Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm TIÊN TRI VỀ NHÀ TÂY SƠN DẤY NGHIỆP
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm TIÊN TRI VỀ NHÀ TÂY SƠN DẤY NGHIỆP, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm TIÊN TRI VỀ NHÀ TÂY SƠN DẤY NGHIỆP .Hai câu:Chấn cung xuất nhấtÐoài cung vẫn tinh Nghĩa là:Mặt trời xuất hiện ở phương ÐôngSao sa ở phương TâyTheo bát quái, có tám cung là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Ðoài . Chấn thuộc về phương Ðông . Theo kinh Dịch, cung Chấn thuộc về người trên . Ý muốn nói người anh cả của họ Nguyễn Tây Sơn là Nguyễn Nhạc sẽ dấy nghiệp. Sao sa ở phương tây: ý nói nhà Tây Sơn xuất hiện .Hai câu:Hà thời biện lại vi vươngThử thời Bắc tận Nam trường xuất bôn Nghĩa là:Làm thế nào thời ấy tên biên lại làm vua,Lúc ấy Bắc phải hết, Nam cũng chạy .Hai câu trên đây ám chỉ Nguyễn Nhạc, tên biện lại ở huyện Vân Ðồn, tỉnh Qui Nhơn khởi nghĩa dấy binh tự xưng là Tây Sơn Vương . Nhà Tây Sơn nổi lên diệt chúa Trịnh ở phương Bắc, đuổi chúa Nguyễn ở phương Nam lập nên Ðế Nghiệp .Sáu câu:Bao giờ trúc mọc qua sông,Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây .Ðoài cung một sớm đổi thay,Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn .Ðầu cha lộn xuống chân con,Mười bốn năm tròn hết số thì thôi .Những câu này ứng nghiệm việc Tôn Sĩ Nghị đem quân Thanh sang cướp nước Nam . Khi đến Thăng Long Thành, Sĩ Nghị cho quân bắc một chiếc cầu nổi bằng tre ngang sông Hồng Hà . Sau khi dẹp được giặc Thành một cách oai hùng ở trận Ðống Ða, Nguyễn Huệ xưng là Quang Trung Hoàng Ðế (hai câu 1-2) .(Nhờ tài ngoại giao của Ngô Thời Nhiệm, Quang Trung được vua Nhà Thanh là Càn Long phong chức An Nam Quốc Vương, một vương hiệu chính thức được Trung hoa thừa nhận) .Sau hai năm lên ngôi vua, Hoàng Ðế Quang Trung mất (Ðoài cung) ở câu 3 có nghĩa là phưong tây . Theo kinh Dịch, cung Ðoài là phần đuôi, ý nói người em của nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ mất) . Sau khi vua Quang Trung mất, năm sau Nguyễn Nhạc vì tức vua Cảnh Thịnh, tức Nguyễn Quang Toản (con vua Quang Trung) chiếm thành Qui Nhơn và biên tịch tài sản nên thổ huyết mà chết. (Chấn cung ở câu 4 ám chỉ Nguyễn Nhạc. Theo kinh Dịch cung Chấn là người trên, người anh của Tây Sơn) câu 5 ám chỉ tên của vua Quang Trung và vua Cảnh Thịnh. Theo phép chiết tự, chữ “Quang” của vua Quang Trung có chữ “Tiểu” ở trên mà chữ “Cảnh” của vua Cảnh Thịnh lại có chữ “Tiểu” ở dưới . Cho nên mới gọi là: Ðầu cha lộn xuống chân con . Câu 6 ám chỉ nhà Nguyễn Tây Sơn chỉ làm vua được 14 năm là dứt .TIÊN TRI VỀ VIỆC PHONG HẦU CHO DÂN LÀNG VĨNH LẠI .Hai câu:Bao giờ ngựa đá qua sông,Thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng .Nghĩa là: Khi nào ngựa đá qua sông được, dân ở làng Vĩnh Lại đều đưọc phong Hầu .Nguyên làng Vĩnh Lại là nơi quê nhà của Trạng Trình. Dân chúng ở Vĩnh Lại, thấy thiên hạ đồn đại ông là người tiên tri biết trước được mọi việc sẽ xẩy ra, liền yêu cầu ông đoán cho biết tương lai của dân chúng ở Vĩnh Lại. Trạng Trình chỉ nói xa nói gần mà không chịu nói rõ, viện cớ là: “Thiên cơ bất khả lậu” . Nhiều người không hài lòng cho rằng ông có thâm ý . Thấy vậy, ông liền cho đắp một con ngựa đá đặt ở bên bờ sông làng Vĩnh Lại . Lâu ngày đất cát bồi thành, giống in như con ngựa đá sang sông thật. Trạng Trình lại cho khắc vào mình ngựa hai câu sấm trên . Dân chúng ở Vĩnh Lại đọc được hai câu sấm truyền và thấy ngựa đá sang bờ sông Vĩnh Lại rất vui mừng, cho rằng hồng phúc đã đến cho dân làng . Và ngày ngày mong đợi sự ứng nghiệm .Về sau, khi vua Lê Chiêu Thống lánh nạn Tây Sơn, trốn qua làng Vĩnh Lại, dân chúng đều một lòng ủng hộ nhà vua chống lại Tây Sơn. Vua Lê sẵn ấn tín đem theo mình, liền phong tước Hầu cho người cầm đầu nhóm dân làng . Tin ấy truyền ra, dân chúng tranh nhau xin nhà vua phong tước Hầu cho mình . Sợ dân chúng sinh lòng phản trắc có hại cho mình, nhà vua liền phong tước hầu cho tất cả dân làng . Vua Lê Chiêu Thống trú ngụ tại làng Vĩnh Lại một thời gian, nhận thấy không thể nhờ dân làng mà khôi phục nghiệp cả được, liền bỏ trốn sang Tầu với các thuộc hạ để cầu viện binh với vua nhà Thanh . Tướng Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm nghe tin vua Lê trốn tại làng Vĩnh Lại đến bắt, nhưng chậm mất . Biết được dân làng Vĩnh Lại chống Tây Sơn nên được tước Hầu, liền hạ lịnh cho binh sĩ giết hại dân làng rất nhiều . Dân làng Vĩnh Lại vì khát vọng công danh nên thiệt mạng oan uổng.Tài tình của Sấm Trạng TrìnhSấm Trạng Trình được ghi lại 487 câu dự báo. Nhiều câu trong số đó được nghiệm ứng với các sự kiện diễn ra sau này.Một số thí dụ: "Khi nào Yên Xá bổ đôi.Sông Hàn nối lại thì tôi lại về."Năm 1991, làng Yên Xá tách đôi. Nhân dịp khánh thành cây cầu lớn bắc qua sông Hàn, bác Phạm Văn Đồng cùng một số lãnh đạo về dự. Nhân dịp đó, bác ghé ngôi nhà xưa của Trạng Trình nhân 500 năm ngày sinh. Lúc đó người ta mới ngớ ra và nhớ lại câu đồng dao trước kia, hóa ra Trạng Trình đã biết trước việc bác Phạm Văn Đồng đến thăm 500 năm sau và việc chia làng, bắc cầu.Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại những tác phẩm có giá trị như: Bạch Vân thi tập và Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập. Đọc thơ ông là thấy cả một tấm lòng lo cho nước, thương dân: "Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" (Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).Chúa Nguyễn Hoàng hỏi Trạng, được phán "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân". Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hóa phía nam dãy Hoành Sơn, mở ra nhà Nguyễn truyền nối lâu dài...Họ Mạc khi thất thế được Trạng nói "Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế" (Đất Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng dung thân được vài đời). Quả nhiên, con cháu nhà Mạc chạy lên đó làm vua được gần 70 năm mới bị đánh bại."Cửu cửu càn khôn dĩ định.Thanh minh thời tiết hoa tàn.Trực đáo dương đầu mã vĩ.Hồ binh bát vạn nhập Tràng An".Càn khôn dĩ định - là số trời đã định, 9 lần 9 là 81 năm vào tiết thanh minh, đầu năm Dê (1955) cuối năm Ngựa (1954) tám vạn lính Cụ Hồ vào Tràng An (Hà Nội) giải phóng thủ đô, kết thúc nền đô hộ của Pháp kéo dài 81 năm. Đó là 10.10.1954.Viện nghiên cứu Hán - Nôm còn lưu trữ bốn bản "sấm ký" và các giai thoại về ông đều xuất phát chủ yếu từ các "câu sấm" này. Năm 1556, vua Lê Trung Tông mất, không có con nối dõi. Thái sư Trịnh Kiểm muốn tự lập làm vua, nhưng còn ngại, bèn hỏi ý Trạng Trình. Đang