Tuyển tập đề ôn thi học kì I –văn 9

doc32 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3564 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tuyển tập đề ôn thi học kì I –văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUYỂN TẬP ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ I –VĂN 9
ĐỀ 1 :
Câu 1. (1 điểm)
 Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?
Câu 2. (1điểm)
Chép bốn câu thơ liên tiếp trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật)?
Câu 3. (2 điểm)
 Có mấy phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa của từ ngữ? Cho biết nghĩa của từ “đầu” trong hai câu sau được chuyển nghĩa theo phương thức nào:
a. Anh ta có cái đầu tuyệt vời, nhớ đến từng chi tiết.
b. Đầu máy bay; đầu tủ.
Câu 4. (6 điểm)
           Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (từ đấu đến “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi”). Hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.
 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1. (1 điểm)
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp;
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;
- Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
Câu 2. (1 điểm)
Chép chính xác bốn câu thơ liên tiếp trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật).
Câu 3. (2 điểm)
           Trả lời đúng mỗi ý được (1 điểm).
 Có hai phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
 Nghĩa của từ “đầu” trong hai câu được chuyển nghĩa theo phương thức:
a. Hoán dụ.
b. Ẩn dụ.
Câu 4. (6 điểm)
-.Hình thức (1 điểm).
+ Trình bày rõ ràng, chữ viết cẩn thận, không sai lỗi chính tả.
+ Bố cục rõ ràng : mở bài, thân bài, kết bài.
+ Trong khi viết có sử dụng yếu tố miêu tả, yếu tố nghị luận.
- Nội dung: (5 điểm )
    a. Mở bài: (0,5 điểm )
              + Lời tự giới thiệu của Trương Sinh.
              + Lời giới thiệu của Trương Sinh về người vợ của mình.
    b. Thân bài: (4 điểm )
- Vợ chồng trẻ đang sống hạnh phúc, chiến tranh xảy ra, Trương Sinh đi lính.
- Vũ Thị Thiết sinh con trai.
- Một mình nuôi con và chăm sóc mẹ chồng.
- Mẹ chồng thương con nơi chiến trường, lo lắng đến sinh bệnh rồi qua đời.
- Hết giặc Trương Sinh trở về, đau đớn vì mẹ đã mất.
- Câu nói ngây thơ của đứa con gây ra sự hiểu lầm ghê gớm.
- Ghen tuông mù quáng Trương Sinh đã đẩy người vợ hiền vào cái chết oan ức.
- Sau khi Vũ Nương chết, một đêm đứa con chỉ cái bóng chàng trên vách nói là cha đã về.
- Bấy giờ Trương Sinh mới biết mình nghi oan cho vợ, nhưng việc trót đã qua rồi.
    c. Kết bài: (0,5 điểm )
- Trương Sinh ân hận, tự trách thói ghen tuông nông nỗi của mình khiến cho gia đình tan vỡ.
- Mong muốn mọi người hãy nhìn vào bi kịch của mình để rút ra bài học.
ĐỀ 2 :
 Câu 1: Chép thuộc lòng 4 câu thơ trong bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy? (1 điểm)Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu thơ sau: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa – Sóng đã cài then, đêm sập cửa”? (1 điểm)Câu 3: Trình bày ý nghĩa của truyện ngắn “Làng” của Kim Lân? (2 điểm)Câu 4: Hãy kể một kỉ niệm về thầy giáo (hay cô giáo) mà em nhớ mãi. (6 điểm)ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂMCâu 1: Học sinh chép đúng, đầy đủ 4 câu thơ liên tiếp nhau. (1 điểm)Câu 2: - Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh so sánh và nhân hóa. (0,5 điểm)- Tác dụng: Gợi sự hùng vĩ, mênh mông, tráng lệ, khỏe khoắn đi vào trạng thái nghỉ ngơi. (0,5 điểm)Câu 3: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động. (2 điểm)Câu 4:* Yêu cầu chung: - Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn miêu tả đã học.- Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng, có chi tiết và hình ảnh tiêu biểu phù hợp, tả có thứ tự. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:  * Mở bài (1điểm)- Trên đường về thăm quê, em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp 8.- Em nhớ mãi kỉ niệm cũ.  * Thân bài: (4 điểm)- Hồi còn nhỏ, em thường hay đi học cùng bạn Nga. (1 điểm)- Hôm ấy, Nga không đi học. Em định chiều sang nhà bạn ấy xem sao nhưng vì trời rét nên ngại. (1điểm)- Buổi tối em đến thăm Nga, thấy cô giáo đang giảng bài cho bạn ấy
-         Việc làm của cô khiến em xúc động.( 1 điểm)
* Kết bài ( 1 điểm)
- Kỉ niệm về cô còn in đậm trong lòng em.
