Tuyển tập đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên môn Vật lý - Năm học 2022-2023 - Tập 2

docx46 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 15/05/2024 | Lượt xem: 57 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tuyển tập đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên môn Vật lý - Năm học 2022-2023 - Tập 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUYỂN TẬP 
ĐỀ THI TUYỂN SINH CHUYÊN LÝ 
NĂM HỌC 2022 – 2023
TẬP 2
MỤC LỤC
STT
TỈNH/TRƯỜNG
TRANG
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỒ CHÍ MINH
4
2
TRƯỜNG THPT NĂNG KHIẾU (HỒ CHÍ MINH)
6
3
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA BÌNH
8
4
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
10
5
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA
12
6
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KON TUM
14
7
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LAI CHÂU
16
8
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
18
9
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
20
10
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH
22
11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ
24
12
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
26
13
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM
28
14
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI
30
15
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
32
16
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
34
17
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH
36
18
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN
38
19
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
40
20
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ
42
21
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH LONG
44
22
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
46

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 02 trang)

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2022 - 2023
KHÓA NGÀY 11 THÁNG 6 NĂM 2022
Môn thi chuyên: VẬT LÝ
Ngày thi: 12 tháng 6 năm 2022
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)
Bài 1: (2,0 điểm)

1. Ba người theo thứ tự A, B, C đang đạp xe chuyển động cùng chiều trên một đường thẳng với các tốc độ lần lượt là vA = 5 m/s; vB =2 m/s; vC = 6 m/s. Lúc 7 giờ 00 phút, xe A và xe B cách nhau 400 m, xe B và xe C cách nhau 600 m. Bỏ qua kích thước các xe. Họi lúc mấy giờ thì xe A cách đều xe B và xe C?

2. Người ta vẽ một đường tròn lớn trên mặt sân bằng phẳng. Ba chiếc ghế đá A, B, C đặt liên tiếp theo thứ tự trên đường tròn này sao cho B cách đểu A và C. Một người xuất phát từ vị trị M trên đường tròn, lần lượt đi bộ với cùng tốc độ không đổi trên các đoạn thẳng MA; MB; MC thì đo được thời gian di chuyển theo thứ tự trên lần lượt là 3,9 phút; 10,4 phút; 6,5 phút. Tính thời gian di chuyển nếu người này đi với cùng tốc độ cũ trên đoạn thẳng AC.
Bài 2: (2,0 điểm)
Hình 1
Các bóng đèn đánh số 1, 2, 3, 4 và pin được mặc như Hình 1. Bỏ qua điện trở các dây nối. Tất cả các đèn đều sáng bình thường. Biết thông số ghi trên các đèn 1; đèn 2 lần lượt là: (9 V - 13,5 W); (3 V-3W).
1. Tính điện trở của các đèn 1 và 2. 
2. Vẽ sơ đồ cách mắc các bóng đèn. 
3. Biết công suất tỏa nhiệt trên đèn 3 bằng 40% công suất tỏa nhiệt của toàn bộ 4 bóng đèn. Tính điện trở đèn 3. 
Hình 2
Bài 3: (2,0 điểm)
1. Trong mặt phảng Oxy, một điểm sáng A có tọa độ (1,0). Một gương phẳng có bề mặt vuông góc với trục Ox và tọa độ của các mép trên và dưới của gương trong mặt phẳng Oxy như Hình 2. Tìm miền trên trục 0y nhận được tia phản xạ từ điểm sáng A qua gương phẳng.
2. Một vật sáng có dạng đoạn thẳng AB = 2,0 cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 65 cm. 
a. Tìm khoảng cách từ vật đến thấu kính sao cho ảnh của vật qua thấu kính cùng chiều với vật và cao 5,0 cm. 
b. Bây giờ đạt AB nằm dọc theo trục chính của một thấu kính hội tụ khác sao cho đầu B (B gần thấu kính hơn so với A) cách tiêu điểm chính của thấu kính 10 cm. Ảnh của AB qua thấu kính là ảnh thật cao 15 cm. Tính tiêu cự thấu kính này.