bàn với người nhà về việc ruộng nương, ông nói bóng gió: "Năm nay mất mùa, giống lúa không được tốt, lấy lại giống cũ mà trồng’’. Rồi ông dẫn đi thăm chùa, gặp chú tiểu đang quét chùa, ông khen: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn xôi ăn oản". Trịnh Kiểm hiểu ý, bỏ ý định soán ngôi, tìm cháu 5 đời của Lê Trừ (là anh ruột của vua Lê Lợi), lập lên làm vua, tức vua Lê Anh Tông.Trạng Trình còn có một câu sấm rất đáng suy nghĩ: "Hồng Lam ngũ bách niên thiên hạ. Hưng tộ diêm trường ức vạn xuân." Có nghĩa là: Đất Hồng Lam sau ta 500 năm sẽ là thời kỳ hưng thịnh ức vạn năm. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, 500 năm sau là 1991, nước ta bước vào thời kỳ mới phát triển mới.Trước khi mất, Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại một phong thư, đặt trong một ống quyển gắn kín, dặn con cháu sau này nếu làm ăn sa sút, mang thư ấy đến gặp quan sở tại sẽ được cứu giúp.Đến đời thứ bảy, người cháu là Thời Đương nghèo khốn, nhớ lời truyền đem phong thư đến gặp quan sở tại. Quan đang nằm võng đọc sách, lật đật chạy ra đón thư. Vừa ra khỏi nhà, cái xà rơi xuống đúng chỗ võng. Mở thư ra xem: "Ngã cứu nhĩ thượng lương chi ách. Nhĩ cứu ngã thất thế chi tôn"(Ta cứu ngươi thoát khỏi ách xà rơi.Ngươi nên cứu cháu bảy đời của ta). Quan kinh ngạc, bèn giúp đỡ cháu bảy đời của Trạng tử tế.Đến đời vua Minh Mệnh (1820-1840) trong dân gian lưu truyền một câu sấm: "Gia Long nhị đại, Vĩnh Lại vi vương" (đời thứ hai Gia Long, người Vĩnh Lại làm vua). Vua căm giận sai Tổng đốc Hải Dương là Nguyễn Công Trứ đến phá đền thờ Trạng Trình. Khi quân lính tháo cây thượng lương, một cái hộp nhỏ giấu sẵn trong cây gỗ rơi xuống. Trong cái hộp có mảnh giấy ghi câu thơ của Trạng, cứ như đã biết trước mọi việc: "Minh Mệnh thập tứ.Thằng Trứ phá đền.Phá đền thì lại làm đền.Nào ai cướp nước tranh quyền gì ai". Nguyễn Công Trứ vội ra lệnh dừng ngay việc phá đền, khẩn cấp tâu về triều đình, xin làm lại đền thờ Trạng Trình. NHỮNG GIAI THOẠI VỀ TÀI LÝ SỐ của TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM 1. Chuyện sắt ngắn gỗ dài: Tối 30 Tết, Cụ Trạng Trình đang ngồi luận lý số cùng một học trò ở xa đến thăm và biếu cụ lễ vật. Bỗng ở ngoài cổng có tiếng người gọi mở cửa. Cụ sai gia nhân ra bảo hãy chờ cụ một chút. Rồi Cụ bảo học trò bấm quẻ đoán xem người kêu cổng ấy gọi mở cửa để làm gì. Cả hai thầy trò đều bấm ra quẻ "Thiết đoản mộc trường" dịch ra là: Sắt ngắn gỗ dài. Cụ hỏi học trò: - Vậy anh đoán nó vào đây có việc gì? Anh học trò đáp: - Thưa Cụ, theo ý con thì sắt ngắn gỗ dài, ắt hẳn người ấy vào đây mượn cái xuổng hay cái cuốc. Cụ cười đáp: - Khác với anh, tôi đoán nó vào đây mượn cái búa. Nói xong, Cụ cho gia nhân ra mở cửa và mời người gọi cửa vào, thì đó là người láng giềng đi vào yêu cầu cho mượn cái búa, đúng như lời Cụ đoán. Cụ giải thích cho anh học trò: - Anh bấm quẻ giỏi, nhưng đoán còn thấp. Ngày 30 Tết thì ai đi mượn cái xuổng hay cái cuốc làm gì, cho nên tôi đoán nó mượn cái búa để chẻ củi nấu bánh cúng Tết mà thôi. Bấm quẻ trúng nhưng khi đoán phải có ý thức cơ biến mới tránh khỏi sai lầm. 2. Số phận chiếc quạt giấy và cái gối. Cụ Trạng Trình muốn thử xem lý số mà cụ học được có hiệu nghiệm không. Cụ làm hai thí nghiệm sau đây: * Cụ làm một chiếc quạt giấy. Làm xong, Cụ bói số mệnh của cây quạt giấy nầy thì được quẻ: "Nữ nhân phá hủy". Cụ viết 4 chữ nầy lên quạt và treo quạt ở đầu giường. Đến gần tới ngày giờ quẻ ứng, Cụ ngồi trên giường luôn luôn để mắt theo dõi quẻ ứng hiện như thế nào? Chợt bên hàng xóm có người đến mời Cụ qua dự đám giỗ, nhưng Cụ bận theo dõi chiếc quạt nên chưa thể qua ngay được. Người hàng xóm đến mời nữa, và nói với Cụ Bà giục Cụ đi qua để trễ tiệc. Cụ Bà vào phòng hối Cụ đi mấy lần, nhưng Cụ vẫn lo theo dõi cái quạt nên chưa thể đi được. Cụ Bà bực tức thấy ông ngồi không mà chưa chịu đi, mắt lại nhìn cái quạt không rời. Cụ Bà liền giựt phăng cái quạt, xé đi rồi nói: - Quí báu gì cái quạt giấy nầy mà ông cứ nhìn nó hoài như mất thần, để người ta qua đây ba bốn phen mời mọc. Cụ cười xòa vui vẻ và liền đi ngay qua đám giỗ. Cụ nhận thấy lẽ nhiệm mầu trong khoa lý số đã thể hiện rất chính xác. Nhưng Cụ vẫn còn chút hồ nghi sự việc xảy ra có phải do ngẫu nhiên chăng? Do đó, Cụ làm thêm thí nghiệm thứ nhì: * Cụ làm một chiếc gối bằng gỗ để ở đầu giường. Cụ bói số mệnh chiếc gối thì được quẻ: "Thử đầu nhi phá". Cụ rất ngạc nhiên vì gối kê ở đầu giường luôn luôn thì làm sao chuột phá hỏng được. Cụ ghi lên gối 4 chữ ấy rồi chờ thời gian xem kết quả. Tới ngày tháng đúng như trong quẻ đã định, có một ông bạn thân đến thăm Cụ và ngồi nói chuyện với Cụ trong phòng. Chợt có một con chuột thập thò ở gầm ghế, ông bạn quơ tay xua đuổi, con chuột không chạy đi, mà cứ ở đó nhìn ông lau láu như có ý chọc tức. Ông bạn nổi giận, thuận tay lấy ngay cái gối gỗ ném vào con chuột. Con chuột lanh chân chạy thoát, còn chiếc gối gỗ thì va vào gạch gãy ra làm nhiều mảnh. 3. Thánh nhân mắt mù: Khi sắp mất, Cụ Trạng Trình có ghi vào gia phả và dặn con cháu rằng; "Bình sanh ta có một tấm bia đá để sẵn và đã sơn kia. Khi ta nhắm mắt rồi, các con phải nhớ, hễ hạ quan tài xuống, phải để tấm bia ấy lên nắp rồi mới lấp đất lại. Sau 50 năm, hễ khi nào có một người lạ đến viếng mộ ta mà nói rằng: Thánh nhân mắt mù, thì phải lập tức mời người ấy về nhà, yêu cầu họ đặt hướng lại ngôi mộ cho ta. Chúng bây phải nhớ kỹ và canh chừng, chớ không được cải cát. Nếu trái lời ta, dòng dõi về sau sẽ suy đồi lụn bại." Con cháu nghe lời và làm y theo lời Cụ dặn. Đúng 50 năm sau, một hôm có một người Tàu đến viếng mộ, nhìn ngôi mộ của cụ một lúc thì cất tiếng than rằng: - Cái huyệt ở đàng chân sờ sờ thế kia mà không biết, lại tự đem để mả thế nầy? Vậy là Thánh nhân cái gì đâu? hay là Thánh nhân mắt mù đó! Người nhà nghe câu Thánh nhân mắt mù, liền chạy về báo cho Tộc trưởng hay, ông nầy vội vàng ra rước người Tàu đó vào nhà, thết đãi tử tế, rồi nhờ đặt giùm ngôi mộ lại. Khi nói chuyện mới hay người Tàu đó là một nhà địa lý nổi tiếng ở bên Tàu mới sang nước ta. Ông ta đến đây là để xem di tích của Cụ Trạng thế nào mà tiếng đồn qua tới bên Tàu rằng: An Nam lý học hữu Trình Tuyền. Khi nghe ông Trưởng tộc yêu cầu đặt hướng lại cho ngôi mộ thì người Tàu tỏ ý sẵn sàng giúp, để chứng tỏ Trạng Trình còn thua ông ta một bực. Do đó ông ta cảm thấy rất thích chí, hiu hiu tự đắc và thầm nghĩ rằng: Với Cụ Trạng, thực ra chỉ nghe đồn chớ thực mục sở thị thì có gì giỏi đâu? Ông ta bảo: - Không cần phải đem đi đâu xa