Trong chuỗi ngày bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm, Bác Hồ cảm thấy đau khổ vô hạn vì mất tựdo. Vậy mà có lúc Bác lại tự nhận là “Khách tự do”, “Khách tiên”, có thể giải thích điều đó như thếnào

pdf3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trong chuỗi ngày bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm, Bác Hồ cảm thấy đau khổ vô hạn vì mất tựdo. Vậy mà có lúc Bác lại tự nhận là “Khách tự do”, “Khách tiên”, có thể giải thích điều đó như thếnào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề 10: NGỤC TRUNG NHẬT KÝ – ĐỀ TỔNG HỢP 
Đề 5: Trong chuỗi ngày bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm, Bác Hồ cảm thấy đau khổ 
vô hạn vì mất tự do. Vậy mà có lúc Bác lại tự nhận là “Khách tự do”, “Khách tiên”, có thể giải 
thích điều đó như thế nào? 
GỢI Ý: 
 “Nhật ký trong tù” chỉ là một tập thơ nhật ký bằng thơ “ghi lại vắn tắt sinh hoạt, ý nghĩ của 
người tù cho qua ngày tháng” như chính lời nói của Bác. Nói đến nhật ký là nói tới một hình thức ghi 
chép hàng ngày, trước hết là cho chính mình, bởi thế, nó hồn nhiên, chân thật, không bịa đặt, sáng 
tạo… 
 Đã là nhật ký của một người tù thì không thể không ghi chép một sự thật đau khổ đắng cay của 
một cảnh ngộ tù tội, bị tước mất quyền sống, quyền tự do… bị xiềng xích, đày ải, giam cầm hành hạ đủ 
điều. Với Bác, ngồi tù là mất quyền chiến đấu cho độc lập của Tổ quốc, khi mà nước nhà còn ở trong 
thời kỳ dầu sôi lửa bỏng… Bởi thế, bị mất tự do, Bác đau khổ hơn ai hết: 
Xót mình giam hãm trong tù ngục 
Chưa được xông ra giữa trận tiền. 
và “mất tự do”, với Bác là nỗi cay đắng hơn mọi thứ cay đắng trên đời. 
“Trên đời ngàn vạn điều cay đắng 
Cay đắng bằng chi mất tự do” 
 Bác đã diễn tả nỗi khổ đau vô hạn ấy trong suốt cả tập thơ sáng tác trong hơn một năm trời 
sống trong cảnh “phi nhân loại sinh hoạt” của nhà tù Tưởng Giới Thạch. Nhiều vần thơ trong “Nhật ký 
trong tù” thực sự thấm đẫm nước mắt: 
Ở tù năm trọn thân vô tội 
Hòa lệ thành thơ tả nỗi này 
 Nỗi khổ đau vì mất tự do, mất quyền chiến đấu giành độc lập cho dân tộc nhiều lúc đã trở thành 
một căn bệnh “tâm cảm”: 
Ngoại cảm trời Hoa cơn gió lạnh 
Nội thương đất Việt cảnh lầm than 
Ở tù mắc bệnh càng đau khổ 
Đáng khóc mà ta cứ hát tràn. 
 Câu thơ “Bản ưng thống khốc, khước cuồng ca” trong nguyên tác nghe còn xót xa hơn cả tiếng 
khóc. 
 Đó là một sự thật phũ phàng, đau khổ, cay đắng. 
Nhưng có một sự khác, và điều này mới thật sự là một thật sự kì diệu, nên thơ: ở người tù bị 
đoạ đày đau khổ vô hạn ấy vẫn có một trái tim tự do, một tâm hồn nghệ sĩ, một tinh thần lạc quan bay 
bổng… vượt lên trên cảnh ngộ tù đày để ngâm vịnh thơ ca, đắm say với thiên nhiên, chia bùi sẻ ngọt 
với mọi âm thanh, mọi cảnh ngộ của đời sống… Không có một thế lực nào có thể ngăn cản nổi. Đó là 
một tâm hồn ung dung thư thái, hoàn toàn tự do. Tâm hồn ấy, con người ấy, có lúc cảm thấy mình như 
là “khách tự do”. 