-  Em không thể quên ngôi trường quê nghèo nhưng ấm áp tình người.
 ĐỀ 3 :
Câu 1: Chép thuộc lòng 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) và cho biết nội dung của 2 khổ thơ ấy? (1,5đ)Câu 2: Trình bày ý nghĩa văn bản Làng (Kim Lân)? (1đ)Câu 3: (1,5đ) Cho hai câu thơ sau: “Ngày ngày mặt trời (1) đi qua trên lăng Thấy một mặt trời (2) trong lăng rất đỏ” (Viếng lăng Bác, Viễn Phương)a/Từ ”mặt trời” trong hai câu thơ trên, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa theo phương thức nào? b/Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không ? Vì sao?Câu 4: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với người thân. (6đ)*/ HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: Câu 1: (1,5đ)-2 khổ thơ đầu trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận: (1đ)Mặt trời xuống biển như hòn lửaSóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng. Đến dệt lướt ta, đoàn cá ơi ! 
* Nội dung của 2 khổ (0,5 đ)
Cảnh hoàng hôn trên biển rất đẹp và đoàn thuyền ra khơi trong khí thế lạc quan, vui vẻ
Câu 2 : Ý nghĩa văn bản Làng – Kim Lân ( 1 đ)
Đoạn trích thể hiện tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến sâu sắc của ông Hai – tiêu biểu cho người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu 3 : (1,5 đ)
a/ Từ “ Mặt trời” (1) được dùng theo nghĩa gốc. (0,5 đ)
-         Từ “ Mặt trời” (2) được dùng theo nghĩa chuyển. Chuyển theo phương thức ẩn dụ.(0,5 đ)
b/ Đây không phải là hiện tượng phát sinh từ nhiều nghĩa. Vì sự chuyển nghĩa này chỉ có tính chất lâm thời (0,5 đ)
Câu 4 ( 6 đ):
* Yêu cầu chung :
- Bài viết mạch lạc bố cục 3 phần, có cảm xúc.
- Bài viết kết hợp tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm ( có thể có đối thoại)
* Dàn ý :
a/ MB :
Giới thiệu được câu chuyện có lỗi với người thân.
b/ TB :
-         Kể diễn biến câu chuyện : Trình tự, thời gian, ở đâu ?
 + Tình huống dẫn đến câu chuyện có lỗi với người thân.
 + Thái độ của em đối với sự việc đó. Tại sao em cho là có lỗi với người thân?
 + Cách cư xử của em trước sự việc đó ?
-         Kết quả sự việc
-         Nêu suy nghĩ của bản thân. Đối với người thân, đối với gia đình…
c/ KB : (0,5 đ)
Nêu cảm nghĩ của em và bài học rút ra từ việ có lỗi với người thân.