cả, chỉ đào lên rồi táng lại tại chỗ, nhích ra sau một chút và quay đầu lại là được. Ông Trưởng tộc cả mừng, vội tụ họp con cháu lại, đưa thầy địa lý người Tàu ra mộ rồi đào lên. Khi đào xuống sắp tới quan tài thì gặp một tấm bia đá, ông thầy Tàu lấy làm lạ, sẵn tính hiếu kỳ, ông bảo đem rửa sạch bia đá, để xem trên đó khắc chữ gì, thì thấy trên bia ấy có khắc bài thi: Ngũ thập niên tiền mạch tại đầu,Ngũ thập niên hậu mạch tại túc.Hậu sinh nhĩ bối ná năng tri,Hà vị Thánh nhân vô nhĩ mục? Nghĩa là: Năm chục năm trước mạch tại đầu,Năm chục năm sau mạch tại chân.Biết gì những kẻ sanh sau,Thánh nhân có mắt mù đâu bao giờ? Khi xem xong bài thơ trên, ông thầy Tàu mới bật ngửa ra, phục Cụ Trạng Trình sát đất. Cụ tiên tri tài thiệt, sao Cụ lại biết trước những lời của mình sẽ nói? Quả thật, mình chỉ đáng là học trò của Cụ thôi. 4. Thằng Khả làm ngã bia tao: Trước ngày Cụ Trạng qui Tiên, Cụ tạc một bia đá và dặn chôn ở rìa mộ của Cụ, trên đó có ba câu: "Cha con thằng Khả,đánh ngã bia tao,làng biết được bắt thường tam quán." Lúc đó người coi bia chẳng hiểu ra sao, cứ làm đúng lời Cụ dặn. Cho tới một thời gian rất lâu về sau, đến một hôm có hai cha con người đó tên là Khả, đi đào chuột. Khi hai cha con đến gần nơi mộ của Cụ Trạng thì thấy có hang chuột, liền đào xuống để bắt chuột. Hang chuột chạy lòn xuống đáy bia đá, chỉ lo đào hang mà quên để ý đến tấm bia đá, đào một hồi thì tấm bia đá mất chưn đứng, ngã kềnh ra mà chưa bắt được con chuột nào. Bọn trẻ mục đồng thấy bia ngã, chúng tri hô lên, rồi làng biết, kêu cha con ông Khả lên làng, bắt nộp tiền phạt và phải dựng bia lại như cũ. Cha con anh Khả đành chịu nộp phạt, nhưng nhà nghèo, trong nhà chỉ có một quan tiền tám, nên xin làng cho nộp phạt bao nhiêu đó mà thôi. Làng cũng đành chịu. Thế mới biết Cụ Trạng Trình rất tài giỏi về khoa lý số, biết được tên người làm ngã bia của Cụ, và lại biết số tiền nộp phạt là tam quán, nói lái là quan tám. 5. Ông Nguyễn Công Trứ phá Đền: Năm Minh Mạng thứ 14, vua Minh Mạng bắt khai con sông Hải Dương. Lúc ấy, ông Nguyễn Công Trứ đang làm Tri Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, lãnh chiếu chỉ của vua thi hành việc khai con sông đó, địa chính theo lịnh của vua phải cắm cho thẳng, nhưng khổ thay lại trúng thẳng vào Đền thờ của Cụ Trạng Trình, mà ngôi Đền nầy nổi tiếng linh thiêng. Ông Trứ truyền lịnh cho dân phải phá Đền khai sông. Dân chúng không ai dám phá, Ông Trứ cũng phân vân, vì trên là lịnh của vua, dưới là ý của dân, nếu không tuân lịnh vua thì sợ vua bắt tội, mà tuân lịnh vua thì trái lòng dân. Ông Trứ sắm nhang đèn vào Đền vái Cụ Trạng Trình xin Cụ cho phép phá Đền, vì lịnh vua, ông phải thi hành, xin Cụ hiểu lòng của ông. Rồi ông Trứ xin chịu hết trách nhiệm cho công việc phá Đền, lúc đó dân quân mới dám phá. Khi đào phá tới cái bệ thờ, thấy hiện ra một tấm bia đá chôn dưới bệ, có chạm khắc bốn câu sau đây: "Minh Mạng thập tứ,Thằng Trứ phá Đền.Phá Đền thì phải làm đền,Nào ai lấn đất tranh quyền của ai." Ông Nguyễn Công Trứ thấy Cụ Trạng Trình nói đúng tên của mình thì sợ quá, truyền cho dân chúng ngưng việc phá Đền, và lo việc cất Đền trở lại như trước. Khi đó, lại tìm thấy trên đầu cột cái có đề 4 hàng chữ: "Hỏng Đền thì lại làm đền,Rồi sau tìm thấy