Tuần 22 Ti ết 77-78 Vội vàng Xuân Diệu
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 22 Ti ết 77-78 Vội vàng Xuân Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ti ết 77-78 V ỘI V ÀNG Xuân Diệu Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm được Về kiến thức: + Cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình với thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu được thể hiện qua bài thơ + Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí chặt chẽ cùng với những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của bài thơ. Về kĩ năng: Biết cảm nhận và phân tích một tác phẩm thơ ( Thơ Mới) Về thái độ: Biết quý trọng thời gian, yêu tuổi trẻ, yêu cuộc sống góp phần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Phương tiện dạy học SGK Ngữ văn 11 tập 2 (cơ bản) SGV Ngữ văn 11 tập 2 Sách thiết kế Ngữ văn 11 Phương pháp dạy học: GV kết hợp các phương pháp: giảng binh, vấn đáp, gợi mở, so sánh, đọc diển cảm, thảo luận nhóm. Tiến trình dạy học Ổn định tổ chức lớp (1p) Kiểm tra bài cũ (3p) Câu hỏi: Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài Hầu trời của Tản Đà và phân tích. Giới thiệu bài mới (1p) Nói về thơ Xuân Diệu trước Cách mạng trong thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh viết: “Thơ XD còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này. XD say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, vội vàng, cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình…Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết.”. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Vội vàng để thấy được ý nghĩa ấy. TG HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt 20p 20p I. HĐ1:Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn. Em hãy đọc phần tiểu dẫn SGK và cho biết những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của XD? Dựa vào tiểu dẫn hãy cho biết xuất xứ của bài thơ? Thể loại? Gọi HS đọc văn bản. GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm? Bài thơ chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần? HĐ2: Hướng dẫn HS phân tích tác phẩm Em có nhận xét gì về nhịp điệu của bốn câu thơ đầu. Nó có ý nghĩa nghệ thuật như thế nào? XD có khát vọng gì? Khát vọng này phải chăng đó là ước muốn của kẻ ngông cuồng, xa rời thực tế không? Em có nhận xét gì về sự thay đổi của nhịp điệu những câu theo? Từ câu thứ 5 đến câu 11. Ở những câ thơ này, cách dùng từ, hình ảnh có gì mới lạ và độc đáo? Chỉ ra những nét mới trong quan niệm của XD về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc? Trong đoạn thơ cuối của đoạn 1, XD đã sử dụng hình ảnh so sánh rất mới mẽ táo bạo “Tháng giêng như một cặp môi gần”. Em có nhận xét gì về hình ảnh độc đáo đó? Yêu cầu HS khái quát nội dung đoạn 1. GV chốt ý, sơ kết Hs chú ý và trả lời Hs trả lời Hs trả lời HS trả lời HS trả lời HS trả lời Hs thảo luận HS phát biểu Giới thiệu chung Tác giả Cuộc đời - Xuân Diệu (1916 – 1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, có bút danh là Trảo Nha. Cha ông là một nhà nho quê làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Quê mẹ ở xã Từng Giản, huyên Tuy Phước, tỉnh Bình Định. - XD xa gia đình từ nhỏ và sống ở nhiều nơi. Mỗi vùng đất đều có ảnh hưởng nhất định đến hồn thơ của ông, “quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát”. - Là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. - XD tham gia mặt trận Việt Minh từ trước năm 1945. Ông hăng say trong hoạt động lĩnh vực văn hoá nghệ thuật. Trước CMT8, XD được xem là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới (HT). XD đem đến cho thơ ca đương đại một sức sống mới, nguồn cảm xúc mới thể hiện quan niệm sống mới mẻ, cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân tuổi trẻ. - Ông là Uỷ viên BCH hội nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. Năm 