Bài 4: (2,0 điểm) 
1. Có một số các điện trở giống nhau, mỗi điện trở có giá trị . Hãy nêu một cách mắc để có bộ điện trở tương đương .
Hình 3
2. Để đo giá trị của một điện trở R (R có giá trị trong khoảng từ đến ) người ta dùng các vật dụng sau: 
- Một đoạn dây dẫn thẳng, đồng chất, tiết diện đều, chiều dài AB = 100 cm 
- Một điện kể nhạy G. 
- Một điện trở .
- Các dây nối có điện trở không đáng kể.
Mắc các vật dụng trên với điện trở R thành mạch và đặt hai đầu mạch vào một hiệu điện thể không đổi như Hình 3. 
Lúc đầu, đầu dò M của điện kế G ở tại vị trí trên thanh AB sao cho kim điện kế chỉ số 0. Khi hoán đổi vị trí của R0 và R, để kim điện kế lại chỉ số 0 thì đầu dò M phải di chuyển trên thanh một đoạn 20 cm so với vị trí ban đầu. Xác định giá trị R.
Bài 5: (2,0 điểm)
Hình 4
Hãy tính thời gian đun sôi 1 kg nước từ nhiệt độ ban đầu 30 °C trong hai tình huống sau: 
1. Tình huống 1: Dùng một âm điện có công suất không đổi và bỏ qua hao phí năng lượng trong quá trình đun..
2. Tình huống 2: Giả sử công suất của ấm điện và công suất hao phí trong quá trình đun đều phụ thuộc thời gian theo quy luật hàm bậc hai, mà một phần đồ thị được mô tả bằng các nhánh parabol như Hình 4 (Công suất của ấm điện là đường 1; công suất hao phí là đường 2). Nhiệt dung riêng của nước C = 4200 J/kg.độ.
------------HẾT-------------
TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU
HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH LỚP 10
NĂM HỌC 2022 – 2023
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10
Năm học 2022 – 2023
Môn thi: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1 (2,5 điểm): 
	Trên một đoạn sông thẳng có hai bến A và B, nước chảy ổn định từ A về B với tốc độ là u không đổi dọc theo đoạn sông. Một chiếc xuồng và một chiếc bè xuất phát cùng một lúc từ bến A, chạy trên đoạn sông AB như sau:
	+ Chiếc bè tự trôi theo dòng nước hướng từ A bằng tốc độ nước.
	+ Chiếc xuồng mở máy chạy với công suất không đổi khi xuôi dòng hoặc ngược dòng; tốc độ xuồng so với nước (hoặc so với bè) luôn không đổi là v= 4u. Khi xuồng chạy đến B, lập tức quay đầu chạy ngược dòng đến khi gặp bè thì quay đầu chạy về B. Chuyển động của xuống như trên cứ lặp đi lặp lại nhiều lần liên tục. Bỏ qua thời gian quay đầu của xuồng, coi kích thước xuống và bè rất nhỏ so với chiều dài đoạn sông AB.
	Từ lúc xuất phát tại A, đến khi xuống và bè gặp lần đầu tại A1 (Hình 1) thì xuồng và bè đi được các quãng đường so với bờ lần lượt là S1 và S2 . Thời gian xuồng xuôi dòng từ A đến B là t1 = 1 giờ và ngược dòng từ B về A1 là t2.
Hình 1
	a. Tìm tốc độ của xuồng so với bờ A sống lúc xuôi dòng và lúc ngược dòng theo u.
	b. Tìm t2. 
	c. Tìm tỉ số 
	d. Kể từ lúc xuất phát tại A, xuồng chạy xuôi ngược liên tục cho đến khi gặp bè tại C cách A một đoạn L = 4 km thì xuồng đi được tổng quãng đường là bao nhiêu so với bờ sông?