bạc tiền của ta.Của ông, ông để còn xa,Ai mà tìm được ắt là thưởng công." Ông Tri Huyện Nguyễn Công Trứ đọc 4 câu thơ nầy xong thì suy nghĩ mãi, chợt nẩy ra ý nói lái: CÒN XA nói lái lại là XÀ CON. Ông Trứ liền quan sát các cây xà con đã tháo xuống, thấy có một cây khá nặng, nặng hơn các cây khác. Ông Trứ mừng rỡ, cho bửa cây nầy ra thì có bạc nén văng ra. Ông Trứ liền dùng số bạc nầy đi mua các thứ vật liệu, cất Đền trở lại cho Cụ Trạng, với tấm lòng vô cùng kính phục Cụ Trạng. Số bạc còn dư, ông Trứ giao cho dân làng Vĩnh Lại để dành tu bổ các đền chùa đình miểu trong làng. 6. Cây xà nhà đổ: Khi Cụ Trạng Trình sắp mất, Cụ kêu con cháu lại giao cho một cái ống tre sơn son thếp vàng, gắn bít hai đầu lại và dặn đúng ngày giờ ấy, tháng ấy, năm ấy, phải để cái ống lên kiệu, rước lên dinh quan Tổng Đốc Hải Dương, thì sẽ cứu được tình thế quá nghèo khổ của gia đình, nhưng tuyệt đối không được mở ra xem, chỉ có quan Tổng Đốc được mở mà thôi. Cái ống tre ấy truyền đến cháu 7 đời của Cụ Trạng thì mới đúng ngày giờ đã định. Người cháu ấy mới đưa lên quan Tổng Đốc Hải Dương đúng theo lời Tổ tiên đã dặn ghi trong gia phả. Quan Tổng Đốc cầm cái ống, mở ra xem, thấy có hai câu thơ như vầy: Ngã cứu nhĩ thượng lương chi ách,Nhĩ cứu ngã thất đại chi bần. Nghĩa là: Ta cứu mầy khỏi cây xà nhà đổ,Mầy cứu ta cháu bảy đời nghèo. Quan Tổng Đốc đang lúc làm việc quan, thấy hai câu thơ nói xấc xược, gọi quan là MẦY thì cả giận, sẵn cầm cây quạt, ông bước tới đánh người vừa dâng cái ống tre có hai câu thơ ấy. Khi vừa bước ra khỏi chỗ ngồi thì bỗng nhiên cây xà nhà to lớn trên nóc nhà đổ xuống ngay cái ghế mà quan vừa ngồi, đánh rầm một cái, làm cho cái ghế gãy nát. Quan Tổng Đốc hốt hoảng, kêu la inh ỏi, giựt mình ngó lại, nếu còn ngồi tại cái ghế đó, cây xà nhà đập xuống ắt phải chết nát xương. Khi quan bình tĩnh suy nghĩ trở lại hai câu thơ vừa rồi thì mới biết người viết hai câu thơ đó đã cứu quan thoát khỏi tai nạn hiểm nghèo hy hữu đó. Quan hỏi đến người dâng cái ống tre, mới rõ đó là cháu 7 đời của Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và hai câu thơ trên là Cụ Trạng Trình viết ra để cứu ông thoát nạn. Quan Tổng Đốc cho dọn dẹp, rồi mời người cháu 7 đời của Cụ Trạng vào nhà trong, thết đãi cơm rượu, và giúp cho một món tiền lớn./. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), huý là Văn Đạt, tự Hanh Phủ, người làng Trình Tuyền (Trung An), huyện Lĩnh Lại, tỉnh Hải Dương xưa, nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng. Nguyễn Bỉnh Khiêm là học trò của bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Vì tình hình đất nước lúc bấy giờ không ổn định, nên mãi đến năm Giáp Ngọ, khi đã bốn mươi ba tuổi ông mới đi thi hương và đỗ ngay giải nguyên. Sau đó đỗ hội nguyên rồi đỗ trạng nguyên năm thi Ất Mùi, niên hiệu Đại chính thứ sáu (1535), đời Mạc Thái Tông. Ông làm quan Đông các hiệu thư, Lại bộ Tả Thị Lang, kiêm Đông các đại học, tước Trình Tuyên hầu. Làm quan cho nhà Mạc được tám năm, thấy gian thần hoành hành, ông đã dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám tên lộng thần. Vua không nghe, ông liền trả áo mũ, xin về quê, dựng am dạy học. Học trò ông có nhiều người nổi tiếng như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ... Trong