1983, XD được bầu làm Viện sĩ viện thông tấn viện Hàn lâm nghệ thuật CHDC Đức. Ông được nhà nước tặng giải thưởng về văn học nghệ thuật. - Ông còn là văn, nhà nghiên cứu phê bình, nhà dịch thơ, nhà bình thơ. 1.2. Sự nghiệp sáng tác: XD để lại sự nghiệp văn học lớn gồm: Thơ, văn xuôi, tiểu luận phê bình nghiên cứu. * Thơ: Tập Thơ thơ (1938) Gửi hương cho gió (1945) Riêng chung (1960) Hai đợt sóng (1967) * Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939) Trường ca (1982) * Tiểu luận phê bình nghiên cứu VH - Những bước đường tư tưởng của tôi - Các nhà thơ cổ điển của tôi. 2. Tác phẩm: Vội vàng 2.1 Xuất xứ: Bài thơ Vội vàng được trích trong tập Thơ thơ (1938) Xuân Diệu, là tiêu biểu nhất cho thơ XD trước CMT8. 2.2 Thể loại: Thể thơ trữ tình, tự do (Kết hợp thơ ngũ ngôn và thơ mới tám tiếng, thơ tự do…) 2.3 Bố cục: chia làm ba đoạn * Đoạn 1: (11 câu đầu): Tình yêu cuộc sống tha thiết, đắm say của nhà thơ * Đoạn 2: (từ câu 12 đến 30): Cảm nhận mới mẻ của XD về thời gian * Đoạn 3: (từ câu 30 đến hết): Lời giục giã, vội vàng, cuống quýt II. Phân tích 2.1 Tình yêu cuộc sống tha thiết, say đắm của nhà thơ - Nhịp thơ chậm đều tạo ra bởi điệp ngữ “tôi muốn”và thể thơ ngủ ngôn , từ ngữ oai nghiêm mệnh lệnh > thể hiện ý chí cưỡng lại dòng chảy của thời gian, bày tỏ lẽ sống với ham muốn tích cực. - Khát vọng “tắt nắng”, “buộc gió”, tác giả muốn đoạt quyền của tạo hoá. “Nắng”, “gió” là những cái hay, cái đẹp, cái thi vị của cuộc sống, khát vọng muốn níu kéo giữ mãi hương sắc của tự nhiên, là khát vọng đẹp của trái tim thi sĩ, đáng trân trọng. Thi sĩ như muốn bám riết lấy trần thế để hưởng thụ,chống lại dòng chảy của thời gian. - Từ những câu thơ ngũ ngôn, từ nhịp điệu chậm đều trở nên nhanh mạnh khẩn trương, sôi nổi như chính con người của tác giả luôn say đắm, vồ vập cảnh vật. Sự thay đổi về nhịp thơ cũng chính là sự thay đổi về cảm xúc: niềm hân hoan, hạnh phúc trước cảnh sắc mùa xuân. Điệp khúc “Này đây” cùng biện pháp liệt kê theo chiều tăng tiến, nhịp thơ gấp gáp, cảnh sắc mùa xuân hiện ra ngồn ngột trước mắt, phong phú bất tận của thiên nhiên. Những hình ảnh rất gợi cảm, gần gũi nhưng tất cả đều có đôi, có lứa, có tình: hoa đồng cỏ nội, lá cành tơ phơ phất, yến anh với khúc tình si, ánh sáng chớp hàng mi…> bức tranh thời xuân diễm lệ, mơ màng, rộn ràng đầy sức sống. Từ “của” được lặp đi lặp lại 5 lần thể hiện sự khát khao giao cảm với đời nồng nàn, cháy bổng. Quan niệm mới mẻ của XD về cuộc sống, tuổi trẻ, hạnh phúc: XD yêu cuộc sống trần thế xung quanh nhà thơ: những ong bướm, hoa lá, yến anh, những ánh sáng chớp hàng mi và “Tháng giêng…gần”… Nó thể hiện một quan niệm nhân sinh mới mẻ hạnh phúc với XD không ở đâu xa mà ở chính cuộc sống quanh ta, ở sự sống quen thuộc nơi trần thế này. Nhà thơ đã phát hiện ra những vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên xung quanh ông (tuần tháng mật, khúc tíni, ong bướm…)và thổi vào thiên nhiên một tình yêu rạo rực, đắm say (qua hàng loạt tươi mới đầy sức sống…) Hạnh phúc khi được cảm nhận bằng một bức tranh của hoa, lá, ong bướm… - Tác giả đã vật chất hoá hái niệm thời gian (tháng giêng) bằng “cặp môi gần”, XD đã sử dụng phép so sánh giữa cái vô hình và hữu hình giữa cái trừu tượng và cái cụ thể. Nhà thơ cảm nhận mùa xuân như hương vị ngọt ngào của tình yêu. Cảnh sắc mùa xuân đã được khúc xạ qua tâm hồn của XD laị càng trở nên hấp dẫn. Câu thơ không chỉ gợi hình thể mà còn gợi hương thơm vị ngọt khiến người ta say sưa ngây ngất a Với cách nói tài hoa, táo bạo, giọng thơ sôi nổi, khác lạ, đó là tiếng reo của thi reo của thi nhân trước cảnh vật mùa xuân đầy hấp dẫn, tràn trề nhựa sống “thiên đường trên mặt đất”, trước thiên nhiên đang rạo rực xuân tình. Củng cố: Chốt lại ý chính về tác giả XD và nội dung đoạn1 Dặn dò: Chuẩn bị bài Vội vàng (tt)
File đính kèm:
- voivang.doc