Câu 2 (2,5 điểm):
	a. Nước có thể bay hơi ở 0°C và quá trình bay hơi này xảy ra nhanh khi áp suất mặt thoáng giảm xuống rất thấp. Cho biết trong quá trình bay hơi này, cứ 1 kg nước ở 0°C chuyển thành hơi thì 1 kg hơi nước đó đã lấy của phần lỏng còn lại một nhiệt lượng 2,5.106 J. Hỏi khi có 100 g nước ở 0°C trong một chậu bị chuyển thành hơi như nêu trên thì phần hơi nước đó đã lấy của khối nước còn lại trong chậu một nhiệt lượng bao nhiêu Jun.
	b. Sự mất nhiệt năng của khối nước còn lại như nêu trên làm cho một phần của khối nước đó động đặc thành nước đá ở 0°C. Cho biết để làm 1 kg nước ở 0°C bị đông đặc hoàn toàn thành nước đá (ở 0°C) thì cần lấy ra khỏi khối nước đó một nhiệt lượng là 334000 J. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt lượng giữa thành chậu với khối “nước – nước đá” trong chậu và với môi trường xung quanh. Hỏi quá trình bay hơi 100 g nước như trên có thể tạo thành được bao nhiêu gam nước đá trong chậu?
	c. Một bạn học sinh làm nước đá (đông đặc ở 0°C) từ một cốc nước có nhiệt độ ban đầu lớn hơn 0°C. Bạn này đặt cốc nước đó vào trong một bình kín, sau đó dùng máy hút không khí ra khỏi bình. Sự hút khí này làm giảm và duy trì áp suất khí rất thấp trong bình. Hãy giải thích cách làm trên.
Câu 3 (2,5 điểm): 
	Có 8 bóng đèn gồm ba loại được mắc như hình 2: loại 1 có 4 bóng giống nhau; loại 2 và loại 3 mỗi loại có hai bóng giống nhau. Gọi R1, R2 và R3 lần lượt là điện trở mỗi bóng đèn loại 1, 2 và 3. Một nguồn điện có hiệu điện thế hai cực U = 12 V không đổi, dùng để cung cấp cho mạch điện. Biết R2= 2R1, bỏ qua điện trở các dây nối.
Hình 2
	1. Khi nối hai cực của nguồn vào hai nút A và B thì chỉ có hai loại đèn sáng bình thường (đúng định mức) và tổng công suất đoạn mạch AB khi đó W.
	a. Tìm R1 và R2. 
	b. Tìm các công suất định mức đèn loại 1 và loại 2.
	2. Khi nối hai cực của nguồn trên vào hai nút C và O thì trong hai bóng đèn loại 3 có một bóng sáng bình thường với công suất P3 = 20 W và 1 bóng sáng mờ. 
	a. Tìm giá trị R3.
	b. Tìm công suất bóng đèn loại 3 sáng mờ. 
	Cho biết nếu công suất tiêu thụ của mỗi đèn chưa vượt quá 20% công suất định mức thì đèn vẫn còn hoạt động, coi điện trở các đèn không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 4 (2,5 điểm): 
Hình 3
	Một nguồn sáng điểm S cách thấu kính hội tụ một đoạn 10 cm và nằm ngoài trục chính. Tiêu cự thấu kính hội tụ là 5 cm. Phía sau thấu kính hội tụ, cách thấu kính 5 cm, người ta đặt một thấu kính phân kỳ đồng trục chính, tiêu cự thấu kính phân kỳ là 10 cm (Hình 3).
	a. Từ S, hãy vẽ các tia sáng đặc biệt để xác định các ảnh của S qua thấu kính hội tụ (ảnh S1) và qua hệ hai thấu kính (ảnh S2). 
	b. Nêu rõ tính chất (thật hay ảo) của các ảnh S1, S2.
	c. Từ hình vẽ, hãy xác định khoảng cách từ các ảnh trên đến thấu kính hội tụ.
HẾT
Thí sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị không giải thích đề thi.
Họ và tên thí sinh: ............................................................................
Số báo danh:.....................................................................................
SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ
NĂM HỌC 2022 - 2023
ĐỀ THI MÔN VẬT LÝ
Ngày thi: 06 tháng 6 năm 2022
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 02 trang, gồm 05 câu)
Câu 1: (1.5đ)
	Hàng ngày khi tan trường, Đăng đi nhờ xe đạp với bạn để về cơ quan của bố cách trưởng 6km, dọc đường về Đăng gặp bố cũng đi xe đạp từ cơ quan đến đón, biết chỗ gặp cách trường 3km và giờ nghỉ ở cơ quan của bố muộn hơn giờ tan trường của Đăng là t1 (phút). Hôm nay do xe đạp của bạn bị sự cố, xe không đi được hai người nên tan trường bạn của Đăng đi một mình về với tốc độ như mọi ngày là v1 = 10(km/h), còn Đăng đi bộ dần về phía cơ quan của bố với tốc độ v2. Biết được sự việc nên bố của Đăng đã xin nghỉ sớm hơn mọi khi t2 =10 (phút) để đi đón, dọc đường bộ gặp bạn của Đăng cách chỗ gặp hàng ngày 1km, biết tốc độ của bố đi xe đạp vẫn như mọi ngày là v3, đoạn đường từ trường đến cơ quan coi như là đường thẳng.
1. Tính v3 và t1. 
2. Tính v2, biết sau khi bố gặp bạn của Đăng thì đi thêm 3 phút nữa hai bố con gặp nhau.
Câu 2: (2.5đ)
Cho mạch điện như hình 1. Biết R1 = R3 = R5 = 2Ω; R2 = 4 Ω; R4 = 1Ω; UAB = U = 6V, R6 là biến trở. Bỏ qua điện trở dây nối và các khóa K; các dụng cụ đo đều là dụng cụ lý tưởng. 
1. Mở cả hai khóa K1; K2.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AD. 
b. Điều chỉnh biến trở để R6 = 1Ω. Tính số chỉ các dụng cụ đo khi đó.
c. Điều chỉnh biến trở R6 để công suất trên biến trở R6 đạt cực đại. Tính R6 và công suất cực đại trên biến trở đạt được.
2. Điều chỉnh biến trở để R6 =2 Ω.
a. Đóng cả hai khóa K1; K2. Tính số chỉ các dụng cụ đo khi đó.
b. Đóng khóa K1, mở khóa K2. Tính số chỉ các dụng cụ đo khi đó.
Câu 3: (2.0đ)
	Trong ấm điện có công suất P = 2(KW) chứa m=0,2(kg) nước đá ở nhiệt độ t0 = -5°C (nhiệt độ của ấm lúc đó cũng là -5°C). Người ta đun lượng nước đá này thành nước đến nhiệt độ t=1000 C, coi tổng nhiệt lượng mà nước đá và nước nhận được trong quy trình chuyển hóa trên là phần có ích Q. Biết nhiệt dung riêng của nước đá và nước lần lượt là C1 =2100(J/kg.K); C2 = 4200(J/kg.K), nhiệt nóng chảy của nước đá là , nhiệt lượng cần thiết cung cấp cho ẩm để nhiệt độ của nó tăng thêm 10C là d =180(J). Cho biết nhiệt lượng cần cung cấp để m(kg) nước đá ở 00C nóng chảy tính theo công thức .
1. Tính Q.
2. Tính tổng nhiệt lượng cần cung cấp để thực hiện quy trình trên, tính hiệu suất của quy trình này nếu:
a. Bỏ qua mọi hao phí tỏa ra môi trường xung quanh.
b. Hao phí tỏa ra môi trường xung quanh tỷ lệ thuận với thời gian đun nước với hệ số tỷ lệ k = 750(J/s)
Câu 4: (2.0đ)
Hình 2
	Cho các đèn giống hệt nhau, trên mỗi đèn có ghi Đ(2V – 2W), các đèn được mắc thành m(dãy), mỗi dãy n(đèn) đèn như hình 2. Biết R = 0,5Ω; UAB = U = 8(V). Bỏ qua điện trở của dây nối, coi điện trở của các đèn không phụ thuộc vào nhiệt độ.
1. Tính cường độ dòng điện định mức và điện trở của mỗi đèn. Chứng minh rằng . 
2. Với sơ đồ mặc trên, trong điều kiện các đèn sáng bình thường:
a. Chứng minh rằng mối liên hệ giữa m và n khi đó thỏa mãn: 
b. Nếu có 12 đèn. Tính m và n.
c. Có thể mắc được tối đa bao nhiêu đèn? Tính m và n khi đó. 
