Tuyển tập những bài văn Tả cây cối Lớp 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuyển tập những bài văn Tả cây cối Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập những bài văn tả cây cối ( tiểu học ) “Hoa học trò”. Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò, phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến. Không biết cây phượng đã được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết ngày đầu tiên bước vào lớp một đã thấy nó đứng sừng sững giữa sân trường. Nó như một người bạn lâu năm gắn bó với mái trường. Nhìn từ xa, cây phượng tựa chiếc ô xanh mát rượi, che rợp cả một khoảng sân. Thân cây to cỡ hai vòng tay của bạn học sinh. Vỏ cây sần sùi nhiều mấu, thời gian đã phủ lên nó một màu nâu bạc dầu dãi nắng mưa. Những chiếc rễ lớn ngoằn ngoèo nổi gồ ghề trên mặt đất. Từ thân cây toả ra nhiều cành như những cánh tay giang rộng đón làn gió mát. Lá phượng xanh um, mát rượi, mượt mà như lá me non. Những chiếc lá mọc song song hai bên cuống, trông như đuôi chim phượng. Hoa phượng có năm cánh, mềm như nhung. Nhuỵ hoa dài và cong. Nhờ vào tán lá rộng của cây phượng, chúng em có nơi chuyện trò, ôn bài, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Mùa huy hoàng của phượng, đó là lúc được thoả sức khoe màu đỏ của hoa phượng lên nền trời xanh bao la. Đó là mùa hè. Lúc này, hoa phượng sáng rực cả một góc trời nhờ vào sắc đỏ của hoa được kết thành những tán lớn. Mùa hoa phượng nở cũng là lúc những nhạc công “ve sầu” râm ran tiếng hát. Rồi mùa hè đi qua, trên mặt sân lả tả sắc màu đỏ của những cánh phượng rơi. Trên cành cây bắt đầu xuất hiện những trái phượng non dài và mỏng. Mùa hoa phượng rạo rực đã kết thúc. Cây phượng già lại trở về với dáng vẻ thân quen vốn có hàng ngày, vẫn tiếp tục hân hoan chào đón chúng em tung tăng cắp sách đến trường. Em yêu trường em bởi những nét đẹp thiên nhiên bình dị, yêu cây phượng gắn với hình ảnh mùa hè như người bạn nhỏ thân quen. Mãi mãi hình ảnh ấy cùng thầy, cô, bè bạn vẫn sống trong lòng em với ký ức đẹp đẽ nhất. ( Tả cây phượng vĩ - H/S ) Trước nhà nội có cây mít thật to, nội trồng nó khi nào hay nó tự mọc lên tôi cũng chẳng biết. Nhưng có lẽ nội trồng thì đúng hơn, vì nó nằm ngay hàng thẳng lối với mấy cây còn lại. Dãy mít trước nhà nội non mươi gốc, tôi không nhớ chính xác nữa. Cây mít to ấy nằm ở cuối hàng. Cạnh đó còn có một cây ổi sẻ, cây bình bát với cây lêkima. Hồi còn nhỏ, mấy anh em tôi hay ra gốc mít chơi. Tôi không biết vì sao mình lại hay chơi dưới gốc cây mít ấy, một gốc cây còn hằng lên những vết đạn chiến tranh. Và cả thảy mấy anh em đều ùa ra cây mít đó mỗi khi chơi trò. Anh hai Tí chuột, con Út và thằng Hải nhà cô Năm, con Linh lùn nhà cô Bảy đều khoái tung tăng dưới cây mít đó. Cây mít già cằn cỗi, gốc nó to đùng, ba bốn đứa ôm không hết. Rễ nổi ngồn ngộn lên trên mặt đất. Thân nó xù xì lốm đốm trắng trông như những đám mây bồng bềnh lơ lững trên bầu trời xanh. Gần dưới gốc có chỗ bị sâu ăn, da nó khô nức nẻ sần sùi. Ấy vậy mà tán lá mỗi mùa đều xum xuê mát rượi. Cành cây thấp đến nỗi con Linh lùn tịt cũng trèo lên được. Chỉ cần nắm một trong những cái cành nhỏ của nó, lấy trớn, nhảy một cái là tót lên được. Ranh giới trên cây mít được chia rạch ròi. Tí chuột là anh lớn, con cậu Hai nên anh ra vẻ là một “đại ca”. Anh chia mỗi đứa một nhánh mít. Lên cây là phải ngồi đúng “nơi quy định”. Anh lớn nên anh tự “chia” cho mình nhánh cây cao nhất. Như sợ chúng tôi phân bì, anh phân bua: -“Tụi bây còn nhỏ, trèo cao té chết queo!”