Trong lao tù cũ đón tù mới 
Trên trời mây tạnh điểm mây mưa 
Mây mưa mây tạnh bay đi hết 
Còn lại trong tù khách tự do 
như là “Khách tiên”: 
Hai giờ ngục mở thông hơi 
Tù nhân ngẩng mặt ngắm trời tự do 
Tự do tiên khách trên trời 
Biết chăng trong ngục có người khách tiên 
 Hai sự thực ấy cùng tồn tại trong một con người, mâu thuẫn mà thống nhất, có thể lý giải được. 
 Trước hết, có thể lí giải bằng một lý do thật giản đơn: tâm hồn con người ta được tạo hóa sinh 
ra vốn vô cùng phong phú, đa dạng luôn biến động: lúc vui, lúc buồn, lúc bực dọc, lúc sảng khoái, lúc 
đau khổ lúc thảnh thơi khoan khoái… Đó là diễn biến thông thường của tâm trạng, của những trạng 
thái cảm xúc khác nhau. Sự diễn biến này có khi có những nguyên nhân có thể lí giải, cũng có khi 
chẳng biết vì sao. (Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn – Xuân Diệu). Riêng với Bác thì thật dễ hiểu: 
sống trong nhà tù bị nhốt giữa bốn bức tường kín mít, thỉnh thoảng cửa nhà tù mở ra để người tù được 
ngắm cảnh trời đất, mây mưa, mây tạnh… phút chốc ấy, con người cảm thấy thật khoan khoái tự do. 
Nên Bác ví với khách tự do, khách tiên, cũng chẳng có chi lạ. 
 Mặt khác, hai cụm từ “khách tự do” và “khách tiên” là cách nói, cách ví von hóm hỉnh mà ta 
vẫn thường gặp trong văn thơ Bác. Ngay trong “Nhật ký trong tù”,ta cũng bắt gặp bao nhiêu hình ảnh 
so sánh tương tự: tiếng leng keng của xiềng xích được ví như “tiếng ngọc rung”, dây trói được ví với 
“tua vai quan võ”, ghẻ được ví như “hoa gấm”, hành động gãi ghẻ được ví như “gảy đàn”: (“Đầy mình 
đỏ tím như hoa gấm. Sột soạt luôn tay tựa gảy đàn”); muỗi được ví như máy bay (Muỗi lượn nghênh 
ngang tựa máy bay), ngục tù bỗng thành “nhạc quán viện hàn lâm” (Nhà ngục tĩnh Tây mờ mịt tối, 
Bỗng thành nhạc quán viện hàn lâm). v.v… 
 Đó là cách ví von so sánh mang đậm nét phong cách Bác: vui đùa, hóm hỉnh… Nhưng đằng 
sau phong cách này là vấn đề của nhân cách, của tư thế; đó là nhân cách của một bản lĩnh lớn, của 
người có ý chí, có khả năng làm chủ bản thân, làm chủ cảnh ngộ, vượt lên trên cảnh ngộ để có thể cười 
cợt với đau khổ, ngạo nghễ với lao lung. Đó là một biểu hiện của ý chí tự do của một trái tim tự do 
thực sự… Thứ tự do của một con người ý thức được cái qui luật, cái tất yếu (tự do là tất yếu được nhận 
thức), Bác đã biến nó trở thành thói quen, máu thịt, cảm hứng. 
