Trắc nghiệm văn học 9

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm văn học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Văn bản Phong cảnh Hồ Chí Minh được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Kể
Miêu tả
Bình luận
Kể và bình luận
Câu 2: Lối sống vô cùng giản dị của Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào?
Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ
Trang phục hết sức giản dị
Ăn uống đạm bạc
Tất cả các ý trên
Câu 3: Trong những cặp câu sau câu nào trong cặp đó không tuân thủ đúng phương châm về lượng trong hội thoại:
Trâu là một loại gia súc nuôi ở nhà
A1: Trâu là một loại gia súc
Én là một loài chim có hai cánh
B1:Én là một loài chim
Câu 4 : Hãy chọn từ ngữ để điền vào chỗ trống cho thích hợp.
Nói một cách hú hoạ không có căn cứ là […]
Nói dối
Nói mò
Nói nhăng nói cuội
Câu 5 : Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của nhà văn G. Mác-két thuộc loại văn bản nào ?
Nhật dụng
Biểu cảm
Miêu tả
Câu 6 : Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em đã đề ra bao nhiêu nhiệm vụ ?
7
17
27
Câu 7 : Nguyên nhân nào dẫn đến việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
Do người nói vô ý, vụng về thiếu văn hoá giao tiếp.
Do người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
Do người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
Tất cả các ý trên.
Câu 8 : Chuyện Người con gái Nam Xương của nhà văn nào ?
Nguyễn Dữ
Nguyễn Du
Nguyễn Đình Chiểu
Câu 9 : Nhận xét sau nói về tác giả nào ?
« Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút »
Nguy ễn D ữ
Nguy ễn Du
Nguy ễn Đ ình Chi ểu
C âu 10: Nh ận x ét sau n ói v ề t ác ph ẩm n ào?
Tác phẩm này là một áng “thiên cổ kỳ bút”
Chuyện người con gái Nam Xương
Truyện Kiều
Truyện Lục Vân Tiên
Câu 11: Nhân vật “thằng bán tơ” là nhân vật của tác phẩm nào?
Hoàng Lê nhất thống chí
Truyện Kiều
Truyện Lục Vân Tiên
Câu 12: Ý nghĩa của các yếu tố truyền kì trong Chuyện người con gái Nam Xương là gì?
Làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương.
Tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm.
Thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ.
Tất cả các ý trên.
Câu 13: Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ hiện lên trong hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí như thế nào?
Là người hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
Là người có trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén.
Là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
Là người có tài dụng binh như thần.
Là hình ảnh người anh hùng lẫm liệt trong chiến trận.
Tất cả các ý trên.
Câu 14: Hai câu thơ nói về nhân vật nào trong Truyện Kiều
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Nhân vật Đạm Tiên
Nhân vật Thuý Vân
Nhân vật Thuý Kiều
Câu 15: Những từ sau: “nhẵn nhụi, bảnh bao, tót, cò kè” được Nguyễn Du sử dụng miêu tả nhân vật nào trong Truyện Kiều:
Kim Trọng
Từ Hải
Mã Giám Sinh
Sở Khanh
Câu 16: Nhận xét nào sau đây đúng nhất về nhân vật Mã Giám Sinh
Là một người đàn ông đúng tuổi, giàu có.
Là một người có thế lực trong xã hội.
Là người quê mùa, không hiểu biết phép tắc xã giao.
Là một gã trai lơ, vô học, thô lỗ.
Câu 17: Từ nào trong các từ sau không phải là từ Hán Việt?
Viễn khách
Vấn danh
Mày râu
Tứ tuần
Câu 18: Từ Hán - Việt “viễn khách” có nghĩa như thế nào?
Người khách phương xa
Người khách có địa vị cao sang
Người khách quý
Người khách mắc bệnh viễn thị
Câu 19: Trong hai câu thơ:
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật gì?
Ước lệ
Tả thực
Ước lệ và tả thực
Câu 20: Lời nói của Mã Giám Sinh trong hai câu thơ:
Hỏi tên rằng “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê rằng “huyện Lâm Thanh cũng gần”
Đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm cách thức
Phương châm lịch sự
Câu 21: Mã Giám sinh là đồng môn với nhân vật nào dưới đây?
Tú Bà
Kim Trọng
Thúc Sinh
Mụ mối
Câu 22: Từ nào dưới đây không phải là từ láy?
Tứ tuần
Nhẵn nhụi
Bảnh bao
Lao xao
Câu 23: Nêu chủ đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Câu 24: Tính cách Hoạn Thư bộc lộ như thế nào qua đoạn trích Thuý Kiều báo ân, báo oán?
Câu 25: Từ “hoa” trong cụm từ “lệ hoa mấy hàng” được dùng theo nghĩa nào?
Nghĩa gốc
Nghĩa chuyển
Câu 26: Câu thơ “Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai” sử dụng phương thức tu từ gì?
So sánh
Nhân hoá
Ẩn dụ
Nói quá
Câu 27: Trong các từ sau từ nào không phải là từ láy?
Ngại ngùng
Đắn đo
Dặt dìu
Cò kè
Câu 28: Từ nào trong các từ sau không nằm trong trường từ vựng chỉ tâm trạng
Thẹn
Dày
Buồn
Gầy
Câu 29: Câu nghi vấn
Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều
