Vật lý 12 - Chương V: Quang hình học

doc20 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vật lý 12 - Chương V: Quang hình học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V
QUANG HÌNH HỌC
1- Điền cụm từ thích hợp vào chổ trống sau đây:
- Trong môi trường . . . . . . . . . . . . . , thì ánh sáng sẽ truyền theo một đường thẳng.
A- Trong suốt.
B- Đồng chất.
C- Trong suốt và đồng chất.
D- Trong suốt và đồng tính.
2- Ảnh của một vật cho bởi một gương phẳng sẻ có tính chất:
A- Ảnh có độ lớn bằng vật..
B- Ảnh có vị trí đối xứng với vật qua gương.
C- Ảnh luôn luôn trái bản chất với vật.
D- Có đủ các tính chất trên.
3- Một tia sáng truyền theo phương ngang đến một gương phẳng, cho tia phản xạ truyền theo phương thẳng đứng. Vậy mặt phản xạ của gương nghiêng so với phương thẳng đứng một góc:
A- 30o.
B- 45o.
C- 60o
D- 90o.
4- Một tia sáng tới SI chiếu tới một gương phẳng cho một tia phản xạ IR; góc tạo bởi tia SI và tia IR là 120o. Vậy góc tới của tia sáng này là:
A- 30o.
B- 45o.
C- 60o.
D- Một giá trị khác.
5- Tìm phát biểu đúng về mặt phẳng tới:
A- Mặt phẳng tới là mặt phẳng tạo bởi tia tới với điểm tới.
B- Mặt phẳng tới là mặt phẳng tạo bởi tia tới với pháp tuyến của mặt phân cách tại điểm tới.
C- Mặt phẳng tới là mặt phẳng tạo bởi tia tới với pháp tuyến .
D- Mặt phẳng tới là mặt phẳng chứa tia tới.
6- Chọn câu sai
A- Vật nằm trên chùm tia sáng chiếu tới quang cụ.
B- Vật thật sẽ nằm trên chùm tia tới phân kỳ.
C- Ảnh nằm trên chùm tia sáng ló ra khỏi quang cụ.
D- Ảnh thật sẽ nằm trên chùm ló phân kỳ.
7- Tìm phát biểu đúng về định luật phản xạ ánh sáng:
A- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. Góc phản xạ phụ với góc tới.
B- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. Góc phản xạ bù với góc tới.
C- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. Góc phản xạ bằng với góc tới.
D- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở cùng bên với tia tới. Góc phản xạ bằng với góc tới. (i' = i)
8- Một vật đặt trong thị trường của một gương. Di chuyển vật trong khoảng trước gương thì thấy không có một vị trí nào của vật cho ảnh lớn hơn hay bằng vật cả. Vậy gương đó là gương gì?
A- Gương phẵng.
B- Gương cầu lõm.
C- Gương cầu lồi.
D- Không thể xác định được.
9- Cho một điểm sáng S và một điểm M ở trước gương phẳng G. Vẽ tia sáng phát ra từ S đến gương cho tia phản xạ qua M. Tìm cách vẽ sai:
A- Dựng trung trực của đọan SM, đường trung trực này cắt G tại I. Nối SIM ta có tia sáng phải vẽ.
B- Dựng S’ đối xứng của S qua G, nối S’M cắt G tại I. Nối SIM ta có tia sáng phải vẽ.
C- Dựng M’ đối xứng của M qua G, nối SM’ cắt G tại I. Nối SIM ta có tia sáng phải vẽ.
D- Dựng S’ đối xứng của S qua G, dựng M’ đối xứng của M qua G. Nối S’M và SM’ hai đường này cắt nhau tại I. SIM là tia sáng phải vẽ.
10- Điều kiện tương điểm đối với gương cầu là:
A- Gương cầu có kích thước không lớn quá.
B- Gương cầu có mặt phản xạ phải ít cong.