ĐỀ 4 :
Câu 1: Chép thuộc lòng 4 câu thơ trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu? (1 điểm)Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu thơ sau: “Mặt trời xuống biển như hòn lửaSóng đã cài then, đêm sập cửa”? (2 điểm)( Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)Câu 3: Trình bày ý nghĩa truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng? (1 điểm)Câu 4: Hãy kể lại tâm trạng của em một lần nhận điểm kém. (6 điểm)C/ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂMCâu 1: Học sinh chép đúng, đầy đủ 4 câu thơ liên tiếp nhau. (1 điểm)Câu 2: - Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh so sánh và nhân hóa. (1 điểm)- Tác dụng: Gợi sự hùng vĩ, mênh mông, tráng lệ, khỏe khoắn đi vào trạng thái nghỉ ngơi. (1điểm)Câu 3: Thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. (1điểm)Câu 4:*Yêu cầu chung: - Trình bày rõ ràng, sạch đẹp; đúng ngữ pháp, kết cấu, chính tả.- Bài viết có bố cục chặt chẽ, văn viết có cảm xúc, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.- Biết kết hợp các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm một cách chặt chẽ có lôgic và đảm bảo yêu cầu sau:A. Mở bài: (1 điểm)Giới thiệu tình huống xảy ra câu chuyện.B. Thân bài: (4 điểm) 1. Giới thiệu câu chuyện:- Không gian, thời gian, địa điểm.- Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện2. Kể chuyện: Kể lại được diễn biến của câu chuyện- Mở đầu câu chuyện.- Sự phát triển của các tình tiết (nguyên nhân và hậu quả)
-         Tâm trạng của nhân vật khi bị nhận điểm kém ( sử dụng các yếu tố trong bài tự sự đã học)
-         Những nhận thức sâu sắc trong tâm hồn, tình cảm.
-         Kết thúc câu chuyện.
C. Kết bài : ( 1 điểm )
Ý thức học tập sau lần đó.
 ĐỀ 5 :
 Câu 1. Hãy gạch chân các từ láy trong đoạn văn sau :( 1 đ )
“ Trăng đã lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm cát trắng đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thâm thẫm. Dưới ánh trăng lấp lánh, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát phẳng lì”
 
Câu 2 : ( 2 đ )                                                                    
                                      “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã,
                                      Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.”
                                                                                      (Tế Hanh)
- Chỉ ra những từ ghép Hán Việt và biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu trên ?
- Nghĩa của những từ ghép Hán Việt ấy ?
Câu 3 . ( 1 đ )
 Giá trị nội dung của Truyện Kiều.
Câu 4. ( 6 đ )
          Cảm nhận của em về vẻ đẹp của 2 khổ thơ sau.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
……………………
Trăng cứ tròn vành vạch
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
                                                                   ( “Ánh trăng” – Nguyễn Duy)
 
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Câu 1: Từ láy : lấp loáng, sừng sững, thâm thẫm, lấp lánh, lăn tăn, mơn man
 Câu 2: 
          - Những từ ghép Hán Việt ở hai câu thơ: tuấn mã, trường giang: . . . . . . . . .0,5 điểm.
                   (nêu được 01 trong 02 từ, cho 0,25 điểm)
          - Nghĩa của hai từ ghép Hán Việt:
          + tuấn mã là ngựa tốt  (hoặc nói: ngựa khỏe, ngựa chạy nhanh): . . . . . . . . . .0,5 điểm.
          + trường giang: sông dài ( nói sông rộng vẫn chấp nhận): . . . . . . . . . . . . . . . 0,5 điểm.
          - Sử dụng biện pháp tu từ : so sánh :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .0,5 điểm.
Câu 3.
Giá trị nội dung :
+ Hiện thực : Bức tranh về một xã hội bất công tàn bạo, lên án tố cáo những thế lực xấu xa
+ Giá trị nhân đạo : Tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, khẳng định, đề cao tài năng , nhân phẩm và những khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, tình yệu, hạnh phúc….
Câu 4.                                    
1.     Phần mở bài.
 * Có phần mở bài và biết cách mở bài
                                                  0,5đ
2.     Phần thân bài.
Các ý trong bài có thể sắp xếp, trình bày tách hoặc gộp theo hững cách khác nhau, miễn là đạt được các nội dung khác nhau.
a)     Trình bày được những hiểu biết nhất định về tác giả, tác phẩm.     0,5đ
b)    Trình bày được cảm nhận về nội dung của hai khổ thơ.                 3đ.
