Truyện dài Những thiên đường mù Chương 3

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Truyện dài Những thiên đường mù Chương 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
truyện dài
Những thiên đường mù
Chương 3
Con tàu dừng lại. Ga đầu tiên trên chặng đường dài. Bảy giờ kém 15 phút. Người đàn ông bên tôi giơ tay che miệng ngáp. Ông ta gấp cuốn sách trinh thám bỏ vào túi, rồi đưa mắt liếc nhìn tôi như nhìn 1 con mèo ngồi trong góc đi văng. - Ư hừm ừm... Bỗng dưng ông ta hắng giọng 1 cách vô lý, rồi nhoài qua mặt tôi, áp chiếc mũi khoằm vào cửa kính nhìn ra bên ngoài. Tàu dừng ở 1 ga tỉnh lỵ. Thành phố nhỏ nhưng đẹp, êm dịu, u tịch. Các dãy phố đổ từ các ngọn đồi xuống lòng thung, nhà nọ tiếp nhà kia chẳng nhà nào giống nhà nào nhưng tất cả đầu toát ra hương vị ngọt ngòa của các mối tình xưa cũ. Các bức tường trắng diệp màu trong ánh trắng hoàng hôn. Các rèm cây uốn lượn theo dọc phố, thếp vàng trên đỉnh các ngọn đồi và biến màu tím thẫm dưới lòng thung, nơi phố chia thành nhiều hẻm con, khuất lấp trong các khu vườn. Người đàn ông ngắm nghía tỉnh lỵ, gật gù. Rồi ông ta khẽ nhếch lông mày, nheo mắt nhìn tôi. Dường như ông ta muốn nói: - Thế nào, thành phố của chúng tao đẹp đấy chứ, bé con? Tôi im lặng, không đáp. Trong những trường hợp như thế, tôi thường không tìm cách ứng xử khôn ngoan. Người khách đồng hành rút trong chiếc túi đi đường 2 miếng bánh mì kẹp thịt, chìa cho tôi: - Làm 1 miếng cho vui, cô bạn đồng hành, cô cũng tới Matxcơva chứ? Tôi đáp: - Vâng. Cảm ơn ông, tôi chưa thấy đói. Ông ta khẽ nhún vai, cười. Răng ông ta đã hỏng nhiều, cái trẩm bạc, cái thay răng giả. Vì thế, nụ cười thật hài hước. Bất giác, tôi cũng cười theo. Người đàn ông bắt đầu nhai bánh mì 1 cách ngon lành. Nhưng được vài ba miếng chợt ông ngừng lại. Đoạn, lấy trong túi đi đường chiếc rađiô cát sét Nhật, ông ta thận trọng đặt lên bàn, bật nút. Ngay tức khắc, giọng hát quen thuộc của Pugatrôva vang lên. Ông khách đồng hành nhìn tôi. Cái nhìn thay cho câu hỏi: - Thế nào, không làm cô khó chịu chứ? Tôi nói: - Tôi rất thích. Cám ơn. Ông khách ngả người vào thành ghế, vừa nghe hát vừa nhai bánh mì, vẻ mặt ông mãn nguyện. Nhưng tôi cũng không còn chú ý tới ông, cũng không chú ý tới con tàu đã bắt đầu chuyển bánh, rời xa tỉnh lỵ. Giọng hát nổi loạn của người nữ ca sĩ mê hoặc tôi. Có lẽ giọng hát ấy đã là 1 trong những niềm vui hiếm hoi ở xứ này, giúp tôi chiến thắng nỗi buồn ly hương kể từ ngày bắt đầu cuộc đời công nhân xuất khẩu. Lần đầu, tôi nghe giọng hát ấy ở nhà 1 tay nghiên cứu sinh trong thàng phố Kiep. Ông ta là chú họ cô bạn cùng cư xá với tôi. Cô ta cao lớn, rắn rỏi, sống phóng