. Mấy đứa còn lại mỗi đứa một nhánh dưới thấp. Đấy là nơi ngồi “hội họp” trước khi chơi trò. Nếu chơi “năm mười” thì khỏi chia đội. Cả bọn chọn cây mít này làm chủ. Đứa nào chăng thì úp mặt vào gốc mít chủ mà đếm năm, mười, mười lăm cho đến một trăm. Mấy đứa còn lại túa ra chạy trốn, nấp dưới cây rơm gần đó, hoặc gốc mít khác, cây lêkima, hay phía bên kia cây ổi... chờ cho đứa chăng rời khỏi cây chủ đi tìm kiếm mọi người thì mình ùa ra, chạy đến và “binh binh” vào gốc mít để ra hiệu chiến thắng. Cứ mỗi lượt chơi, mỗi đứa “binh binh” vào cây mít năm bảy cái. Không biết cây mít có đau không?! Chắc nó cũng cười tươi vui cùng lũ nhóc. Còn khi chơi cướp cờ thì những cành lá mít dưới thấp bị bẻ làm cờ. Qua một bàn chơi, phải bẻ nhánh khác vì “lá cờ” bị hai đội giành giật tơi tả. altCó những buổi trưa hè, anh Tí chuột nhờ nội đâm lộp cộp cho một chén muối ớt để cả bọn cùng nhau “tàn sát” bông mít. Không đứa nào chịu ăn bông của mấy cây mít kia vì chát. Trong một hàng cây mít, bông của cây này chấm muối ớt ăn ngọt và tuyệt nhất. Lâu lâu, có người đến mua trái mít, nhưng nội không bao giờ bán cho ai cả. Trái của nó ngon, giòn và ngọt lịm, nội để giành bà cháu ăn và biếu hàng xóm. Từ ngày nội mất, cây mít cũng khô héo dần đi, không biết vì quá tuổi hay nó buồn vì không có nội. Cây mít không còn, tuổi thơ tôi cũng qua đi. Bóng nội không còn nữa để che mát cuộc đời tôi. Tôi muốn đứng nơi gốc mít ngày xưa mà gào lên thật to, cho nội ở nơi xa xôi nào đó nghe thấy: “Nội ơi, con đã lớn”. Hè năm ngoái , em được quê về thăm ông bà nội.Vườn nhà ông nội em có rất nhiều loại trái cây như:dừa, mận, vú sữa,... Mỗi trái đều có những mùi vị ngon, ngọt.Nhưng em thích nhất là cây xoài. Nhìn từ xa cây xoài giống như một cây nấm khổng lồ nằm trong vườn nhà ông nội em.Thân cây to 1 người ôm không xuễ ,cây cao lớn,vỏ sần sùi, xung quanh nứt nẻ. Cành lá um tùm, sum xuê che mát cả sân vườn.Vào tháng mười hằng năm thì cây lại đơm hoa kết trái, hoa cây xoài mọc thành chùm màu trắng sữa.Cuối tháng mười là lúa cây có quả.Chỉ vài tuần sau ,cây xoài đã có rất nhiều quả chín mọng, vàng ,thơm thoang thoảng.Mùi vị của trái xoài ngon đến nỗi không thể cưỡng lại được, nó ngon, vừa ngọt, lại bổ nữa.Mỗi lần ăn xoài em đều ăn tới hai ba trái lận đấy.Sau mỗi bữa cơm gia đình ba thường xuống bếp gọt mấy trái xoài cho cả nhà ăn. Em rất thích cây xoài.Cây xoài vừa cho bóng mát vừa cho quả.Tuy ko được về quê thường xuyên nhưng em hứa sẽ kêu ông giúp em chăm sóc cây xoài thật tốt. Cứ mỗi dịp hè , em lại được về thăm ông bà nội. Về quê rất thích vì ông bà em có một khu vườn rộng với