Câu 5: (2,0đ)
	Vật sáng AB có dạng một đoạn thẳng đặt trên trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f sao cho AB vuông góc với trục chính của thấu kính (A nằm trên trục chính), cách thấu kính một đoạn d1 < f. Từ vị trí ban đầu này, người ta di chuyển vật AB dọc theo trục chính sao cho nó luôn vuông góc với trục chính của thấu kính đến vị trí mới cách thấu kính một đoạn d2, thì thấy ảnh thu được có chiều cao bằng chiều cao ảnh ban đầu.
1. Ảnh trong môi trường hợp là ảnh thật hay ảnh ảo? Vẽ hình minh họa ứng với mỗi trường hợp tạo ảnh trên.
2. Bằng kiến thức hình học chứng minh rằng 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯNG YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 02 trang)

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2022 - 2023
 Bài thi: VẬT LÍ
Dành cho thí sinh dự thi vào lớp chuyên Vật lí
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phất để
Câu I (2,0 điểm).
	Hai thành phố A và B được nối với nhau bởi một đoạn đường thẳng dài 145 km. Lúc 7 giờ, một người đi xe máy xuất phát từ A, chuyển động về phía B với tốc độ 50 km/h. Đến 7 giờ 30 phút, một xe ô tô xuất phát từ B, chuyển động về phía A với tốc độ 70 km/h.
a. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ? Vị trí hai xe gặp nhau cách A bao nhiêu km?
b. Trên đoạn đường AB, một người đi xe đạp xuất phát lúc 7 giờ 30 phút và luôn cách đều hai xe nói trên. Người đi xe đạp xuất phát từ vị trí cách B bao nhiêu km và đi theo chiều nào? Tính tốc độ của xe đạp.
Coi chuyển động của các xe là đều, các thời điểm trên là trong cùng một ngày. 
Câu II (2,0 điểm).
	Người ta cho một vòi nước nóng ở 80°C và một vòi nước lạnh ở 200C đồng thời chảy vào bể đã có sẵn 12 kg nước ở nhiệt độ 30°C. Cho biết mỗi phút có 2 kg nước từ mỗi vòi chảy vào bể. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của nước với không khí và bể chứa, bể đủ lớn để chứa nước. Tính thời gian mở hai vòi nước nói trên để thu được nước trong bể có nhiệt độ 38°C.
Câu III (3,0 điểm).
	Cho mạch điện như hình vẽ. Biết UAB = 12 V, R1 = 2Ω, R2=10 Ω; MN là biến trở con chạy có điện trở lớn nhất bằng 50Ω. Vôn kế V và các ampe kế A1, A2 là lí tưởng. Bỏ qua điện trở của các dây dẫn. 
a. Di chuyển con chạy C tới vị trí sao cho RCM = 1,5RCN. Xác định số chỉ của các ampe kế và vốn kế.
b. Xác định vị trí của con chạy C để số chỉ của vôn kế V đạt cực đại. Tìm giá trị cực đại đó.
c. Di chuyển con chạy C tới vị trí M và thay ampe kế A1 bằng một vật dẫn có điện trở RP. Biết hiệu điện thế Up giữa hai đầu Rp và cường độ dòng điện IP qua nó liên hệ với nhau bởi hệ thức ; trong đó UP tính theo vôn, IP tính theo ampe. Tìm RP và IP.
Câu IV (2,0 điểm).
	Một vật sáng AB cao 2,5 cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 15cm, điểm A nằm trên trục chính của thấu kính, qua thấu kính thu được ảnh thật A'B'.
a. Biết A’B’ cao 5 cm. Tính khoảng cách từ AB đến thấu kính.
b. Giữ nguyên vị trí của thấu kính, dịch chuyển AB dọc theo trục chính sao cho A'B' luôn là ảnh thật. Khi khoảng cách giữa AB và A’B’ có là trị nhỏ nhất thì AB cách thấu kính bao nhiêu? Tim chiều cao của ảnh A’B’ khi đó.
Câu V (1,0 điểm).
	Chỉ dùng các dụng cụ sau: nguồn điện có hiệu điện thế không đổi, một điện trở mẫu R0 đã biết trị số, một điện trở Rx chưa biết trị số; một vôn kế có điện trở Rv chưa biết trị số và một số dây dẫn đủ dùng. Biết các dây dẫn có điện trở không đáng kể. 