đãng. Cô có thể cùng 1 lúc chung sống với dăm bảy anh chàng, nhưng không bao giờ nhớ tới họ. - “Trong giấy mơ của tao không có chỗ dành cho gương mặt đàn ông.” Cô thường tuyên bố với bọn tôi như thế. Vậy mà, tụi đàn ông lại lăn vào mê say cô như điếu đổ. Đám con gái ghen ghét với cô thì thầm rằng cô học được cách làm bùa mê của mấy mụ digan. Tôi, tôi biết cô rất đẹp. 1 vẻ đẹp tàn bạo, thiêu đốt. Những người đàn ông bản lĩnh tầm thường không thể tránh khỏi ngọn lửa ấy. Nó biến họ thành tàn tro. Nhưng tôi cũng thích cô vì cô thành thực, thành thực ngay với tội ác của mình, và hay bênh vực kẻ yếu. Mùa đông năm đầu tiên chúng tôi sang Nga, nỗi buồn tê tái xâm chiếm tâm hồn. Căn buồng khu cư xá như cái hộp tẩm ướt những ý nghĩ buồn tẻ, và quây bọc chúng tôi trong nỗi nhớ nhà. Cứ ngày nghỉ chúng tôi lại tìm cách đi chơi. Ít nhất là để lẩn tránh 4 bức tường nhàm chán ấy và nghe tiếng nói mới, nhìn gương mặt mới của người Việt. Lần đó, cô bạn dẫn tôi đến Kiep. Chú họ cô đang nghiên cứu môn Điện cơ. Khu nhà đủ sinh viên các màu da, lúc nào cũng rầm rập người đi lại, khuân vác hòm xiểng, hàng hóa. Lạc vào đó, khó mà tìm được lối ra. May sao, vốn từ vựng tiếng Nga của tôi cũng khá. 2 chúng tôi kéo đi chợ, mua thực phẩm và hoa quả trước khi tới nhà khách. Cô bạn tôi bảo: - Các lão nghiên cứu sinh bao giờ cũng keo kiệt. Mình chuẩn bị trước vẫn tốt hơn. Chú họ cô trạc ngoại 40, dáng vẻ nho nhã. Ông ta đang cạo chiếc móng giò, thứ thực phẩm rẻ tiền cho nhữnng ai muốn dè xẻn từng côpếch. Nghe tiếng gõ cữa, ông ta vội dúi vào xoong, đậy nắp. Cô bạn tôi cười khanh khách, lật nắp xoong bảo ông: - Ôi dào ôi, có giấu diếm thì người ta cũng biết tỏng ra rồi. Các chú già trót đời cũng không chừa được tính sĩ. Chú cô ngượng gỏ mặt, nhìn tôi. Chừng như thấy tôi quê mùa, nhút nhát nên ông ta yên tâm mỉm cười. Cô cháu bảo: - Thôi dẹp cái móng giò ấy lại. Cháu mua thịt bò với gà làm sẵn rồi. Gà loại 1 của Hung nhập sang đấy. Chú ở nhà nấu nướng với cái Hằng nhé. Cháu phải chạy sang mấy đứa bạn tí xíu. Nói xong, cô ném túi thực phẩm xuống sàn, vào phòng vệ sinh mở nước rửa, rồi lát sau quay ra: - Hằng ở đây, tao đi 1 lát thôi. Không chờ tôi trả lời, cô xách ví đi luôn. Buộc lòng, tôi phải cùng ông chú họ cô chuẩn bị bữa ăn. Cô bạn tôi đi 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ đồng hồ sau cũng chưa thấy về. Ông chú họ mời tôi ăn cơm trước. Ăn xong, trời mờ tối. Tuyết bắt dầu rơi. Từng vệt trắng dài, cheo chéo ngoài cửa kính. Bóng mây xám tro bồng bềnh như 1 biển hoàng hôn trải trên thành phố. Các cành cây đã rụng hết lá, trơ trọi vẽ những nét gầy guộc, cọ quạnh. Giữa đám cây, 1 đốn đen vụt