bao nhiêu là cây trái: ổi cam, xoài , táo, chuối. Trong đó, em thích nhất là chuối. Chuối không đứng đơn lẻ mà mọc thành từng bụi, cây lớn có, cây nhỏ có giống như một gia đình. Thân cây tròn, nhẵn bóng, hơi thuôn về phía ngọn, chỗ màu xanh, chỗ màu mận chín, sờ tay vào có cảm giác mát lạnh, dễ chịu. lá chuối trông như mọc trực tiếp từ thân. Lá to và dài, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn và có phủ lớp phấn trắng. Quả chuối mọc thành nải, nải to được khoảng gần 20 quả. Các nải lại được xếp thành buồng từng tầng từng tầng một gọn gàng, đẹp mắt. Một buồng chuối to dài khoảng nửa mét và có khoảng trăm quả. Khi chuối đã già, buồng chuối được cắt về chia ra thành từng nải xếp vào một chiếc thùng, thắp vài nén hương và bọc kín lại. Bà em bảo, làm như vậy để chuối chín nhanh, đều và thơm hơn. Chuối chín có màu vàng rộm, vị ngọt đượm, thơm lừng. Chuối chín ngon và nhiều chất dinh dưỡng nên được rất nhiều người ưa chuộng.Chuối có rất nhiều công dụng như chuối xanh và củ chuối để nấu ốc, kho cá, thân cây chuối để cho lợn ăn, lá chuối để gói bánh như bánh chưng, bánh giò, bánh gai...Chuối chín đem phơi khô được món mứt chuối, dẻo dẻo, dai dai ăn rất ngon và thú vị. Chè chuối chân châu cũng là món ăn mà em rất thích. Mùa hè, màu xanh tươi mát của lá chuối cùng những cơn gió hiu hiu làm tan đi cái nắng oi ả khó chịu. Tiếng những tàu lá chuối xào xạc, ve kêu râm ran, chim hót líu lo tạo thành bản giao hưởng mùa hè của tuổi thơ em.' Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây có bóng mát. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp. Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay en ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẻ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt. Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những giờ ra chơi, được chơi đùa dưới bóng mát cây bàng thật thích thú biết bao. Có lần,em hỏi bà:”Bà ơi!Cây cam này đã bao nhiêu tuổi rồi?Nó có từ khi nào bà nhỉ?Bà trả lời:”Cây cam đã được năm tuổi rồi đấy cháu à,ông ngoại cháu đã trồng được hai năm thì ông mất.Năm đó,cây cam bói quả chỉ được năm trái thôiTừ đó,bạn cam luôn là một người bạn thân của em. Cây cam trong vườn là giống cam Canh ở ngoại thành Hà Nội đấy.Bạn cam luôn luôn xum xuê cành lá,tỏa bóng trong khu vườn.Ngọn cam chỉ cao độ hai mét.Lá dày,một mặt bóng,rộng và độ ba ngón tay người lớn.Mỗi khi hái một lá non,vò vào lòng bàn tay,một mùi thơm nồng nàn tỏa ra làm em phải ngất ngay.Mỗi ngày,bà vẫn thường hái lá cam lá chanh nấu nước gội đầu cho em. Tháng Chạp,tháng Giêng,cây cam nảy lộc,những chị lá xanh mơn mởn đâm ra tua tủa.Tháng Hai tháng Ba trong mùa xuân ấm áp,cam bắt đầu trổ hoa.Những cô nụ hoa trắng tím bằng hạt đậu nành lớn dần lên,xòe nở.Đêm đêm,hoa cam tỏa ra một mùi thơm thoang thoảng đưa em vào giấc ngủ say.Dưới ánh nắng ban mai,hoa ướt đẫm sương long lanh như muôn ngàn chiếc cúc bằng bạch ngọc Cánh hoa đã rụng trắng gốc cây và một góc vườn.Cam đã kết trái,lúc đầu các anh cam chỉ bằng hạt đậu,rồi bằng hòn bi,bằng quả cà,bằng quả bóng bàn.Càng lớn,những anh ấy càng dễ thương,vỏ xanh thẫm,bóng mượt.Nhờ mưa nắng,khí trời,chất màu mỡ của đất đem đến cho trái cam một sức sống căng tròn.