* Vầng trăng là một hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát…….. Trong phút chốc sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng đã làm và dậy ở tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu “Như là đồng là bể – như là sông là rừng” hiện hình trong nỗi nhớ, trong cảm xúc rưng rưng của một con người đang sống giữa phố phường hiện đại .                      1,5đ
* Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, hơn thế nữa trăng là vẻ đẹp bình dị của đời sống. Ngoài ra vầng trăng còn thể hiện chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm. “ Trăng cứ tròn vành vạch như tưọng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ” “ ánh trăng im phăng phắc” chính là người bạn, là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc trong nhắc nhở của nhà thơ (và cả mỗi chúng ta). Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt………… 1,5đ
c)     Trình bày được những cảm nhận về vẻ đẹp nghệ thuật của hai khổ thơ.    1,5đ
 - Giọng thơ thiết tha trầm lắng, tạo nên tính chân thực, sức truyền cảm sâu sắc.      0,5đ
 - Hình ảnh ánh trăng giàu tính biểu cảm .               0,5đ.
-         Những từ láy “ rưng rưng, vành vạnh, phăng phắc” có giá trị gợi tả cao.  0,5đ
 Phần kết bài.
- Cân  có sự cảm nhận và biết cách kết bài.     0,5đ
Lưu ý:  Khi chấm câu 5.
-         Cần có sự cân nhắc khi cho các mức điểm tối đa. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh vừa trình bày đúng ý vừa đáp ứng được yêu cầu 3 và 4 về kĩ năng.
-         Toàn câu không cho quá 3 điểm khi bài đáp ứng yếu một trong các yêu cầu về kĩ năng.

ĐỀ 6 :
Câu 1 (3 điểm) : Viết đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau :
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
Câu 2(2 điểm) : Cho câu sau : Yêu quốc văn, yêu văn Việt thì tâm hồn ta sẽ dạt dào thêm sức sống, sức cảm xúc, yêu mến và suy nghĩ, do đó mà thêm sức chiến đấu.
    Câu 3 : ( 5 đ) Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò truyện với người lính lái xe trong tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò truyện đó.
                                                                              (Xuân Diệu)  
Hãy viết 3 – 4 câu văn mang tính chất giới thiệu câu nói của Xuân Diệu dưới hình thức lời dẫn trực tiếp.
 Câu 1 : Chỉ ra phép tu từ ẩn dụ : mặt trời của mẹ.
Phân tích tác dụng : Khẳng định ý nghĩa lớn lao của em  Cu Tai đối với cuộc đời mẹ. Hình ảnh mặt trời của mẹ đặt trong sự đối sánh với mặt trời của bắp. Em Cu Tai trở nên lớn lao và thiêng liêng, là niềm tin của đời mẹ, toả sáng và rạng rỡ như mặt trời trên cao.
 Câu 2 : Viết đoạn văn có lời dẫn trực tiếp :
-         Đúng hình thức đoạn văn, đủ số lượng câu( 0,5đ)
-         Đoạn văn giới thiệu được câu nói của Xuân Diệu hợp lí và dẫn câu nói ( 1,5đ)
* Đáp án và biểu điểm :
Câu 3 : ( 5 đ)
A. Yêu cầu.
Thể loại : tự sự ( có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận ).
