Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:4 Ngày soạn…/07/2008 Tuyên ngôn độc lập Hồ CHí Minh * Mục tiêu bài học: Giúp HS hiểu được quan điểm sáng tác, những nét khái quát về sự nghiệp văn học và những nét chính về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. HS trên cơ sở bài khái quát biết vận dụng có hiệu quả vào việc đọc hiểu các tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh. * Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV - Thiết kế bài học - Các tài liệu tham khảo * Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức gợi mở, hướng dẫn, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. * Tiến trình dạy học: 1 – Kiểm tra bài cũ. 2 – Giới thiệu bài mới. Phần I: Tác giả Hoạt động của GV & HS Kết quả cần đạt HS đọc SGK và tóm tắt vài nét về tiểu sử HCM? Tóm tắt những nét chính về qua strình hoạt động cách mạng của HCM? (chú ý các mốc thời gian). Trình bày vắn tắt quan điểm sáng tác van học của HCM, chứng minhbằng liên hệ thực tế? Tóm tắt ngắn gọn di sản văn học của HCM đồng thời kể tên những tác phẩm tiêu biểu qua các thể loại sáng tác của Người? HS chứng minh nét đặc sắc trong truyện kí của HCM qua tác phẩm Vi hành? Em hiểu biết gì về tập thơ NKTT cuả HCM? Nêu những nội dung chính của tập thơ? Trình bày ngắn gọn những nét phong cách đặc sắc trong di sản van học của HCM thông qua các thể loại sáng tác? I/ Vài nét về tiểu sử. 1. Tiểu sử: - Hồ Chí Minh tên gọi thời niên thiếu là Nguyễn Sinh Cung, trong thời kì đầu hoạt động cách mạng mang tên NAQ, sinh ngày: 19/05/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước. - Quê quán: Làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên huyện Nam Đàn Nghệ An - Gia đình: + Cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc + Mẹ là cụ Hoàng Thị Loan - Thời trẻ Người học chữ Hán, sau đó học trường Quốc học Huế, có thời gian ngắn dạy học ở trường Dục Thanh – Phan Thiết. 2. Quá trình hoạt động cách mạng: - Năm 1911, HCm ra đi tìm đường cứu nước. Tháng 1/1919, Người gửi tới Hội nghị Véc xay bản Yêu sách của nhân dân An Nam, kí tên NAQ. Năm 1920, dự Đại hội Tua và là một trong những thành viên đầu tiên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ 1923 đến 1941 Người hoạt động chủ yếu ở Liên xô và TQ. - HCM đã tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng như: VNTNCMĐCH(1925), Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở á Đông(1925) và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cs trong nước ở Hương Cảng(HC) - 2/1941 Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Ngày 13/8/1942 Người sang TQ…ngày 2/9/1945 Người đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập…Người mất ngày 2/9/1969…. III/ Sự nghiệp văn học. 1.Quan điểm sáng tác. a. Tính chiến đấu của văn học: Văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, hoạt động văn học cũng là hoạt động chính trị của người cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như những người chiến sĩ ngoài mặt trận. Quan điểm này được thể hiện trong “Khán thiên gia thi hữu cảm” và “Thư gửi các nghệ sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951”… Quan điểm này có sự kế thừa trong truyền thống VH dân tộc và phát huy trong thời đại ngày nay. b. Tính chân thực và tính dân tộc của văn học: Người yêu cầu văn nghệ sĩ viết cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn hiện thực đời sống. Phát huy cốt cách dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Về mặt hình thức, nghệ thuật của tác phẩm phải có sự chọn lọc, phải có sự sáng tạo, ngôn ngữ trong sáng tránh sự cầu kì về hình thức. Quan điểm nghệ thuật trên hoàn toàn đúng đắn và tiến bộ Tính mục đích của văn chương: Xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định đến nội dung và hình thức tác phẩm. Người cầm bút phải xác định: “Viết cho ai?”