	Trình bày phương án xác định trị số điện trở Rx, và điện trở R vcủa vôn kế.
-----------HẾT-----------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Để thi có 02 trang)

KÌ THI TUYÊN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
Năm học 2022 – 2023.
Môn thi: VẬT LÍ
Ngày thi: 04/6/2022
(Thời gian: 150 phút - không kể thời gian phát đề)
Bài 1(2,0 điểm).
	Một chiếc thuyền máy chuyển động xuôi dòng từ bến sông A đến bến sông B cách nhau 100 km. Biết rằng, vận tốc của thuyền trên mặt nước yên tĩnh là vt = 35 km/h, vận tốc dòng nuớc là vn = 5 km/h. Giả thiết động cơ của thuyền luôn chạy ở cùng một tốc độ.
	Khi thuyền đến C cách đích B 10 km thì hỏng máy, thời gian sửa mất 12 phút. Sau khi sửa xong thi thuyền lại nổ máy đi tiếp.
1. Tính thời gian thuyền máy đi hết đoạn đường AB = 100 km đó. 
2. Nếu thuyền không sửa được máy thì về đến nơi mất thời gian bao lâu?
Bài 2 (2,0 điểm).
	Có ba bình cách nhiệt chứa cùng một loại chất lỏng. Nhiệt độ ban đầu ở mỗi bình lần lượt là t1, t2 và t3. Khối lượng chất lỏng trong mỗi bình lần lượt là m1 =1kg, m2 = 3 kg, m3 = 5 kg. Nếu đổ chất lỏng ở bình 1 vào bình 2 thì nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là t12 = 27,5oC. Nếu đổ chất lỏng ở bình 2 vào bình 3 thì nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là t23 = 42,5°C. Nếu đổ chất lỏng ở bình 1 vào bình 3 thì nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là t13 = 45°C. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường.
1. Tìm nhiệt độ ban đầu của chất lỏng ở mỗi bình.
2. Nếu đổ chất lỏng ở cả ba bình vào với nhau thì nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu? Bình nào tỏa nhiệt, bình nào thu nhiệt?
Bài 3 (1,00 điểm).
1. Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp là n1 = 200 vòng và cuộn thứ cấp là n2 = 800 vòng. Tim hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp nếu
a. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thể xoay chiều 220 V. 
b. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thể không đổi một chiều 20 V.
2. Một nhà máy điện sinh ra một công suất 100000 kW và cần truyền tải tới nơi tiêu thụ. Biết hiệu suất truyền tải là 90%. Công suất hao phí trên đường truyền là bao nhiêu?
Bài 4 (2,50 điểm).
	Cho nguồn điện có hiệu điện thế U = 10 V, điện trở R1 = 5Ω, biến trở R2 với con chạy C có điện trở lớn nhất là 40Ω. Bỏ qua điện trở của ampe kế và các dây dẫn. 
1. Mắc điện trở R1 với biến trở R2 như sơ đồ Hình la.
a. Điều chỉnh con chạy C ở vị trí chính giữa của biến trở. Tìm số chỉ ampe kế.
b. Đặt điện trở phần CB của biến trở là x. Tìm x để công suất tỏa nhiệt trên biến trở cực đại. 
Hình 1a.

Hình 1b.

2. Mắc điện trở R1 với biến trở R2 như sơ đồ Hình 1b. Điều chỉnh con chạy C ở vị trí chính giữa của biến trở.
a. Tìm số chỉ ampe kế. 
b. Tính công suất tỏa nhiệt của biến trở.
Bài 5 (2,50 điểm).
	Vật sáng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính xy của một thấu kính (điểm A nằm trên trục chính) cho ảnh A'B' ngược chiều AB (Hình 2).
Hình 2
1. Thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì, vì sao?
2. Gọi d là khoảng cách từ vật đến thấu kính, d’ là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính, f là tiêu cự của thấu kính. Vẽ hình (không cần nêu cách vẽ) và chứng minh rằng3. Biết khoảng cách từ A đến A’ là 90 cm và A'B' = 2AB. Tìm khoảng cách từ vật đến thấu kính và tiêu cự của thấu kính.