Đến tháng Bảy tháng Tám,nhẹ bóc quả cam và đặt những múi cam vàng óng lên bàn tay,nhẹ cắn một múi vừa ngọt vừa chua đã thấm vào lưỡi.Tháng Mười một,ôi!Cam đã chín rồi!Những anh cam mọng nước chín vàng thèm ơi là thèm!Những năm được mùa,bà hái được nghìn trái,chỉ bảy tám quả là được một cân.Là thứ cam bóc,vỏ mỏng,không hạt,tép cam sóng sánh chất mật ong,có vị ngọt đậm nên có lúc bà bán được ba mươi nghìn đồngCứ mỗi mồng tám tháng Mười một giỗ ông,bà hái cam để cúng,đó là những quả cam đầu tiên của mùa cam ở vườn.Đặc biệt,năm nào bà cũng để lại trên cây hai ba chục trái cam để sau đó hái bày mâm ngũ quả và cho con cháu làm quà Tết. Những tình cảm và kỉ niệm không sao quên được trong em là nhờ cây cam của ông.Cứ mỗi mùa hoa cam,mùa trái chín,em lại nhớ đến ông và một câu thơ:”Ăn quả nhớ người trồng cây.”Ông ơi!Cháu hứa với ông sẽ thường xuyên chăm sóc và tưới cây để cây ngày càng xanh tốt. I/ MB: 1) Những đặc điểm của cây dừa - Giới thiệu đối tượng: cây dừa - loài cây em yêu. - Tình cảm: dừa là người bạn thân nơi quê hương. II/ TB: - Thân cây cao vút -> Ngừơi vệ sĩ hiên ngang gìn giữ bình yên cho bầu trời quê hương. - Dáng nghiêng nghiêng ra bờ nước -> Cô thôn nữ dịu dàng duyên dáng. - Tán lá xanh mướt thả dài, khẽ đu đưa trong làn gió mát -> Phát ra những âm thanh xào xạc vui tai -> Bài ca bất tận, bản nhạc ko có nốt nhạc cuối cùng. - Vị dừa ngọt, tinh khiết -> Thấm nhuần vào lòng ngừơi -> Hương vị, hơi thở của quê hương. 2) Cây dừa trong cuộc sống của con người: - Có mặt ở khắp nơi (thân cây làm cột nhà vững chãi, chiếc gáo dừa thân thuộc, đôi đũa ăn cơm bình dị, nhịp cầu dừa bắc qua con mương...) -> Có cảm gáic thân quen như người bạn gắn bó, bền chặt. - Hương vị đậm đà trong nhiều món ăn của quê hương. - Vật liệu làm nên những món quà thủ công xinh xắn -> Gợi nỗi nhớ quê hương của kẻ xa quê. 3) Cây dừa trong cuộc sống của em: - Gắn bó với những kỉ niệm tuổi thơ (lúc ông còn sống, những lần rãnh rỗi, em và ông lại có những trò chơi dân gian thú vị bên gốc dừa). III/ KB: - Khẳng định: Cây dừa là hồn quê -> Một hình tượng đẹp đẽ của quê hương thân yêu. - Em sẽ làm gì nếu về quê hương, thăm cây dừa. Tôi yêu quê hương với những hàng nhãn xanh mướt. Ở quê tôi, nhãn mọc trong vườn, trước sân, sau nhà và ngay dọc hai bên con lộ. Mùa xuân đến mưa bay lất phất, muôn vật như tỉnh giấc, và cây nhãn cũng vậy, nó đang hân hoan trút bỏ những tàn lá cuối đông theo làn gió nhẹ. Nhãn say sưa uống những hạt mưa xuân, xòe ra những chồi, những lá xanh non mịn màng. Và khi đã uống no những giọt mưa thì nhãn bắt đầu đơm hoa. Từng chùm hoa tranh nhau tỏa hương thơm nức, dụ đến hàng đàn ong vờn qua vờn lại. Ngày qua đi, tuần qua đi, hoa nhãn rụng đầy quanh gốc, nhưng trên tán lá lại chi chít những quả nhãn non. Thoạt đầu quả nhãn và cùi chưa phân chia, chỉ một màu trắng. Về sau chia ra hạt, ra cùi và hạt nhãn dần dần đen lại. Vào giữa mùa hè thì