(đối tượng), “Viết để làm gì?” (mục đích), “Viết cái gì?” (nội dung), “Viết ntn?” (hình thúc). Người cầm bút phải xác định đúng mối quan hệ của chúng thì văn học mới đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ quan điểm đó mà các tác phẩm của Người luôn có tư tưởng sâu sắc và hình thức nghệ thuật sinh động. 2. Di sản văn học. a. Văn chính luận. Với mục đích chính trị, văn chính luận của người viết ra nhằm tiến công trực diện kẻ thù. Những tác phẩm chính luận thể hiện một lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo và cả một tấm lòng yêu ghét nồng nàn, sâu sắc, tầm hiểu biết sâu rộng về văn hóa, về thực tiễn cuộc sống. Chính vì thế văn chính luận của Người trở thành những áng văn chính lận mẫu mực… Những tác phẩm tiêu biểu: “Bản án…”, “Tuyên ngôn…”, “Lời kêu gọi…” b. Truyện và kí: Từ những năm 20 của thế kỉ 20 (1920-1925) khi NAQ đang hoạt động cách mạng bên Pháp, Người đã sáng tác một số truyện, kí đặc sắc, sáng tạo và hiện đại sau đó được tập hợp lại trong tập Truyện và kí.… Những tác phẩm có tính chiến đấu cao, thể hiện vẻ đẹp trí tuệ sắc sảo với trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hoá sâu rộng và tính thực tiễn nhằm tố cáo, châm biếm, đả kích TD và PK ở các nước thuộc địa đồng thời ca ngợi những tấm gương chiến đấu dũng cảm. Những truyện và kí của NAQ được viết bằng một bút pháp hiện đại và nghệ thuật trần thuật linh hoạt tạo nên những tình huống độc đáo, những hình tượng sinh động. Những tác phẩm chính : Pari, Con người biết mùi hun khói, Vi hành,Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, Vừa đI đường vừa kể chuyện… Ngoài ra Người còn viết một số tác phẩm khác như: Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đii đường vừa kể truyện (1963)… c. Thơ ca: Sự nghiệp thơ ca của Bác vô cùng phong phú và tên tuổi của người gắn liền với tập thơ Nhật kí trong tù… + Tác phẩm ghi lại một cách chân thực chế độ nhà tù Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.(T/c hướng ngoại). + Phản ánh bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh. (T/c hướng nội). + Nhật kí trong tù là một tập thơ đặc sắc thể hiện sự đa dạng và linh hoạt về bút pháp nghệ thuật, kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật thơ ca HCM. Ngoài NKTT, còn phải kể đến một số chùm thơ người làm ở Việt Bắc trong những năm kháng chiến. Nổi bật là một phong thái ung dung hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện bản lĩnh của người cách mạng. 3. Phong cách nghệ thuật. Phong cách nghệ thuật của HCM độc đáo mà đa dạng. Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp, giàu hình ảnh, giọng điệu đa dang. Tryện và kí: Thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Tiếng cười trào phúng nhẹ nhàng mà thâm thuý sâu cay. Thể hiện chất trí tuệ sắc sảo và hiện đại. Thơ ca: Phong cách hết sức đa dạng, hàm súc, uyên thâm, đạt chuẩn mực về nghệ thuật, sử dụng thành công nhiều thể loại thơ . Có loại thơ tuyên truyền cổ động lời lẽ mộc mạc giản dị, có loại thơ hàm súc uyên thâm kết hợp giữa màu sắc cổ điện và bút pháp hiện đại. III/ Kết luận. Đọc SGK. Thuộc phần ghi nhớ trong SGK. Làm bài luyện tập số 1 trong SGK. Tiết: 7+8 Ngày….tháng7 năm 2008 Tuyên ngôn độc lập Phần hai: tác phẩm * Mục tiêu bài học: Cho HS thấy được quan điểm sáng tác VH của HCM thể hiện trong tác phẩm. Thấy được giá trị nhiều mặt của Tuyên ngôn Độc lập đồng thời cảm nhận đươc tấm lòng yêu nước nồng nàn và niềm tự hào dân tộc cảu Bác. * Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV - Thiết kế bài học - Các tài liệu tham khảo * Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp đọc sáng tạo, các hình thức gợi mở, hướng dẫn, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. * Tiến trình dạy học: 1 – Kiểm tra bài cũ. 2 – Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV & HS Kết quả cần đạt Học sinh đọc phần tiểu dẫn và tóm tắt về hoàn cảnh sáng tác, giá trị lịch sử, giá trị văn học sủa bản “Tuyên ngôn…”? Để khẳng định quyền độc lập của nhân dân Việt Nam, HCM đã dựa trên cơ sở nào? Cách lập luận của HCM có đặc điểm gì? Đóng góp lớn nhất của HCm ở đây là gì? Em có suy nghĩ gì về cách suy ra ấy của HCM? Nhận xét về thủ pháp lập luận của HCm trong phần mở đầu bản “Tuyên ngôn ĐL”? Phần 2 của bản Tuyên ngôn Bác đã tố cáo toàn diện tội ác của thực dân Pháp. Đó là những tội ác gì?(nêu dẫn chứng) Mục đích tố cáo tội ác của TD Pháp để làm gì? Quyết tâm lớn của dân tộc được Bác thể hiện như thế nào? Hãy chỉ ra những nội dung mang tính nhân văn của bản tuyên ngôn độc lập? Nhận xét vài nét về giá trị nghệ thuật của bản tuyên ngôn? I/ Tiểu dẫn: 1. Hoàn cảnh sáng tác: Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Nhật đầu hàng Đồng Minh. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền. Ngày 26/08/1945 Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về… Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang… Ngày 2/9/1945… 2. Giá trị lịch sử, giá trị văn học: Giá trị lịch sử: - TNĐL là 1 văn kiện có giá trị lịch sử to lớn….. Giá trị văn học: - TNĐL là một áng văn chính luận đặc sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn đầy cảm xúc. - TNĐL là một áng văn yêu nước thể hiện tâm huyết, tư tưởng tình cảm cao đẹp của Người kết tinh khát vọng cảu toàn dân tộc: Khát vọng Độc lập – Tự do. 3. Đối tượng và mục đích sáng tác: Đối tượng : - Đồng bào cả nước, trước toàn thế giới đặc biệt là với những lực lượng thù địch đang âm mưu chiếm nước ta một lần nữa… Mục đích sáng tác: - Tuyên bố Độc lập chủ quyền và xoá bỏ quyền của Pháp với Việt Nam. 4. Bố cục : 3 phần Phần 1: (từ đầu đến lẽ phải không ai chối cãi được) Khẳng định ĐLDT dựa trên cơ sở pháp lí Phần 2: (Tiếp theo đên đan tộc đó phải được độc lập) Khẳng định ĐLDT trên cơ sở thực tiễn và tố cáo tội ác của bọn xâm lược. Phần 3: (Phần còn lại) Khẳng định Định quyết tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam. II/ Đọc – Hiểu: 1. Phần 1: Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn. Trên cơ sở lẽ phải đã được thế giới công nhận ở haibản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ. Đây chính là hai đối tượng đang có âm mưu xâm lược Việt Nam. Bác đã tỏ ra trân trọng những danh ngôn bất hủ để chặn đứng âm mưu xâm lược nước ta. Từ lẽ phải về quyền con người tác giả đã mở rộng đến quyền dân tộc… Dây là đóng góp mới của HCM đối với phong trào giải phóng dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. Cách lập luận của HCM vừa cương quyết vừa khôn khéo: + Cương quyết: Người đã ngầm cảnh báo Pháp- Mĩ… + Khôn