khi ở ẩn, Vua Mạc cũng như các chúa Trịnh, Nguyễn có việc hệ trọng vẫn cho người đến hỏi ý ông. Ông thường kín đáo khuyên Vua cố gắng tránh chiến tranh để nhân dân khỏi chết chóc. Lúc mất, ông được Vua Mạc truy phong tước Trình Quốc công, do đó mà có tên gọi là Trạng Trình. Ông mất ngày 28 tháng 11 năm Đinh dậu, niên hiệu Diên Thành thứ 8 nhà Mạc (1585), tròn 94 tuổi. 1- Người đàn bà nuôi chí lớn Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh ra từ một cuộc hôn nhân không bình thường, và phần chủ động thuộc về mẹ ông, Nhữ Thị Thục, người đất Tiên Minh, làng An Tử hạ. Ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Nhữ Văn Lan, một người thông minh khác thường từ tấm bé, khi lớn lên đã làm rạng rỡ dòng họ và quê hương với bảng vàng tiến sĩ, khoa thi năm Quí mùi, niên hiệu Quang Thuận, đời Lê Thánh Tông, được nhà Vua tin dùng, phong chức Thượng thư bộ Hộ. Theo người ta kể lại thì bà Nhữ Thị Thục là bậc nữ lưu phong vận tài hoa vào bậc nhất chốn kinh kỳ thời bấy giờ. Điều khó hiểu là suốt thời kỳ con gái, theo cha, với những cuộc giao thiệp hết sức rộng rãi mà địa vị người cha cho phép, bà vẫn hoàn toàn thờ ơ với tất cả, từ ông trạng, ông nghè, ông tổng. Có lẽ trong quan niệm riêng của bà thì tất cả những tài năng của những con người ấy chỉ đủ để thi đỗ làm quan, phục tùng vua. Tuổi trẻ bà trôi qua với những cuộc giao du sơn thuỷ. Thế rồi chỉ một lần gặp gỡ với ông đồ nhà quê tên Nguyễn Văn Định bà đã tự nguyện gá nghĩa. Bà Thục rất tinh thông thuật số, bà đến với ông Định chỉ vì nhận thấy ở ông có tướng sinh quý tử. Từ nhỏ, bà đã nuôi chí lớn: chồng bà phải là Vua, hoặc sinh con ra làm Vua. Bà cũng đoán trước, ngay từ thời nhà Lê còn cực thịnh, bước đường suy vong của triều Lê chẳng còn bao xa. Nhưng rồi thực tế dường như đã không đáp ứng được mong muốn của bà, "quý tử" của bà sau này danh vọng lắm chỉ đỗ trạng nguyên là cùng. Vì vậy, giữa hai vợ chồng thường xảy ra xích mích. Lần nọ, bà Nhữ Thị Thục đi chợ, ông Văn Định ở nhà trông con. Ông buộc dây vào cành tre, kéo lên, kéo xuống cho con chơi và nói: - Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung! Tưởng con không biết gì, chẳng ngờ Văn Đạt (tên lúc nhỏ của Bỉnh Khiêm) nói: - Vịn tay tiên, nhè nhẹ rung. Khi bà Thục về, Văn Định khoe chuyện ấy bảo là con trai họ thông minh. Không dè, bà Thục nói: - Nguyệt tượng trưng cho bầy tôi! Nuôi con mong thành Vua, thành Chúa, chứ thành bầy tôi thì nói làm gì. Lần khác, biết vợ thường soạn những câu ca để dạy con và ghi lại trong sách, khi vợ đi vắng. Văn Định lấy sách của vợ tìm một câu để dạy con, thấy câu: "Bống bống, bang bang, ngày sau con lớn, con tựa ngai vàng" Văn Định hoảng sợ, cho là ý kiến phản nghịch, có thể bị tội chém đầu, bèn chữa chữ "tựa" thành "vịn". Bà Thục về đến, biết chuyện này bực lắm. - Sinh con ra, mong con làm vua thiên hạ. Nay thầy nó dạy con làm tôi, chán quá! Rất tiếc thân này là phận gái. Vì nhiều quan niệm bất đồng, bà Thục đã bỏ nhà ra đi, không bao giờ trở lại với chồng và con, cho cả đến khi nhắm mắt cũng vậy. Tương truyền khi còn sống với Văn Định, có lần bà Thục ra Đồ Sơn, gặp một người dân chài, oai vệ, cao to, sắc sảo, vừa thi trúng võ cử, sắp đi làm lính túc vệ, bà giật mình than