quả nhãn chín, từng chùm quả mọng nước, ngọt lịm. Lũ trẻ chúng tôi háo hức tận hưởng vị ngọt của nhãn. Bạn hãy đến đây và thưởng thức đi. Nhưng khi bạn tận hưởng hương vị thơm ngon của quả nhãn thì bạn chớ có quên rằng chính cây nhãn mới là nguồn cung cấp hương vị đó. Cây nhãn cần mẫn, âm thầm làm việc để cống hiến tinh túy của bản thân cho đời. Quả nhãn dùng làm thuốc, hạt có thể chế cồn. Cây nhãn không đòi hỏi đất đai màu mỡ, nước tưới đầy đủ, nó vẫn có thể nay mầm, xanh tươi. Cây nhãn ơi, tôi rất yêu quý nhãn, yêu quý cái cốt cách của nhãn. Một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần vô tư. Mời các bạn về thăm quê hương tôi. Quê hương tôi có một loài cây đặc sản nổi tiếng mà gần xa mọi người đều biết. Đó là cây vải thiều Bắc Giang. Đất đai quê tôi không màu mỡ nhưng rất hợp với cây vải thiều. Cây vải thiều đầu tiên được trồng nhiều ở Lục Ngạn, đến nay nó đã có mặt ở khắp nơi nào có những quả đồi đất sỏi quê tôi. Nhìn từ xa, mỗi cây vải như một chiếc ô xanh, cả vườn vải như một đoàn quân đang nhảy dù từ trên máy bay xuống đất. Đến gần, nhìn vườn vải thật thích mắt. Cây vải khép tán, giao cành vào nhau, tán tròn, xoè nở lùm lùm như đĩa xôi. Mùa xuân, vải thiều bắt đầu ra hoa. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Vải ra hoa hàng loạt. Cành nào cũng có hoa, cây nào cũng ra hoa, cả vườn vải ra hoa. Dưới nắng xuân, vườn hoa vải thiều phủ trắng cả một miền đồi. Ong mật tha hồ về đây lấy mật. Tiếng ong rù rì suốt ngày trong vườn vải. Người nào vào trong vườn vải, áo cũng bị mật hoa đọng vào lấm tấm. Những vườn vải quê tôi đã mười năm tuổi. Thân cây vải đã to bằng cái bắp chuối. Thân cây màu nâu đất, đầy những vết khứa ngang. Người trồng vải làm như vậy để cây vải ra hoa đúng thời vụ và cho thu hoạch cao. Những cành vải chắc, khỏe. Lá vải có hình thoi, màu xanh đậm, quanh năm không có mùa rụng lá. Sau những cơn mưa xuân, nắng đã chói chang hơn, vải thiều kết quả. Mỗi chùm hoa hôm trước bây giờ lại là một chùm quả, màu trắng của hoa đã nhường chỗ cho một màu xanh nhạt lẫn vào màu lá. Quả vải mới tạo thành chỉ bằng hạt gạo, mươi ngày sau nó đã lớn bằng đầu đũa, không để ý vài ngày là đã thấy nó lớn bằng đầu ngón tay rồi. Khi những cây lúa ngoài đồng lên đòng, ta nhìn lên vườn vải đã thấy quả chuyển sang màu vàng nhạt. Và đúng mùa thu hoạch lúa chiêm là vào mùa quả vải chín. Những chùm quả vải chín cũng rất nhanh. Vườn vải cứ dần chuyển sang màu đỏ. Đi qua vườn vải đã ngửi thấy mùi mật ngọt, hương của vải chín. Mỗi chùm quả thường có khoảng vài chục quả vải. Vỏ quả vải sần sùi có những cái gai, khi chín, những cái gai đỡ nhọn hơn, những cái gai đó có màu đỏ sậm. Khi quả vải chín, những chùm quả trĩu xuống, cứ tưởng như cành vải không còn đủ sức để đỡ những quả vải nữa. Trông vườn vải đầy quả chín mà thích mắt, thèm thuồng. Bóc quả vải ra, bên trong là một lớp cùi trắng đục mọng nước. Mới đưa miếng cùi vải vào đầu lưỡi, vị ngọt đã thấm vào cổ họng. Ăn một quả rồi lại muốn ăn quả nữa, ăn mười quả vẫn chưa thấy chán. Hột quả vải nhỏ tí chỉ bằng ngón tay đứa