Sinh nghi xin dạy bao nhiêu cho tường”
Dùng để làm gì?
Dùng để hỏi
Dùng để đe doạ
Dùng để phủ định
Dùng để bộc lộ cảm xúc
Câu 30: Lời thoại của Mã Giám Sinh tuy rất hoa mĩ nhưng vẫn đảm bảo được phương châm lịch sự trong hội thoại. Vì sao?
Lời nói đó giả dối, lừa bịp.
Lời nói của hắn mâu thuẫn với hành vi, cử chỉ của hắn.
Lời nói của hắn mâu thuẫn với những lời thoại khi hắn mới xuất hiện.
Tất cả cá lí do trên.
Câu 31: Từ nào trong các từ sau đây không phải là từ Hán- Việt
Thanh minh
Tảo mộ
Giai nhân
Ngựa xe
Câu 32: Từ Hán- Việt “giai nhân” có nghĩa như thế nào?
Người con trai
Người con gái
Người già
Một đáp án khác
Câu 33: Câu thơ “Ngựa xe như nước, áo quần như nêm” đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
So sánh
Nhân hoá
Ẩn dụ
Nói quá
Câu 34: Em hãy sắp xếp lại thứ tự của các tác phẩm sau theo đúng trình tự thời gian mà tác phẩm ra đời
Truyện Lục Vân Tiên
Chuyện người con gái Nam Xương
Truyện Kiều
Câu 35: Trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp của ai trước?
Thuý Kiều
Thuý Vân
Câu 36: Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện như thế nào ở đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều?
Nỗi đau đớn, xót xa trước tình cảnh con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
Sự khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc bọn buôn người bất nhân, tàn bạo.
Cả hai ý trên.
Câu 37: Hai câu thơ:
Thoắt trông nàng đã chào thưa
Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Thể hiện thái độ gì của Thuý Kiều đối với Hoạn Thư?
Thái độ lễ phép, nhún nhường.
Thái độ lịch sự, tôn trọng.
Thái độ giễu cợt, mỉa mai, đay nghiến.
Câu 38: Trong cảnh báo ân, báo oán, nguyên nhân nào dẫn tới việc Kiều tha bổng cho Hoạn Thư?
Do sự “tự bào chữa” để gỡ tội đầy khôn ngoan của Hoạn Thư đã đẩy Kiều vào thế khó xử.
Do tấm lòng vị tha, độ lượng, nhân hậu của Thuý Kiều.
Cả hai nguyên nhân trên.
Câu 39: Nhân cách lớn của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện ở những điểm nào?
Nghị lực sống và cống hiến cho đời.
Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
Cả hai điểm trên.
Câu 40: Nhân vật Lục Vân Tiên (trong truyện Lục Vân Tiên) là nhân vật thể hiện ước mơ và lí tưởng của Nguyễn Đình Chiểu. Đúng hay sai?
Đúng
Sai
Câu 41: Chi tiết nghệ thuật “cái bống” là chi tiết trong tác phẩm nào?
Chuyện người con gái Nam Xương
Hoàng Lê nhất thống chí
Truyện Kiều
Truyện Lục Vân Tiên
Câu 42: Nhận xét nào sau đây đúng với tính cách Vũ Nương (trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương?)
Xinh đẹp, nết na, hiền thục.
Đảm đang, tháo vát
Rất mực hiếu thảo với mẹ chồng.
Một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình.
Tất cả các ý trên.
Câu 43: Thái độ của tác giả Ngô Gia Văn Phái đối với nhân vật Quang Trung- Nguyễn Huệ trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí là thái độ gì?
Căm giận và phê phán, coi Nguyễn Huệ- Quang Trung là kẻ phản nghịch.
Khâm phục, ngợi ca và tự hào, coi Nguyễn Huệ- Quang Trung là người anh hùng dân tộc.
Không có thái độ gì.
Câu 44: Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều bao gồm những nội dung cơ bản nào?
Niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ, bất hạnh của con người.
Sự lên án những thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của con người.
Sự trân trọng, đề cao và ngợi ca vẻ đẹp của con người.
Tất cả những nội dung trên.
Câu 45: Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác vào thời kì nào?
Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta.
Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta.
Câu 46: Bài thơ Đồng chí là sáng tác của tác giả nào?
Chính Hữu
Phạm Tiến Duật
Huy Cận
Tố Hữu
Câu 47: Bài thơ Đồng chí ra đời trong hoàn cảnh nào?
Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
Cuối cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Câu 48: Tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng (trong bài thơ Đồng chí, hình thành từ những cơ sở nào?)
Bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ.
Được nảy sinh từ sự chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
Nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui.
Tất cả các ý trên.
Câu 49: Hình ảnh “bếp lửa” trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt mang ý nghĩa nào?
Ý nghĩa tả thực.
Ý nghĩa biểu tượng.
Cả hai ý nghĩa trên.
Câu 50: Người mẹ Tà-ôi trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm có những tình cảm gì?
Yêu con thắm thiết.
Nặng tình thương dân làng, bộ đội.
Yêu quê hương, đất nước sâu sắc.
Cả ba tình cảm trên.

File đính kèm:

  • docCau hoi(1).doc
Đề thi liên quan