rằng: Người này mới thật là người mà ta mong ước - Tiếc thay khi đó bà đã là gái có chồng. Người ấy, sau này cướp ngôi nhà Lê, lên làm Vua, mở đầu cho triều Mạc (1527), Mạc Đăng Dung. Có truyền thuyết cho rằng, sau khi bỏ đi, bà Thục đã bước thêm bước nữa, ít lâu sau sinh hạ ông Phùng Khắc Khoan. Về sau Phùng Khắc Khoan theo học Nguyễn Bỉnh Khiêm, được ông coi như em ruột. Như vậy, tuy bà Thục có hai người con đều đỗ đạt và đều nổi tiếng, nhưng dù sao thì bà cũng không đạt được cái chí lớn lao của mình. 2-Số chỉ làm Trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm thông minh lạ thường. Đầy thôi nôi đã biết nói, lên bốn được mẹ dạy cho học thuộc lòng các bài chính nghĩa của kinh, truyện cùng với mười bài thơ Nôm. Tương truyền một hôm, bà Thục đưa Nguyễn Bỉnh Khiêm về quê ngoại thăm gia đình, dọc đường gặp một thầy tướng số Trung Hoa. Thấy Bỉnh Khiêm có tướng mạo lạ thường, ông bèn nói: - Đứa trẻ này về sau có thể làm tới ngôi vương. Nhưng rồi sau khi xem kỹ lại, ông than: - Da khô quá, thật là đáng tiếc! Cùng lắm chỉ là trạng nguyên mà thôi. Tuy thất vọng, nhưng bà Thục vẫn không thôi nuôi chí lớn. Bà hi vọng "nhân định thắng thiên", bà mong rằng với âm trạch của tiền nhân, quyết sau này con bà phải ở ngôi thiên tử, để lại tiếng thơm cho muôn thế hệ mai sau. Nhưng rồi thực tế đã không đáp ứng được mong mỏi của bà. Đứa con mà bà xem là "quý tử" ấy đã không theo kịp mẫu người lý tưởng mà bà hằng tìm kiếm. Bà xem như cuộc đời mình đã bỏ đi. Và đường công danh của Nguyễn Bình Khiêm sau này như thầy tướng số Trung Hoa dự đoán: Số ông chỉ làm trạng nguyên. 3-Thái Ất Thần Kinh Thấy con học giỏi hơn người, cha mẹ Nguyễn Bỉnh Khiêm quyết định cho con theo học quan Bảng nhãn Lương Đức Bằng, người làng Hội Trào, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá. Nguyễn Bỉnh Khiêm học rất giỏi lại nổi tiếng về văn thơ. Một hôm, cụ Lương Đức Bằng ốm, biết rằng mình không sống lâu được nữa bèn gọi Nguyễn Bỉnh Khiêm lại, chỉ cho ông một cái tráp nhỏ, đặt ở đầu giường, rồi bảo: - Con hãy mang tráp đến đây, rồi mở ra lấy một bộ sách mà ta đã gói kỹ vào để sẵn trong ấy. Nguyễn Bỉnh Khiêm vâng lời, làm theo ý thầy. Cụ Bằng lại bảo tiếp: - Thầy cho con quyển sách này, vì thầy nghĩ chỉ có con mới có thể hiểu nổi, nhưng con phải hứa với thầy là phải giữ gìn sách cẩn thận. Quyển sách này liên quan đến một việc khá li kỳ, thầy sẽ kể con nghe. Lần trước, khi thầy đi sứ qua Tàu, lúc trở về nước, có một cụ khách già trao cho thầy quyển sách. Thầy tưởng cho thầy nhưng sau đó, cụ ấy lại nói: "Ta không cho ngươi, ta chỉ nhờ người đem về giao lại cho một người An Nam". Thầy rất ngạc nhiên khi không nghe cụ già ấy nói đến tên họ người mà cụ muốn gửi gắm. Cụ già liền xua tay: "Không cần. Chừng nào trong tâm linh nhà ngươi muốn cho ai thì người ấy sẽ được phần". Nói xong, ông cụ ấy bỏ đi mất, chừng đó, thầy mới hiểu ông ấy là một dị nhân. Nay, thầy giao quyển sách này lại cho con, ấy là con có phần. Nghe lời thầy, Nguyễn Bỉnh Khiêm mang sách về nhà, mở ra đọc. Cảm thấy không lĩnh hội được gì mấy, ông bèn mang sách cất đi, thỉnh thoảng lại lấy ra đọc, đọc xong rồi lại cất, cứ như thế mãi. Cho tới một hôm, có một người khách đến cho Nguyễn Bỉnh Khiêm
File đính kèm:
- sam ki.doc