4. Cố định thấu kính, cho vật chuyển động thẳng dọc theo trục chính ra xa thấu kính. Hỏi phải di chuyển vật tới vị trí nào để khoảng cách giữa vật và ảnh là nhỏ nhất?
------------HẾT------------
UBND TỈNH KON TUM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành
Năm học 2022-2023
Môn: VẬT LÍ
Ngày thi: 06/6/2022
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 05 câu 02 trang)

Câu 1 (2,0 điểm) 
1. Có một số chi tiết (phụ tùng) trên chiếc xe đạp hoạt động theo nguyên tắc đòn bẩy
- Hãy kể tên ít nhất một chi tiết như vậy.
- Kể tên các lực tác dụng lên đòn bẩy đã nêu trên. 
2. Hại xe máy đồng thời xuất phát, chuyển động đều đi lại gặp nhau, xe 1 đi từ thành phố A đến thành phố B và xe 2 đi từ thành phố B đến thành phố A. Sau khi gặp nhau tại C cách A 30km, hai xe tiếp tục hành trình của mình với vận tốc cũ. Khi đi tới nơi quy định (xe 1 tới B, xe 2 tới A), cả hai xe đều lập tức quay ngày trở về và gặp nhau lần thứ hai tại D cách B một đoạn 36 km. Coi quãng đường AB là thẳng, vận tốc của hai xe không thay đổà trong quá trình chuyển động. Tìm khoảng cách AB và tỉ số vận tốc của hai xe.
Câu 2 (1.5 điểm)
	Một nhiệt lượng kế chứa nước (nước có khối lượng m, nhiệt dung riêng c) ở nhiệt độ t0 = 20°C. Người ta muốn bỏ vào nhiệt lượng kế những quả cầu giống nhau (mỗi quả cầu có khối lượng mc, chất làm quả cầu có nhiệt dung riêng là cc) có cùng nhiệt độ 120°C. Nếu bỏ một quả cầu vào nhiệt lượng kế thì khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước là 40°C. Cho nhiệt lượng trao đổi với bình nhiệt lượng kế và môi trường xung quanh là không đáng kể. Hỏi:
a. Nếu bỏ cùng một lúc 3 quả cầu vào nhiệt lượng kế thì nhiệt độ của nước khi cần bằng nhiệt là bao nhiêu? 
b. Phải bỏ tổng cộng bao nhiêu quả cầu cùng một lúc vào nhiệt lượng kế để nhiệt độ khi cân bằng nhiệt của nước là 80°C .
Hình 1
Câu 3 (2,5 điểm)
	Cho mạch điện như hình vẽ (Hình 1). Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là 20V, Điện trở R1 = 20Ω, R2 = 20Ω, R3 = 40Ω, Ampe kế lí tưởng. Điện trở dây nối không đáng kể.
1. Khi khóa K mở, hãy tính số chỉ ampe kế?
2. Giả sử khóa K không có điện trở, khi khóa K đóng, thì số chỉ ampe kế là bao nhiêu? So sánh công suất tiêu thụ khi K đóng và khi K mở? 
3. Trong thực tế, khóa K có điện trở nên khi đóng khóa K. Số chi ampe kể là 0,8A. Hãy tính điện trở của khóa K.
Hình 2
Câu 4 (1,5 điểm)
	Hình vẽ (Hình 2) về cấu tạo các bộ phận chính của máy biến thế. Hai cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau, đặt cách điện với nhau. 
1. Khi đặt hiệu điện thể xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp thì bóng đèn nối vào hai đầu cuộn dây thứ cấp có thể sáng không? Vì sao? 
2. Máy biến thể có số vòng dây ở hai cuộn dây lần lượt là 200 vòng và 10000 vòng. Cho rằng máy biến thể lý tưởng. Nếu nối nó với nguồn phát điện để tăng hiệu điện thể trước lúc truyền điện năng thì công suất hao phí trên đường dây tải điện sẽ thay đổi như thế nào so với khí chưa dùng máy biến thế? Tại sao?