C- Góc mở của gương cầu phải nhỏ (bé hơn 10o)
D- Góc mở của gương nhỏ, tia sáng tới gương dưới góc tới nhỏ.
11- Tìm phát biểu đúng:
A- Vật thật đặt trước gương cầu lõm sẽ cho ảnh thật.
B- Gương cầu lõm sẽ cho ảnh thật khi vật đặt trước gương và ngoài khỏang OF.
C- Gương cầu lõm sẽ cho ảnh thật khi vật đặt trước gương và trong khỏang OF.
D- Gương cầu lõm sẽ cho ảnh thật chỉ khi vật đặt tại tiêu điểm chính của gương.
12- Tìm phát biểu sai:
A- Chùm tia tới gương cầu lõm song song với trục chính sẽ cho chùm tia phản xạ đi qua tiêu điểm chính F.
B- Tiêu điểm F là ảnh của một điểm sáng nằm trên trục chính ở vô cực được tạo bởi gương cầu.
C- Chùm tia sáng tới gương cầu lõm đi qua tiêu điểm chính Fsẽ cho chùm tia phản xạ song song .
D- Vật đặt tại tiêu điểm F của một gương cầu lõm, thì ảnh của vật ở vô cực.
13- Vật thật đối với gương cầu lõm cho ảnh nhỏ hơn vật khi vật thuộc khỏang:
A-Từ O đến F.
B-Từ F đến C.
C- Từ C đến ¥.
D- Vât đặt tại C.
14- Vật thật đối với gương cầu lõm cho ảnh lớn hơn vật khi vật thuộc khỏang:
A- Từ O đến F.
B- Từ F đến C.
C- Từ C đến ¥.
D- Cả A và B.
15- Vật đối với gương cầu lõm cho một ảnh có độ lớn bằng vật. Vậy ảnh và vật có bản chất:
A- Vật thật, ảnh ảo.
B- Vật ảo, ảnh thật.
C- Vật, ảnh đều thật.
D- Không thể xác định được vì thiếu dự kiện.
16- Nhận xét nào sau đây là đúng đối với gương cầu:
A- Gương tạo được ảnh thật đối với vật thật là gương cầu lõm.
B- Gương tạo được ảnh ảo lớn hơn vật thật là gương cầu lõm.
C- Gương tạo được ảnh ảo nhỏ hơn vật thật là gương cầu lồi.
D- Tất cả các nhận định trên đều đúng.
17- Vật đối với gương cầu lõm cho một ảnh lớn hơn vật. Vậy ảnh và vật có bản chất:
A- Vật thật, ảnh ảo.
B- Vật thật, ảnh thật.
C- Vật ảo, ảnh thật.
D- Cả A và B đều đúng.
18- Tiêu diện của một gương cầu là:
A- Một mặt phẳng đi qua tâm gương và vuông góc với trục phụ.
B- Một mặt phẳng đi qua tâm gương và vuông góc với trục chính.
C- Một mặt phẳng đi qua tiêu điểm gương và vuông góc với trục phụ.
D- Một mặt phẳng đi qua tiêu điểm gương và vuông góc với trục chính.
19- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng:
A- Tia sáng bị đổi hướng đột ngột khi gặp một mặt phân cách hai môi trường trong suốt.
B- Tia sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
C- Tia sáng bị hắt ngược trở lại môi trường cũ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
D- Tia sáng tuyền thẳng qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
20- Hòan chỉnh lời phát biểu sau:
“. . . . . . . . . . .trong suốt nhất định thì tỉ số giữa. . . . . và . . . . . luôn luôn là một số không đổi. số không đổi này phụ thuộc vào bản chất của hai môi trường và được gọi là chiết suất tỉ đối của môi trường khúc xạ đối với môi trường tới , ký hiệu là . . . .”
A- Đối với môi trường; sini; sinr; n21.
B- Đối với một cặp môi trường; sini; sinr; n21.