Nội dung : Cuộc trò truyện giữa em và anh bộ đội lái xe trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
B. Dàn ý.
I. Mở bài :
      -   Giới tiệu tình huống gặp gỡ ( thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật )
II. Thân bài : Diễn biến của cuộc gặp gỡ.
     1. Khắc hoạ hình ảnh người lính lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc.
Giọng nói : khoẻ, vang…
Tiếng cười : sảng khoái …
Khuôn mặt : thể hiện vẻ già dặn, từng trải nhưng vẫn có nét hóm hỉnh, yêu đời. ( Yếu tố miêu tả nội tâm : miêu tả những suy nghĩ tình cảm của em khi gặp gỡ người chiến sĩ )
    2. Cuộc trò truyện giữa em với người chiến sĩ.
Người lính Trường Sơn kể lại cuộc sống chiến đấu, những năm tháng đánh Mĩ gian khổ ác liệt. ( Dựa vào nội dung bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Khắc hoạ hình tượng người chiến sĩ lái xe : tình cảm, những đặc điểm phẩm chất của anh bộ đội trong chiến tranh. )
Bày tỏ những suy nghĩ của em về chiến tranh, về quá khứ hào hùng của cha anh là trang sử vẻ vang chói lọi ( yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận ).
Trách nhiệm gìn giữ hoà bình ( yếu tố nghị luận ).
III. kết bài :
Cuộc chia tay và ấn tượng của em về người lính và ước mơ của mình.
 ĐỀ 7 :
ĐỀ BÀI:
I. PHẦN VĂN BẢN – TIẾNG VIỆT: (3 điểm)
     Câu 1: Trình bày những cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí – Chính Hữu” và hình ảnh người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật” có gì giống và khác nhau? (1điểm)
          Câu 2: Cho đoạn thơ sau: (1 điểm)
    “ Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn :
                Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
          Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai … ”.
                                                          (SGK, Ngữ văn 9, tập I, trang 81)
            Cho biết các câu thơ trên nằm trong đoạn trích nào? Tác giả là ai? Nội dung chủ yếu của đoạn thơ trên là gì? Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng bút pháp miêu tả nào là chủ yếu?
Câu 3: (1 điểm)
    a/ Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Thế nào là cách dẫn gián tiếp? (0.5 điểm)
    b/ Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) chủ đề liên quan đến môi trường, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?  (0.5 điểm)
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (7 điểm)
Hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện đáng nhớ nhất của bản thân em.
(Bài làm cần kết hợp với các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm)
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM THI HỌC KÌ I
 HS đáp ứng các yêu cầu sau:
 I. PHẦN VĂN BẢN – TIẾNG VIỆT: (3 điểm)
 Câu 1: Hình ảnh người lính trong hai bài thơ Đồng chí- Chính Hữu và hình ảnh người lính trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật. (1 điểm)
* Sự giống nhau: Họ những con người nông dân bình thường, phải trải qua cuộc sống chiến đấu gian khổ, thiếu thốn nhưng tình thần rất lạc quan, ung dung, bất chấp khó khăn nguy hiểm. Họ có tinh thần yêu quê hương, đất nước sẳn sàng hi sinh để bào vệ tổ quốc. 0.5 điểm
* Sự khác nhau: 0.5 điểm
  - Bài thơ Đồng chí: hình ảnh đẹp nhất ở họ là tình đồng chí, đồng đội. Yếu tố ấy giúp họ vượt qua những gian lao, thủ thách trong cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt.
  - Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Khắc hoạ hình ảnh thơ độc đáo là hình ảnh những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe với tư thế hiên ngang, lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn, gian khổ và chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.
     Câu 2: Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi. (1 điểm)
        - Đoạn thơ trên nằm trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” của Nguyễn Du.
           - Nội dung chủ yếu của đoạn thơ: miêu tả vẻ đẹp về tài sắc của Thúy Kiều là nghiêng nước nghiêng thành, hơn hẳn vẻ đẹp Thúy Vân.
            - Bút pháp miêu tả chủ yếu trong đoạn thơ là: bút pháp ước lệ, tượng trưng.
