Trọng tâm ôn tập và kiểm tra học kì I môn ngữ văn năm học 2013- 2014 lớp 6

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trọng tâm ôn tập và kiểm tra học kì I môn ngữ văn năm học 2013- 2014 lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRỌNG TÂM ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2013- 2014

LỚP 6
I) Đọc- hiểu văn bản: 
* Yêu cầu chung:
- GV dựa vào mục Ghi nhớ, hệ thống câu hỏi Hướng dẫn chuẩn bị bài, Ôn tập cuối kì và tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS để soạn câu hỏi, bài tập cho HS ôn tập.
- Nắm được khái niệm, kiểu nhân vật quen thuộc, giá trị nội dung và nghệ thuật và ý nghĩa của các truyện dân gian đã học.
* Giới hạn một số văn bản:
- Thánh Gióng;	- Ếch ngồi đáy giếng;	
- Sơn Tinh, Thủy Tinh; - Thày bói xem voi;
	- Treo biển.
II) Tiếng Việt : 
* Yêu cầu chung:

- GV dựa vào mục Ghi nhớ, Luyện tập, Ôn tập cuối kì và tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS để soạn câu hỏi, bài tập cho HS ôn tập, giúp HS nắm vững khái niệm, đặc điểm cấu tạo và phân tích được tác dụng của các kiến thức Tiếng Việt đã học.
	- Vận dụng: 
+ Bài tập phát hiện: Nhận biết các đơn vị kiến thức đã học trong một câu văn, đoạn văn (thơ) cụ thể;
+ Bài tập vận dụng: Biết viết một câu văn có sử dụng các kiến thức đã học và phân tích được tác dụng của nó.
* Cụ thể:
- Từ mượn;
- Số từ và lượng từ;
- Cụm danh từ, Cụm động từ.

III) Tập làm văn:
1. Những vấn đề chung về văn tự sự và cách làm bài văn tự sự: 
- Đặc điểm văn tự sự;
- Sự việc, nhân vật, ngôi kể trong văn tự sự;
- Bố cục, thứ tự kể, cách dựng đoạn và lời văn trong bài văn tự sự.
2. Cụ thể:
- Viết bài văn kể lại bằng lời văn của mình một đoạn truyện hoặc cả truyện của 1 trong 5 chuyện dân gian đã giới hạn ở mục (I).
	- Viết bài văn kể câu chuyện đời thường (VD: một lần làm mẹ vui, một kỉ niệm nhớ mãi, …)

----------------------------------------------


LỚP 7
I) Đọc- hiểu văn bản: 
* Yêu cầu chung:
- GV dựa vào mục Ghi nhớ, hệ thống câu hỏi Hướng dẫn chuẩn bị bài, Ôn tập cuối kì và tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS để soạn câu hỏi, bài tập cho HS ôn tập.
- HS cần nắm vững: Thể thơ, hoàn cảnh sáng tác, Giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản.
* Giới hạn một số văn bản:
- Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương;
- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê – Hạ Tri Chương;
- Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến;
- Qua Đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan;
- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh- Lý Bạch;

II) Tiếng Việt : 
* Yêu cầu chung:
- GV dựa vào mục Ghi nhớ, Luyện tập, Ôn tập cuối kì và tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS để soạn câu hỏi, bài tập cho HS ôn tập, giúp HS nắm vững khái niệm, đặc điểm cấu tạo và phân tích được tác dụng của các kiển thức Tiếng Việt đã học.
	- Vận dụng: 
+ Bài tập phát hiện: Nhận biết các đơn vị kiến thức đã học trong một câu văn, đoạn văn (thơ) cụ thể;
+ Bài tập vận dụng: Biết viết một câu văn, 1 đoạn văn ngắn khoảng 3- 5 câu có sử dụng các kiến thức đã học và phân tích được tác dụng của nó.
* Cụ thể:
- Từ ghép, Từ láy;
- Thành ngữ;
- Điệp ngữ;
 
III) Tập làm văn
1. Nắm được những vấn đề chung về văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm:
- Đặc điểm văn biểu cảm;
- Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm;
- Bố cục, cách thức xây dựng đoạn, bài văn và lời văn trong bài văn biểu cảm.
2. Cụ thể : 
- HS dựa vào kiến thức đã học trong các văn bản đã giới hạn ở mục (I) để viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. 
--------------------------------------------------------