lướt qua. Chắc hẳn, đó là 1 con quạ. Tôi đang dán mặt vào khuôn cửa, chợt ông chú họ cô bạn nói: - Uống 1 chút rượu cho ấm bụng nhé? Tôi ngạc nhiên, chưa kịp đáp, ông ta đã hấp tấp mở tủ, lấy chai rượu. Rồi cúi xuống gầm giường, ông ta kéo ra chiếc hòm gỗ, trong xếp đầy những bát chén sứ, ly cốc bằng thủy tinh và pha lê. Những chiếc ly khua lanh canh. Rót 2 chén ruợu, ông chìa cho tôi: - Uống đi, nào uống cho ấm. Tuyết lại rơi, trời rét ghê. - Cảm ơn chú, nhưng cháu không uống được rượu nặng. - Được, được... rượu nhẹ thôi. Mà có nặng thì trời rét này cũng chẳng thấm vào đâu. Ống ấn ly rượu tận môi tôi. Lúng túng, nhưng quá nể nang, tôi đành uống 1 ngụm. - Ngụm nữa, ngụm nữa sẽ thấy người ấm lên. Ông nài nỉ, dốc tuột cốc rượu vào họng tôi. 1 chất lửa lan truyền khiến toàn thân tôi nóng rực. Mắt nhìn chao đảo, bập bênh. Ông chú họ cô bạn tôi uống cạn ly rượu, rất nhanh. Rồi 1 ly nữa, ly nữa... Quái lạ, sao ông ta lại uống rượu sau bữa ăn? Tôi ngơ ngẩn với nỗi băn khoan ấy. Người đàn ông ngồi xuống ghế, cười ngây độn. Rồi rất nhanh, ông ta nhào tới ôm chặt lấy tôi: - Em, em... nào em... Miệng ông ta nồng nặc mùi rượu và mùi tỏi. Cặp môi dày hé mở, thật ghê tởm. Những ngón tay cứng như gọng kìm, xiết chặt vai tôi. Trong khoảnh khắc ấy, chợt 1 nỗi căm hờn dâng lên, nghẹn ứ tim. Tôi tỉnh rượu tức khắc, tôi nhìn thấy từng sợi râu, li ti trên mép người đàn ông, mụn ruồi thịt trên cánh mũi, cả chất mỡ ngoang nhoáng trên 2 gò má đỏ ửng lên vì rượu: - Ông bỏ tôi ra. Tôi sẽ hét lên đấy. Tôi đáp, bằng 1 giọng nhỏ nhẹ nhưng bình tĩnh. Tôi cố sức nhìn vào mặt ông ta, cố đẩy cái khuôn mặt ấy ra xa để nhận diện cho rõ ràng. - Không có gì đâu... Không có gì đâu em. Ông ta lắp bắp. 2 khóe môi dày khép mở, giống như miệng cái mặt nạ ông Địa trẻ con thường chơi ngày Tết Trung Thu. Tôi hoàn toàn không thấy sợ, nhưng ghê tởm và căm thù, có lẽ, ông ta đã lờ mờ nhận biết được điều đó qua ánh mắt tôi. Ông ta nhếch môi cười. - Tuyết rơi... Trời rét... rét ghê. Có tiếng gõ cửa. Cô bạn tôi trở về. Tức khắc, cô mỉm cười: - Chú mà cũng khốn nạn thế à? Đẹp mặt nhỉ. Ông chú họ co rúm lại, buông thõng 2 tay ngồi xuống giường. Các thớ thịt trên mặt ông chảy xuống. Lúc ấy, trông ông già như 1 ông lão lục tuần. Cô bạn tôi mở tủ, rót nước lạnh uống rồi bảo: - Đánh đĩ phương cũng phải chừa 1 phương để lấy chồng chứ? Bạn cháu mà chú cũng không tha à? Ông chú im ro, không đáp. 2 vai ông nhô lên gần chấm tai. Cô bạn nói tiếp: - Thôi, sang phòng bên mà ngủ nhờ. Đêm nay chúng cháu ở đây. Từ giờ trở đi, chú liều liệu đấy. Ông chú lật nắp giường, lấy ra 1 bộ chăn gối: - Đây này. Mới giặt xong tuần trước. Nói đoạn, ông