Câu 5 (2,5 điểm)
1. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, A nằm trên trục chính. Qua thấu kính, vật AB cho ảnh A'B' ngược chiều với vật và ảnh ở cách thấu kính 40 cm. Hãy vẽ hình mô tả sự tạo ảnh A'B' qua thấu kính và dùng các phép tính hình học tìm khoảng cách từ vật AB đến thấu kính. 
2. Giữ nguyên vị trí vật AB ở trên, thay thấu kính hội tụ và đặt vào đó một thấu kính phân kì có tiêu cự 20cm thì thu được ảnh A"B". Hãy vẽ hình mô tả sự tạo ảnh A"B" qua thấu kính phân kì và dụng các phép tính hình học để xác định vị trí ảnh A"B".
3. Hai thấu kính nói trên được đặt sao cho trục chính của 2 thấu kính trùng nhau. Vật AB luôn vuông góc với trục chính của hai thấu kính. Tìm vị trí đặt vật AB và hai thấu kính sao cho ảnh A'B' của AB qua thấu kính hội tụ cùng hướng, cùng vị trí với ảnh A"B" của AB qua thấu kính phân kì. Cho biết, tỉ lệ kích thước hai ảnh này là 4:1.
------------HẾT------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
 Giám thị không được giải thích gì thêm.
UBND TỈNH LAI CHÂU
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG: PTDTNT, TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN,
TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ LAI CHÂU
NĂM HỌC 2020-2023
Môn thi: Vật lí (môn chuyên)
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 08/6/2022
Câu 1. (2,0 điểm)
	Hai xe cùng khởi hành từ một điểm A chuyển động đều về điểm B với quãng đường AB dài 120km. Xe thứ nhất khởi hành với vận tốc 40km/h, xe thứ hai khởi hành sau xe thứ nhất 0,5 giờ và đến nơi sớm hơn 30 phút.
	a) Tính vận tốc của xe thứ hai. 
	b) Xác định thời điểm hai xe gặp nhau kể từ lúc xe thứ nhất bắt đầu xuất phát và vị trí hai xe gặp nhau cách điểm B bao xa. 
Câu 2. (2,0 điểm)
	Một thấu kính hội tụ quang tâm O, tiêu cự . Đặt một vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính (A ở trên trục chính) trước thấu kính một đoạn d, cho ảnh A’B' rõ nét hứng được trên màn (màn vuông góc với trục chính) cách thấu kính một đoạn d'.
	a) Chứng minh: 
	b) Biết thấu kính này có tiêu cự và khoảng cách từ vật AB đến ảnh A'B' bằng 90 cm. Xác định vị trí của thấu kính so với màn. 
Câu 3. (3,0 điểm)
	Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = 6Ω, R2 là một biến trở, R3 = 15Ω, R4 =10Ω, R5 = 1,25Ω. Đặt vào hai đầu A, B một hiệu điện thế không đổi U = 60V. Cho biết vôn kế là lí tưởng, các dây nối có điện trở không đáng kể và R2 = 5Ω.
	a) Tính điện trở tương đương của mạch điện. 
	b) Tìm số chỉ của vôn kế.
	c) Thay vôn kế bằng ampe kế có điện trở không đáng kể. Tìm giá trị của R2 để công suất trên biển trở là cực đại và tìm giá trị công suất khi đó. 
Câu 4. (3,0 điểm)
	Một thau nhôm khối lượng 0,5kg đựng 2kg nước ở 20°C.
	a) Thả vào thau nước một thỏi đồng khối lượng 200g lấy ra ở bếp lò. Nước nóng đến 21,2°C. Tìm nhiệt độ của bếp lò? Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước, đồng lần lượt là: c1 = 880J/kg.K, c2 = 4200J/kg.K, c3 =380J/kg.K. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường.
	b) Thực ra trong trường hợp này, nhiệt lượng toả ra môi trường là 10% nhiệt lượng cung cấp cho thau nước. Tìm nhiệt độ thực sự của bếp lò.
	c) Nếu tiếp tục bỏ vào thau nước một thỏi nước đá có khối lượng 100g ở 0°C. Nước đá có tan hết không? Tìm nhiệt độ cuối cùng của hệ thống. Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là .
------------ HẾT ------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì th

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_mon_vat_ly_na.docx