LỚP 8
I) Đọc- hiểu văn bản:
* Yêu cầu chung:
- GV dựa vào mục Ghi nhớ, hệ thống câu hỏi Hướng dẫn chuẩn bị bài, Ôn tập truyện và kí và tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS để soạn câu hỏi, bài tập cho HS ôn tập.
- Nắm được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các tác phẩm tự sự trong chương trình: cốt truyện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu, ngôn ngữ kể chuyện, vẻ đẹp của hình tượng nhân vật điển hình...
- Hiểu, cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản nhật dụng. Xác định được thái độ ứng xử đúng đắn với các vấn đề văn bản đề cập.
* Giới hạn một số văn bản:
1. Truyện kí Việt Nam: Các văn bản: Tôi đi học- Thanh Tịnh; Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng; Lão Hạc- Nam Cao; Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố
2. Truyện nước ngoài: Các văn bản: Hai cây phong- T. Ai-ma-tốp.
3. Văn bản nhật dụng: Văn bản Ôn dịch thuốc lá- Nguyễn Khắc Viện.
 Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000.
II) Tiếng Việt:
* Yêu cầu chung:
- GV dựa vào mục Ghi nhớ, Luyện tập, Ôn tập cuối kì và tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS để soạn câu hỏi, bài tập cho HS ôn tập, giúp HS nắm vững khái niệm, đặc điểm cấu tạo và phân tích được tác dụng của các kiển thức Tiếng Việt đã học.
	- Vận dụng: 
+ Bài tập phát hiện: Nhận biết các đơn vị kiến thức đã học trong một câu văn, đoạn văn (thơ) cụ thể;
+ Bài tập vận dụng: Biết viết một câu văn, đoạn văn có sử dụng các kiến thức đã học và phân tích được tác dụng của nó.
* Cụ thể:
- Các từ loại: trợ từ, thán từ, tình thái từ;
- Phép tu từ: nói quá; nói giảm, nói tránh;
- Câu ghép;
- Các loại dấu câu: ngoặc đơn, ngoặc kép, hai chấm.

III) Tập làm văn: 
1. Nắm được những vấn đề chung về văn bản tự sự và cách làm văn tự sự:
- Tóm tắt văn bản tự sự;
- Tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự;
- Bố cục, liên kết các đoạn, triển khai chủ đề bằng các phép diễn dịch, qui nạp, song hành và tổng hợp.
2. Cụ thể: 
- Viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tổ miêu tả và biểu cảm.
- Dựa vào các văn bản đã giới hạn ở mục (I), HS kể lại câu chuyện bằng lời của mình.
----------------------------------------------------------



LỚP 9
I) Đọc- hiểu văn bản:
* Yêu cầu chung:
- GV dựa vào mục Ghi nhớ, hệ thống câu hỏi Hướng dẫn chuẩn bị bài, Ôn tập truyện và kí và tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS để soạn câu hỏi, bài tập cho HS ôn tập.
- Nắm được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện trung đại Việt Nam; hoàn cảnh sáng tác và những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các văn bản truyện, thơ hiện đại Việt Nam và truyện nước ngoài.
* Giới hạn một số văn bản:
1. Truyện trung đại Việt Nam: 
- Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ;
- Hồi thứ mười bốn (Trích tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí- Ngô gia văn phái)
- Truyện Kiều và các đoạn trích: Chị em Thuý Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích;
2. Thơ hiện đại Việt Nam: 
- Đồng chí- Chính Hữu;
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật;
- Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận;
- Bếp lửa- Bằng Việt;
- Ánh trăng- Nguyễn Duy.
3. Truyện ngắn hiện đại Việt Nam:	
- Làng- Kim Lân;
- Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng;
- Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long.

II) Tiếng Việt:
* Yêu cầu chung:
- GV dựa vào mục Ghi nhớ, Luyện tập, Ôn tập cuối kì và tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn để soạn câu hỏi, bài tập cho HS ôn tập, giúp HS nắm vững khái niệm, đặc điểm cấu tạo và phân tích được tác dụng của các kiển thức Tiếng Việt đã học.
	- Vận dụng: 
+ Bài tập phát hiện: Nhận biết các đơn vị kiến thức đã học trong một câu văn, đoạn văn (thơ) cụ thể;
+ Bài tập vận dụng: Biết viết một câu văn, đoạn văn có sử dụng các kiến thức đã học và phân tích được tác dụng của nó.
* Cụ thể:
- Các phương châm hội thoại;
- Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp;
- Các kiến thức về từ vựng, đặc biệt các biện pháp tu từ từ vựng.
III) Tập làm văn: Văn tự sự
1. Nắm được những vấn đề chung của văn tự sự và cách làm văn tự sự :
- Người kể, ngôi kể và chuyển đổi ngôi kể;
- Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm và nghị luận;
- Viết đoạn văn tóm tắt văn bản tự sự.
2. Cụ thể:
Viết bài văn tự sự theo chủ đề cho trước, có kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận và chuyển đổi ngôi kể, dựa vào nội dung các văn bản đã giới hạn ở mục (I).
---------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTRONG TAM ON TAP KI I MON NGU VAN 6 Ha Long.doc