 Câu 3: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp (1 điểm)
 - Nêu đúng khái niệm: 0.5 điểm
   + Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
   + Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
   - Viết đoạn văn: HS viết đúng yêu cầu, chủ đề môi trường, có lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. 0.5 điểm
 II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (7 điểm)
     1. Về nội dung: (6 điểm)
          * Mở bài: Giới thiệu đôi nét về câu chuyện đáng nhớ ấy (Đó là chuyện gì? Xảy ra với ai? Xảy ra ở đâu? Khi nào? Điều đáng nhớ nhất là gì?) 1 điểm
        * Thân bài: Trình bày các ý sau: 4 điểm
           - Giới thiệu và kể lại khái quát câu chuyện đáng nhớ ấy của em (câu chuyện bắt đầu từ đâu, diễn biến ra sao và kết thúc như thế nào? Nó có hậu quả hay đem lại kết quả như thế nào?)  (0.75 điểm)
           - Điều đáng nhớ nhất trong em là gì? Lúc đó quang cảnh xung quanh và tâm trạng em như thế nào? Em đã làm những gì khi để xảy ra câu chuyện ấy? (2.5 điểm)
           - Qua câu chuyện ấy, em đã rút ra cho mình được bài học gì? Em có lời khuyên gì hay có những suy ngẫm gì cho mọi người qua câu chuyện ấy? (0.75 điểm)
        * Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện đáng nhớ ấy và khẳng định lại bài học, lời khuyên cho mọi người (nếu có). 1 điểm
     2. Về hình thức: (1 điểm)
          - Bài làm sạch sẽ, có cảm xúc, mạch lạc, kết hợp khá tốt các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm: qua cảnh vật, ngoại hình nhân vật, các hình thức đối thoại, độc thoại … khi kể chuyện.
          - Bố cục, văn phong rõ ràng, sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả không quá 5 lỗi …
Tuỳ từng bài làm cụ thể của HS có sáng tạo mà GV linh hoạt cho điểm.


ĐỀ 8 :
Câu 1 : ( 2 điểm)
Xác định trường từ vựng và phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau:
                                       áo đỏ em đi giữa phố đông
                                       Cây xanh như cũng ánh theo hồng
                                      Em đi lửa cháy trong bao mắt
                                      Anh đứng thành tro em biết không?
                                                       ( Vũ Quần Phương, áo đỏ)
Câu 2 ( 3 điểm ) : Một trong những thành công của tryện ngắn Lặng lẽ Sa Pa chính là ở “Chất thơ trong con người và cảnh vật.”
              Bằng những hiểu biết của em về truyện ngắn, em hãy chỉ rõ điều này?
Câu 3 : ( 5 điểm)
Một lần trót xem trộm nhật kí của bạn.
 
Gợi ý:
Câu 1 : ( 2 điểm)
 
  - Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh ) hồng, lửa, cháy, tro tạo thành 2 trường từ vựng: trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
  - Màu áo đỏ của cô gái thắp sáng lên trong ánh mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm anh say đắm, ngây ngất (đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian làm nó biến sắc ( cây xanh như cũng ánh theo hồng).
Câu 2 (3 điểm )
Phân tích và chứng minh để làm rõ “ chất thơ trong con người và cảnh vật” trong LLSP
-         Cảnh sắc thiên nhiênSaPahiện lên thơ mộng, quyến rũ du khách với những “rặng đào và những đàn bò lang thang cổ đeo chuông ở các thung lũng”. Trạm rừng là nơi “ con suối có thác trấng xóa”. Khi xe trèo lên núi “nắng bắt đầu đốt cháy rừng cây hừng hực…’.
-          Con người hiện lên với những vẻ đẹp đáng yêu: đó là những con người lao động thầm  lặng, quên mình để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước, tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên ( giới thiệu về hoàn cảnh sống, công việc về suy nghĩ của anh…)
Câu 3 : ( 5 điểm)
 
* Yêu cầu chung :
Dạng đề yêu cầu người viết kể chuyện theo hình thức sáng tạo một câu chuyện thông thường. Nét đẹp tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện phụ thuộc vào khả năng sáng tạo nên một tình huống phát sinh câu chuyện hợp lí, cách kết thúc chuyện bất ngờ, lí thú và ngôn ngữ người kể chuyện sinh động, hấp dẫn.