bé mới đẻ. Quả vải nào hạt càng bé, quả vải đó càng ngọt. Quả vải thiều vừa ngon lại vừa bổ. Tôi rất thích mùa thu hoạch vải để được ăn vải thoả thích. Quả vải thiều nay đã là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình quê tôi, góp phần nâng cao đời sống cho người nghèo quê tôi. Có nhiều nhà đã xây được nhà cao tầng bằng thu nhập từ cây vải thiều. Sau mỗi mùa thu hoạch vải, nhiều nhà sắm được Ti-vi, xe máy, tủ lạnh, Quả vải thiều không những là món ăn được ưa chuộng của nhân dân ta mà còn được người nước ngoài cũng rất thích. Vì vậy , hàng năm vải thiều còn là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao của người dân quê tôi. Giống cây này đã giúp đời sống của người dân quê tôi khá lên. Tôi rất tự hào về loài cây đặc sản này của quê tôi . Tôi mong muốn giống cây này được trồng nhiều hơn nữa không những để tăng thu nhập mà còn làm cho đất quê tôi trải dài màu xanh mướt mát, là một miền du lịch sinh thái. Truyền thuyết kể rằng Thánh Gióng đã nhổ những cụm tre bên đường bổ vào từng toán giặc Ân xâm lược.Tre đã luôn hiện diện bên người dân Việt chúng ta trong chiến đấu, trong sinh hoạt hằng ngày. Thật khó hình dung khi nói đến cuộc sống người Việt Nam mà thiếu vắng hình ảnh cây tre. Tre là loài cây mọc ở xứ nóng, vì thế khí hậu nhiệt đới của nước ta là điều kiện lý tưởng cho tre sinh sôi và phát triển. Tre mọc thành từng khóm bụi, thân cao vút. Là loại thân thảo nhưng cây đã hoá mộc, thân tương đối dày, có mấu, ít phân nhánh. Chồi mới mọc gọi là măng, hình tượng măng non đáng yêu cũng dành để chỉ riêng cho lứa tuổi thiếu nhi Việt Nam. Lá tre có hình lưỡi mác, gân lá song song. Hoa tre có sáu nhị, trong cả đời tre chỉ ra hoa một lần , thật ra em chưa hề nhìn thấy hoa tre bao giờ chỉ nghe bà em bảo như thế. Tre được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống của người Việt từ xa xưa đến tận bây giờ. Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm nên sườn nha, chỉ có mái lá mới lợp tranh, rạ thôi. Miền quê nội của em, người dân còn dùng tre làm giường, chõng, tủ. Cả đến đôi đũa, rổ rá, nong nia, cũng làm từ tre. Những gánh hàng rong của các cô, các chị đong đầy những món ăn ngon lành với đòn gánh tre trĩu nặng trên vai là hình ảnh thân quen của người dân từ làng làng quê đến tận phố thị. Kể sao hết những dụng cụ trong đời sống được làm bằng tre. Tre không chỉ được dùng làm nhà, làm công cụ sản xuất, tre còn trở thành vũ khí chống giặc. Qua từng trang sách sử, hình ảnh gậy tre, chông tre đã từng bao đời góp công chống giặc giữ làng. Luỹ tre chính là những thành trì kiên cố nhất : luỹ ngoài cùng trồng tre gai, gốc to, thân to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre gai lại có những chiếc gai nhọn hoắt, rất cứng mà những ai bén mảng vào đó cũng e dè sợ vô ý dẫm phải. Luỹ giữa toàn tre hoá, luỹ trong cùng tre óng chuốt vươn thẳng tắp. Luỹ tre làng che chở, bảo vệ cho cuộc sống người dân quê. Ông em kể, theo y học cổ truyền, lá tre chữa cảm dưới dạng xông hoặc sắc thành thuốc. Em tròn mắt ngạc nhiên trước bao điều mới mẻ từ cây