước.
C. Trong công cuộc đấu tranh gìn giữ bản sắc dân tộc.
D. Hai ý A và B.
Câu 9: Tầng lớp nào không xuất hiện trong bài văn?
 A. Chiến sĩ. C. Công chức
 B. Công nhân. D. Tư sản.
Câu 10: Luận cứ nào không được sử dụng để chứng minh Tiếng việt là “ Một thứ tiếng khá đẹp”.
A. Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu.
B. Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.
C. Từ vựng dồi dào giá trị Thơ, Nhạc, Họa.
D. Thỏa mản nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩ của người Việt Nam.
Câu 11: Dẫn chứng trong bài “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” có tính chất gì?
 A. Cụ thể. C. Chính xác
 B. Phong phú. D.Toàn diện.
Câu 12: Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” đề cập đến sự giản dị của Bác Hồ ở phương diện nào?
 A. Bữa ăn, nhà ở, đồ dùng. C. Công việc, lời nói, bài viết.
 B. Quan hệ với mọi người. D. Tất cả phương diện trên.
II/ Phần Tự Luận: ( 7đ )
Câu 1: Nêu nội dung, nghệ thuật bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. ( 3đ )
Câu 2: Nêu tiểu sử tác giả Phạm Văn Đồng. (2đ)
Câu 3: Em có nhận xét gì về đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (2đ)

ĐÁP ÁN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Trả lời
D
A
C
D
C
A
D
D
D
D
D
D

II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Bằng những dẫn chứng cụ thể phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lý. “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Bài văn là một mẫu mực về lập luận bố cục và cách dẫn
chứng cụ thể nghị luận.
Câu 2: Phạm Văn Đồng (1906 – 2000). Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn, quê ở xã Đức Tân,
huyện Mộ Đức Tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, giữ nhiều cương vị quan trọng
trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm.
.Ông là học trò, là cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 3: Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ, giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời
nói và bài viết. Ở Bác sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao
đẹp. Bài văn vừa có những chứng từ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thắm đượm tình cảm chân thành

File đính kèm:

  • docKIEM TRA VAN 1 TIET 7.doc
Đề thi liên quan