- Lí do kể chuyện.
- Giới thiệu không gian, thời gian, tình huống xảy ra câu chuyện.
- Diễn biến câu chuyện.
- Ý nghĩa của câu chuyện kể.
* Dàn ý
MB:
- Tình huống nhìn thấy cuốn nhật kí của bạn và đọc nó.
TB:
- Diễn biến tâm lí tò mò diễn ra với mức độ mạnh hơn so với những nguyên tắc sống đúng đắn mà mình đã từng hiểu. Hai dòng tâm lí này đấu tranh với nhau…
- Diễn biến của hành động xem trộm nhật kí…
KB:
- Hậu quả của hành vi sai trái và rút ra bài học tự răn mình.
Ngoài phương thức chính là kể, nên kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và một số thao tác nghị luận như giải thích, bình luận.
 
ĐỀ 9 
Phần I: (4đ)	
 Dưới dây là một đọn văn miểu tả về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn « Làng » của Kim Lân :
 « Nhìn lũ con, tủi thân ,nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nõ cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi, rẻ rúng đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... » 
 (Trích ngữ văn 9, T1...)
1. Vì sao «  nhìn lũ con », « nước mắt » của ông Hai lại «  cứ giàn ra » ?
2. Ngôn ngữ chủ yếu để miêu tả nhân vật ông Hai ở doạn trích trên thuộc hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thọai nội tâm ? Viếc sử dụng hình thức ngôn ngữ ấy có tác dụng gì ?
 Kể tên hai văn bản khác trong chương trình NV9 có sử dụng hình thức ngôn ngữ như vậy ?
 3. Hãy chỉ rõ điểm giống và khác nhau cơ bản về phương thức trần thuật của truyện ngắn « Làng » của KL và Lặng lẽ Sa Pa của NTL.
4. Nêu suy nghĩ của em về một đặc điểm nổi bật nhất của nhân vật ông Hai trong tác phẩm « Làng » của KL ?
Phần II : (6đ)
 Đọc kĩ đoạn thơ sau :
 « Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
 hồi chiến tranh ở rừng.
 vầng trăng thành tri kỉ
 trần trụi với thiên nhiên
 hồn nhiên như cây cỏ
 ngỡ không bao giờ quên
 cái vầng trang tình nghĩa... »
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai ? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy ?
2. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận diến dịch ; trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép với chủ đề : Đoạn thơ đã ghi lại những kỉ niệm đẹp, tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng trong quá khứ. (chỉ rõ lời dẫn trực tiếp và câu ghép)
3. Cũng trong bài thơ trên có đoạn : 
 « Ngửa mặt lên nhìn mặt
 có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
 như là sông là rừng... »
Trong dòng thơ đầu, từ « mặt » nào được dùng theo nghĩa gốc từ « mặt » nào được dùng theo nghĩa chuyển ?
Hãy xác định các biện pháp nghệ thuật được sử dụng và nội dung chính của đoạn thơ trên.
* Đán án.
Câu1(0.5)	“Nhìn lũ con, tủi thân ,nước mắt ông lão cứ giàn ra”. vì ông thấy thương cho những đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp khi bị coi là Việt gian, ông thấy đau đớn, tủi hổ cho nỗi nhục của người dân làng chợ Dầu.
Câu 2(1đ).
 - Ngôn ngữ độc thoại nội tâm(0.25)
 - Tác dụng: Hiểu rõ nỗi đau đớn, dằn vặt đang diễn ra trong lòng nhân vật ông Hai(0.25)
 - Kể được hai trong số các văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ.
 Lặng lẽ Sa Pa....Kiều ở lầu Ngưng Bích.(mỗi đáp án đúng được 0.25)

File đính kèm:

  • docTuyen tap De thi HKI Van 9.doc
Đề thi liên quan