tre thân thuộc mà em được khám phá qua kì nghỉ hè ở quê nội năm đó. Quả thật, tre đã từ đời sống đi vào truyền thuyết, lịch sử, vào văn thơ, phim ảnh và chắc chắn sẽ sống mãi với người dân Việt Nam. Cây tre đã trở thành hình ảnh thân thương, gần gũi và là biểu tượng cho phẩm chất của người Việt. Chắc cũng chính vì thế, trên huy hiệu Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có hình ảnh măng tre ngời sáng, và đầy tự hào của thiếu nhi Việt Nam chúng em. Hiểu được điều ấy, em càng tự hào là người Đội viên chuyên cần, gương mẫu để xứng đáng mang trong tim phẩm chất cao quý của người dân Việt. Hôm nay là 29 Tết,em được bố mẹ cho đi chơi chợ hoa.Em thật ngạc nhiên khi đứng trước một khu chợ toàn là hoa đào,hoa mai. Hai sắc hồng,vàng hòa với nhau tạo nên một không gian thật lộng lẫy.Em cảm tưởng như mình đang bị lạc vào xứ sở của mùa xuân.Ngày Tết ở miền Bắc thì không thể thiếu được hoa đào.Em đã giúp bố họn được một cành đào thật đẹp để trang trí cho ngôi nhà trong dịp xuân này. Cành đào được bố đặt giữa gian nhà. Những người thợ trồng cây cảnh đã tạo cho cành đào hình dáng giống như mọt con rồng bay lên bầu trời.Vỏ cây đào màu nâu sậm như sắc màu của đất đai màu mỡ,màu của mình Tổ Quốc.Từ một cành chính tỏa ra rất nhiều nhánh nhỏ cùng ở thế vươn lên.Nếu như mỗi nụ đào là một ngọn đèn nhỏ thì cành đào ấy giống như một chiếc đèn ***g lớn,thắp sáng gian nhà em. Lá đào xanh mướt mát, hình dáng giống con thuyền tí xíu bồng bềnh trên dòng sông hoa.Hoa đào nhìn đẹp lắm.Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng,mịn màng, xếp trồng lên nhau.Nhụy hoa nho nhỏ,xinh xinh màu vàng tươi.Cây đào còn đẹp hơn khi được em khoác cho một tấm áo sặc sỡ sắc màu.Miền Nam có mai và bánh Tét,còn miền Bắc có đào và bánh chưng.Thế là mỗi miền lại có một hương vị riêng để đón Tết. Mai,đào năm nay lại nở,mảnh đất Việt ta chợt bừng sáng lên bởi hai sắc hồng và vàng.Thế là một năm mới lại đến.Nhưng người con làm xa nhà cũng đã đoàn tụ bên mâm cỗ để cùng nhau đón Xuân về. Mỗi loại hoa đều mang một sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng. Chúng đều đem lại cho mọi người những cảm giác thích thú, thoải mái và dễ chịu sau những giờ học tập và làm việc căn thẳng. Nhưng đối với em, loài hoa đặc trưng và đẹp nhất của mùa xuân ở phương Nam vẫn là hoa mai. Thấm thoát, một năm sắp qua đi, mọi người lại chuẩn bị đón Tết. Cây mai dường như cũng âm thầm chuẩn bị đón xuân – mùa mà nó sẽ phơi bày hết vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng. Cây mai trước sân nhà em đã được mẹ vun trồng lâu lắm rồi ! Thân nó sần sùi, phân cành nhiều và toả rộng. Vào những ngày cuối năm, cây bắt đầu rụng lá : mới ngày nào lá cây còn xanh mơn mởn, thế mà bây giờ, vài chiếc lá khô quắt lại, rồi theo những làn gió nhẹ, thoang thoảng đưa đi xa hoặc nằm rải rác trên mặt đất. Trông cây già nua, các cành khẳng khiu, không có lấy một chiếc lá như không còn chút sức sống nào. Vậy mà mới chớm mưa xuân của đầu năm mới, trông cây như vừa hồi sinh lại với một vẻ đẹp tươi tắn và khoẻ khoắn. Vỏ cây