lùi lũi mở cửa phòng, đi ra. Cô bạn tôi khóa trái cửa buồng, trải chăn nệm cho tôi nằm, rồi nói: - Đừng buồn. Đời nó thế. Tất nhiên là cũng có những người tốt. Nhưng mà... Thôi, đừng nghĩ cho mệt óc. Tao mở máy quay đĩa cho mà nghe. Tuyết rơi trắng xóa bên ngoài. Những tia sáng xuyên qua, giống những chiếc kim lấp lánh ai ném vào đêm tối. Cảm giác buồn tủi và nỗi nhớ nhà cùng 1 lúc ào ạt xô đến, như những ngọn triều câm nín cuồng liệt. cô bạn tôi mặc chiếc váy ngủ xanh, loay hoay với chồng đĩa hát. Ánh đèn lịm dần, những sợi tuyết trắng trở nên huyền ảo. Luc đó, giọng hát của người nữ ca sĩ vang lên. Thoạt tiên, tôi không rõ lời ca. Dường như 1 chuỗi sấm lan truyền trong không gian. Sấm của những cơn mưa mùa hạ. Cơn bùng nổ giận dữ của các dãy núi xa xanh mài miệt nơi chân trời, của các cánh rừng hoang dã, của các đồng cỏ trơ trụi dưới nắng, của bình nguyên xanh bị lãng quên. Tôi choáng váng. Sau đó, khoảnh khắc lạ lùng qua đi, tôi bị xô đẩy bởi 1 loạt âm thanh khác, khó định được màu sắc, nhưng êm dịu hơn, mặn mòi hơn. Chúng đưa tôi tới cõi hoang lặng của tâm hồn, nơi tiếng nức nở của con người hòa trộn với niềm hy vọng, nỗi khoắc khoải được đếm trong nhịp thời gian, góc u tối trong mỗi căn phòng với cánh hoa buổi sớm. Bài hát chấm dứt. Lại 1 bài hát tiếp theo. Tôi không nhớ các cảm xúc và ý nghĩ của mình. chúng tiếp nối nhau, chồng chéo, xóa nhòa nhau. Cô bạn tôi chồm dậy, lật mặt đĩa hát. Làn sóng âm thanh tuôn chảy không ngừng. Tôi không nghe hát nữa, tôi nghĩ đến người đàn bà đang hát. Chắc hẳn những khát vọng trong chị đã có lúc bị vùi lấp dưới tro bụi rồi trộn lên như mầm cây lúc sang xuân. Chắc hẳn chị đã có lần cúi xuống vì thất vọng, vì chán chường rồi lại ngẩng lên, học cách hy vọng, tìm niềm vui sống. Tiếng hát của nữ ca sĩ như tia lửa vọt lên từ đám cháy, như cánh chim phiêu bạt giữa khoảng xanh... Tôi lắng nghe. Rồi tôi sửng sốt khi nhớ lại câu chuyện xấu xa buổi tối. Âm nhạc đã vang lên trong căn phòng của 1 gã đàn ông dơ dáy. Món trộn kỳ quái của cuộc đời. Bây giờ, lại là giọng hát ấy, trên con tàu tới Mátxcơva. Các cột cây số lùi qua. Bên ngoài, rừng bạch dương lấp lánh. Màu trắng óng như satanh trên thân cây gợi vẻ đẹp yếu mềm. Bỗng nhiên, tôi chợt khám phá ra nét quyến rũ trong giọng hát kia. Cái chất lửa cuồng nhiệt của tình yêu, ngọn phong ba bạo liệt của sự phản kháng, sức mạnh đẹp đẽ nhất, cần thiết nhất với con người... Tôi thu mình trong góc toa, khoành tay lại. Giá chi mẹ tôi có được chút cỏn con sự phản kháng ấy?... Giá chi trong trái tim mẹ có được ngọn lửa nhỏ của đám cháy khát vọng?

File đính kèm:

  • docNhững Thiên đường mù3.doc
Đề thi liên quan