 Bìa ngoài của cuốn nhật ký là một hình vẽ hai tay bị xiềng, bên cạnh là một bài thơ được xem 
như là một lời đề từ của tập “Nhật ký trong tù”: 
“Thân thể ở trong lao 
Tinh thần ở ngoài lao 
Muốn nên sự nghiệp lớn 
Tinh thần càng phải cao” 
Đó là lời đề từ, cũng là một tuyên ngôn về ý chí và lẽ sống, chi phối cảm hứng sáng tạo của tập 
thơ và đem lại cho tập thơ một phong vị đặc biệt, một cảm hứng lãng mạn, bay bổng, tự do. Ý nghĩa 
của các từ “khách tự do”, “khách tiên” được Bác nói tới chủ yếu là mang nội dung này. “Khách tiên” 
còn gợi về một hình ảnh cao đẹp, huyền bí về một nhân vật huyền thoại từ ở trên cao ghé xuống để 
giúp đỡ, an ủi con người, giúp con người chống lại điều ác, điều xấu, thực hiện ước mơ, đem lại bình 
yên. Thì Bác chẳng phải là một nhân vật có nhiều nét gần gũi với hình ảnh huyền thoại đó sao! Tuy 
nhiên, ví mình như “khách tiên” “khách tự do” trong nhà tù cũng là cách Bác gởi gắm khát vọng tự do 
như một nỗi niềm canh cánh từ đầu tập “Nhật ký trong tù” cho tới trang cuối cùng. 
Bài “Khai quyển” (mở đầu tập Nhật ký) Bác viết: 
Ngâm thơ ta vốn không ham 
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây 
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây 
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do 
Bản thân hành động ngâm ngợi ấy cũng là biểu hiện của một tâm hồn tự do, vượt trên cảnh ngộ 
của nhà nghệ sĩ. Có phải ai cũng có thể ngâm ngợi trong cảnh nhà tù tội được đâu, nhất là trong các địa 
ngục trần gian của nhà tù Tưởng Giới Thạch mà Bác đã ghi lại chân thực trong bài “Tứ cá nguyệt liễu” 
(Bốn tháng rồi).Phong cách của Bác làm ta nhớ đến câu danh ngôn: “Trong một nhà tù có hai người tù 
đứng vịn tay vào song sắt- một người chỉ thấy bốn bức tường trơ trọi, còn một người ngửa mặt lên trời 
ngắm những vì sao”. 
Đấy là chưa kể đến những bài thơ đạt đến trình độ điêu luyện có thể xếp bên cạnh những bài 
thơ Đường hay nhất: 
“Gió sắc tựa gươm mài đá núi 
Rét như dùi nhọn chích cành cây 
Chùa xa chuông giục người nhanh bước 
Trẻ dắt trâu về tiếng sáo bay” 
(Hoàng hôn) 
Thật khó mà hình dung được những vần thơ như thế lại là của một người tù sáng tác trong cảnh 
bị xiềng xích, đày ải. 
Ngay cả khi Bác có nói tới sự đày ải khủng khiếp, người đọc cũng thật là ngạc nhiên bởi chính 
ngay trong cảnh ấy Bác vẫn thả hồn với sự sống xung quanh với những cảm xúc thật thanh thoát, êm 
ái, bay bổng: 
Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh 
Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình 
Làng xóm ven sông đông đúc thế 
Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thang. 
Và bao nhiêu bài thơ khác được làm trên đường đi đày mà có cảm giác như thơ của một kẻ 
nhàn du đi thưởng ngoạn cảnh đẹp. Không có một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn, một khát vọng tự 
do bay bổng, một niềm tin ở tương lai thì không thể có được những vần thơ đẹp đẽ như thế. 
Chính điều này đã tiếp thêm sức mạnh, nghị lực giúp Bác chiến thắng tất cả: giam cầm, đày ải, 
xiềng xích, đói khát, ghẻ lở, bệnh tật… trên chặng đường dài đau khổ nhất mà Bác phải trải qua. 
Đúng là nhà tù, bạo lực chỉ có thể giam cầm thân thể Bác, còn tinh thần Bác, trái tim tự do của 
Bác thì vẫn “ở ngoài lao”, không thể giam hãm được. 
Bác là một người tù khổ đau vô hạn vì mất tự do. Nhưng đồng thời, Bác là một chiến sĩ ,một 
nghệ sĩ, một nhà thơ lớn vẫn tìm thấy nguồn hạnh phúc của một thứ tự do nội tại, mạnh mẽ, lớn lao và 
đẹp đẽ vô vàn, đứng trên đau khổ và chiến thắng đau khổ. 
* * * 

File đính kèm:

  • pdfvantap10-de5.pdf