căng lên, màu nâu khô nhạt và tươi rói để chuẩn bị đâm chồi nảy lộc. Từ trong các kẽ là, các cành cây, muôn vàn chiếc nụ hoa nhỏ bé, xinh xắn nhú ra trông như những đám lửa sáng rực dưới ánh nắng ban mai. Thời gian trôi qua thật nhanh, các nụ hoa đó lớn dần lên, như đang hé môi cười với mọi người. Rồi từ từ chúng trổ ra thành năm cánh hoa vàng tươi, mịn màng, mảnh mai như lụa, toả hương thơm thoang thoảng, nhè nhẹ khắp sân nhà, thu hút các chú ong. Đến ngày mồng một Tết, cả cây mai bừng lên một màu vàng rực rỡ trông như một ngọn đèn khổng lồ khiến ai đi qua cũng phải trầm trồ khen ngợi. Để chuẩn bị cho dịp Tết đến, xuân về, mẹ em đã sắm mọi thứ cho gia đình, nào là : quần áo, bánh kẹo, đồ cúng,... Mẹ đem cả chậu cây mai vào nhà. Em phụ mẹ treo những tấm thiếp chúc mừng, những thỏi vàng, những quả châu,... lên các cành cây. Cả màu sắc rực rỡ của cây mai như thắp sáng cả gian phòng, rồi như hoà vào với ánh nhang trầm làm cho cả gian nhà như ấm cúng hơn trong những ngày gia đình quây quần, sum họp bên nhau. Cả cây mai sắc vàng đều mang bên mình một vẻ đẹp lộng lẫy, tươi thắm riêng, một sắc thái riêng như đang ẩn chứa bao lời cầu chúc năm mới với bao điều may mắn và tốt đẹp. Em yêu quí cây mai này biết bao ! Loài hoa đã đem lại nhiều niềm vui khi Tết đến, xuân về. Mỗi ngày, em đều phụ mẹ chăm sóc, tưới nước, chăm bón, nhặt lá sâu,... cho cây để nó luôn tươi tốt, luôn giữ được vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng. Tết năm ngoái, bố em mua về một cây quất để đón năm mới. Bố em lấy một cái chậu to rồi trồng cây quất vào đó. Em ngắm nghía cây quất này mãi. Chà ! Nó đẹp quá. Cây quất cao nhỉnh hơn em một chút. Gốc cây khá to và chia ra làm nhiều nhánh. Lá cây nhỏ, có màu xanh đậm. Điểm vào vẻ đẹp của cây quất là những bông hoa quất trắng tinh, thơm dịu. Đến mùa xuân hoa tàn và đã xuất hiện một vài quả. Khoảng vài tuần sau, chen giữa những lá cây đã chi chít những quả chín, quả xanh trông rất vui mắt. Những quả quất tròn, nhỏ và mọc rất nhiều trên cây em đếm không xuể. Có những quả chín quá tự rụng xuống, bà em nhặt lấy và đem rửa sạch. Đến bữa cơm bà em lấy quả quất ra rồi vắt vào bát nước mắm, mùi quất rất thơm. Quả quất có nhiều múi nhỏ. Trong múi có những con tép có màu cam và nhiều hạt. Em ăn thử một con tép, nó có vị rất chua. Em rất yêu cây quất, hằng ngày em cùng bà tưới nước cho cây để cây mãi được tươi tốt. Nhà ông bà nội em có một vườn cây ăn quả, gồm nhiều loại cây, trong đó em rất thích những cây bưởi. Đây là giống bưởi Diễn nổi tiếng thơm ngon. Vườn bưởi này được trồng khá lâu rồi, vì ông bà em sinh sống ở đất Diễn đã lâu đời. Cây bưởi cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây mốc thếch. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu. Vào mùa Xuân, từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Chúng em thường nhặt hoa bưởi để chơi đồ hàng, hoặc để đầu giường cho thơm. Cuối mùa Xuân, hoa kết thành những quả bưởi con. Quả bưởi lớn nhanh như thổi. Lúc đầu, chúng bé bằn
File đính kèm:
- Tuyen tap nhung bai van ta cay coi.doc