khéo: Người đạt 3 cuộc CM ngang hàng nhau…thể hiện niềm tự hào dân tộc.. Đoạn mở đầu sử dụng thủ pháp nghệ thuật gậy ông đập lưng ông dùng chính những lời lẽ bất hủ của cha ông họ quật lại họ khiến chúng phải cứng họng… Tóm lại: Với đoạn mở đầu bản tuyên ngôn Người đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc làm tiền đề cho những phần còn lại. 2) Phần 2: Cơ sở thực tiễn, Tố cáo tội ác của giặc. Tội ác của thực dân Pháp: Tuyên ngôn độc lập đã phủ nhận công lao khai hóa của thực dân Pháp trên cơ sở tố cáo một cách toàn diện những tội ác dã man của thực dân Pháp: + Về chính trị: TD Pháp đã thực hiện những chính sách thâm độc…(dẫn chứng) +Về kinh tế: Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, độc quyền ngoại thương ,khai thác nguyên vật liệu… Hệ quả: Hơn hai triệu đồng bào chết đói…Ngoài những tội ác đó TD Pháp còn mắc tội đầu hàng Nhật, chống lại Đồng minh. Bản tuyên ngôn còn tố cáo tội ác đê hèn của TD Pháp khi chúng thua chạy để phủ nhận công lao “bảo hộ” của Pháp... b) tư thế chính nghĩa của VN: Nhân Việt Nam đã đứng về phe đồng minh chống phát xít Nhật.. Nhân VN cướp chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.. Nhân dân Việt Nam đã có một chính phủ lâm thời dại diện cho nhân dân Việt Nam Tuyên ngôn tuyên bố thoát li quan hệ với thực dân Pháp, phủ nhận mọi văn bản mà Pháp đã kí về Việt Nam. Đó là sự thật đanh thép không thể bác bỏ.. Có thể nói đây là những lập luận đanh thép dựa trên cơ sở của chính nghĩa chỉ có nhân dân Việt Nam mới có quyền hưởng độc lập tự do và các nước đồng minh cũng không thể không công nhận quyền tự do độc lập ấy. 3. Quyết tâm của nhân dân Việt nam. - Một đoạn văn ngắn gon mà ý sâu xa. Người vừa khẳng định vừa tuyên bố “Nước VN có quyền”, “và sự thật”… - Người bày tỏ quyết tâm “Toàn thể dân tộc…” Vừa là lời thể hiện quyết tâm vừa là lời kêu gọi cả nước đồng sức, đồng lòng. Nhân dân Việt Nam sẵn sàng hy sinh tất cả để giữ vững nền độc lập non trẻ vừa giành được Kết thúc bản tuyên ngôn là lời thề quyết tử cho tổ quốc quyết sinh 4) Tuyên ngôn Độc lập sáng ngời tư tưởng nhân văn Đòi quyền ĐLDT để thực hiện quyền con người: quyền sống quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền bình đẳng của con người và của dân tộc. Tố cáo tội ác đối với con người… Xót xa trước những đau thương mất mát của con người… Tuyên ngôn khẳng định tư tưởng nhân văn, đề cao hành vi nhân đạo khoan hồng của nhân dân Việt Nam. Lên án những hành vi hèn hạ của Tthực dân Pháp… 5) Giá trị nghệ thuật: Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn mẫu mực có sự kết hợp giữa tính chính luận với tính văn chương thể hiện ở những phương diện chủ yếu: Tuyên ngôn có kết cấu chặt chẽ lập luận sắc bén đanh thép… Tuyên ngôn có giọng văn hùng hồn, thay đổi hết sức linh hoạt phù hợp với từng đối tượng…trí tuệ, tình cảm, đanh thép, mỉa mai châm biếm, hào hùng quyết tâm… Ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật: Giàu hình ảnh, chính xác, truyền cảm mang đâm chất văn chương… 6) Kết luận: Tuyên ngôn ĐL thể hiện được khát vọng quyết tâm của tác giả cũng như của toàn thể dân tộc Việt Nam. TNĐL là tiếng nói trí tuệ , sắc sảo và tiếng nói của tấm lòng nhân ái… Tuyên ngôn ĐL tạo cơ sở pháp lí để các nước công nhận quyền và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam… * Củng cố: - Học thuộc những nội dung trong phần ghi nhớ. - Làm bài luyện tập trong SGK.
File đính kèm:
- Tiet 4+7,8 Tuyen ngon doc lap.doc