Trắc nghiệm văn học

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2830 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Trắc nghiệm:(3 điểm)
Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (mỗi câu đúng được 0,25đ.)
1.Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?
A. Khoai đất lạ, mạ đất quen.
B. Chớp đông nháy nháy, gà gáy thì mưa.
C. Một nắng hai sương.
D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân.
2. Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì?
A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên
B. Công việc lao động sản xuất của nhà nông.
C. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.
3. Câu tục ngữ nào trong các câu sau đây đồng nghĩa với câu "Thâm đông, hồng tây, dựng may, Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi"?
A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
B. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
C. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa.
D. Mống đông, vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.
4. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được trích trong báo cáo chính trị của:
A. Phạm Văn Đồng
B. Chủ Tịch Hồ Chí Minh
C. Trường Chinh
D. Nông Đức Mạnh
5. Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập đến tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào?
A. Trong công cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
B. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
C. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng việt
D. Cả A và B
6. Trình tự lập luận sau đây có trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đúng hay sai? Hãy điền số theo thứ tự lập luận đúng? 
 Bổn phận của chúng ta ngày nay	

 Lòng yêu nước của đòng bào ta ngày nay

 Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
 
 Lòng yêu nước trong quá khứ và dân tộc

A. Sai B. Đúng
7. Chứng cớ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ?
A. Chỉ vài ba món giản đơn.
B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.
C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
8. Người đọc người nghe còn được biết sự giản dị của Bác Hồ thông qua chính những tác phẩm văn học do Người sáng tác, đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
9. Vì sao tác giả coi cuộc sống của Bác Hồ là cuộc sóng thực sự văn minh?
A. Vì đó là cuộc sống đề cao vật chất
B. Vì đó là cuộc sống đơn giản
C. Vì đó là cách sống mà tất cả mọi người đều có
D. Vì đó là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình.
10. Dòng nào không phải là nội dung Hoài Thanh đề cập đến trong bài viết của mình?
A. Quan niệm của Hoài Thanh về nguòn gốc văn chương.
B. Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ văn chương.
C. Quan niệm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
D. Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại văn học.
11. Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu cảu văn chương là gì?
A. Cuộc sống lao động của con người.
B. Tình yêu lao động của con người.
C. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
D. Do lực lượng thần thánh tạo.
12. Từ "cốt yếu" (trong câu "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài" ) được Hoài Thanh dùng với ý nghĩa nào khi nói về nguồn gốc của văn chương?
A. Tất cả B. Một phần
C. Đa số C. Cái chính, cái quan trọng nhất
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Chép chính xác 3 câu tục ngữ đã học và nêu nội dung.
Câu 2 (4 điểm): 
 - Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác. Dựa vào văn bản em hãy phân tích.
 - Suy nghĩ của em về ý nghĩa của đức tính giản dị trong đời sống.
Phần I: Trắc nghiệm:(3 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
C
D
D
B
D
A
B
A
D
D
C
C
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: yêu cầu HS chép chính xác 3 câu tục ngữ và nêu được nội dung, mỗi câu đúng (1,0 điểm)
Câu 2: 
* HS phân tích và chứng minh được đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện trên các phương diện: 
- Sinh hoạt, lối sống, việc làm:
+ Bữa ăn chỉ có vài ba món đơn giản...
+ Cái nhà sàn chỉ có vài ba phòng, hòa cùng thiên nhiên.
+ Việc làm: từ việc nhỏ đến việc lớn, ít cần đến người phục vụ
+ Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp.
+ Giản dị trong lời nói bài viết.
* Liên hệ được đức tính giản dị trong đời sống
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (4 điểm)
Câu 1. Về hình thức, mỗi câu tục ngữ là:
A. Mỗi câu tục ngữ tương đương với một từ.
B. Mỗi câu tục ngữ tương đương với một cụm từ.
C. Mỗi câu tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn.
D. Mỗi câu tục ngữ là một bài viết diễn đạt một nội dung trọn vẹn.
Câu 2. Câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng - Ngày tháng mười chưa cười đã tối” sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nói quá, phép đối xứng.
B. Phép đối xứng, hoán dụ, ẩn dụ.
C. Nói quá, ẩn dụ, so sánh.
D. Nói quá, hoán dụ, ẩn dụ.
Câu 3. “Tục ngữ về con người và xã hội” chú trọng điều gì? 
A. Đưa ra những quy luật của gia đình, xã hội.
B. Tôn vinh những giá trị cao đẹp của con người, đưa ra những lời nhận xét, khuyên răn về những phẩm chất, lối sống mà con người cần phải có trong xã hội.
C. Tôn vinh những giá trị tình cảm của con người.
D. Đề cao tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình, yêu cuộc sống.
Câu 4. Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của tác giả nào?
A. Xuân Diệu. C. Đặng Thai Mai. 
B. Phạm Văn Đồng. D. Hoài Thanh.
Câu 5. Trong văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” vẻ đẹp của tiếng Việt được giải thích trên các yếu tố nào?
A. Ngữ âm, ngữ pháp.
B. Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
C. Từ vựng, ngữ pháp.
D. Từ vựng, ngữ âm.
Câu 6. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” nói về vấn đề gì?
A. Lòng yêu nước của công, nông, binh.
B. Lòng yêu nước của mọi người.
C. Lòng yêu nước của nhân dân ta.
D. Lòng yêu nước của thế hệ con Rồng, cháu Tiên.
Câu 7. Những đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là:
A. Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc, sáng sủa.
B. Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng, dẫn chứng phong phú, lí lẽ được diễn đạt dưới dạng hình ảnh so sánh nên sinh động và dễ hiểu.
C. Giọng văn tha thiết, giàu cảm súc.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 8. Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” được trích từ tác phẩm nào?
A. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc.
D. Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại. 
II. PHẦN TỰ LUẬN. (6 điểm)

Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:

* Đề số 1:
Câu 1: (2 điểm)
 Trình bày giá trị nghệ thuật, nội dung của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh)?
Câu 2: (4 điểm)
Viết một đoan văn ngắn khoảng 10 đến 15 câu nêu dẫn chứng để chứng minh: Bác Hồ sống rất giản dị?

* Đề số 2:
Câu 1. (2 điểm)
 Thế nào là tục ngữ ? Cho ít nhất 3 ví dụ minh họa?
Câu 2. (4 điểm)
Nhân dân ta thường nhắc nhủ nhau:
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Em hãy lấy dẫn chứng trong lịch sử, trong văn học, trong đời sống để minh họa cho câu tục ngữ trên. Từ đó em rút ra suy nghĩ gì cho bản thân? 

 3. Đáp án, biểu điểm: 

 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (4 điểm)

Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
C
5
B
2
A
6
C
3
B
7
D
4
C
8
D

II. PHẦN TỰ LUẬN. (6 điểm)
Câu 1: 
Bằng dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược, bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

Câu 2:
- Nội dung đoạn văn có các dẫn chứng về đức tính giản dị của Bác Hồ (dẫn chứng trong bài có thể lấy trong bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” hoặc lấy ở các tài liệu tham khảo khác).
- Trình bày mạch lạc, sạch sẽ, đúng chính tả.

* Ghi chú: Ma trận trên dùng cho đề số 1( Phần tự luận).
 

File đính kèm:

  • doclll.doc
Đề thi liên quan