C- Đối với một cặp môi trường; sinr; sini; n21.
D- Đối với một cặp môi trường; sini; sinr; n12.
21- Nhận định nào sau đây là đúng:
A- Nếu n21 > 1 thì i > r ta nói môi trường khúc xạ chiết quang hơn môi trường tới.
B- Nếu n21 > 1 thì i < r ta nói môi trường khúc xạ chiết quang hơn môi trường tới.
C- Nếu n21 r ta nói môi trường tới chiết quang hơn môi trường khúc xạ.
D- Nếu n21 < 1 thì i < r ta nói môi trường tới chiết quang kém môi trường khúc xạ.
22- Một tia sáng truyền từ môi trường (1) vào môi trường (2) chia tia khúc xạ như hình vẽ. Có thể kết luận gì về chiết suất của hai môi trường.
A- n1 = n2.
B- n1 > n2.
C- n1 < n2.
D- không thể kết luận được vì thiếu dự kiện.(1)
(2)
ĐÁP ÁN CÂU TRẮC NGHIỆM
Chương 5
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
D
D
B
C
B
D
C
C
A
D
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
B
C
D
D
C
D
D
D
B
B
21
22
A
C
PHẦN VI
QUANG HÌNH HỌC
 MẮT VÀ CÁC DỤNG QUANG HỌC
345.Để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim người ta:
A. Giữ phim đứng yên, điều chỉnh độ tụ của vật kính
B. Giữ phim đứng yên, thay đổi vị trí của vật kính
C. Giữ vật kính đứng yên, thay đổi vị trí phim
D. Giữ vật kính và phim đứng yên, điều chỉnh độ tụ của vật kính
346. Điền khuyết vào phần chấm chấm ở mệnh dề sau:
“ Máy ảnh và mắt có nguyên tắc hoạt động giống nhau: Cho một ảnh thật với vật thật; về nguyên lý chúng khác nhau ở chỗ.”
A. Máy ảnh thu hình lên phim
B. Máy thu hình lên võng mạc
C. Tiêu cự máy ảnh chừng 10cm, tiêu cự mắt chừng 1,5cm
D. Tiêu cự máy ảnh không thay đổi, tiêu cự của mắt có thể thay đổi được
347. Một máy ảnh có vật kính tiêu cự 10cm, có thể chụp ảnh rõ từ vô cực đến 1m xa máy. Vật kính phải di chuyển 1 đoạn:
A. 10 cm	B. 1cm	C. »3,13cm	D. »1,11cm
348. Vật kính của 1 máy ảnh có tiêu cự f = 10cm. Phim cách vật kính bao nhiêu để chụp được ảnh của vật cách vật kính từ 60cm đến vô cực.
A. Từ 10cm đến 12cm	B. Từ 10cm đến vô cực	
C. Từ 10cm đến 15cm	D. Từ 8cm đến 12cm
349. Cấu tạo của mắt bổ dọc gồm các phần từ ngoài vào trong là:
A. Thuỷ dịch, giác mạc, thuỷ dịch tể, mống mắt
B. Giác mạc, võng mạc, thuỷ tinh thể, dịch thuỷ tinh, mống mắt
C. Giác mạc, thuỷ dịch, mống mắt, thuỷ tinh thể, dịch thuỷ tinh, võng mạc
D. Giác mạc, thuỷ tinh thể, dịch thuỷ tinh, mống mắt, thuỷ dịch, võng mạc.
350.Sự điều tiết của mắt là:
A. Sự thay đổi độ cong của thuỷ dịch và giác mạc
B. Sự thay đổi vị trí của thuỷ tinh thể
C. Sự thay đổi độ cong thuỷ tinh thể để ảnh lớn hơn vật xất hiện ở võng mạc.
D. Sự thay đổi độ cong thuỷ tinh thể để ảnh của 1 vật nhỏ hơn vật xuất hiện ở võng mạc
351. Giới hạn nhìn rõ của mắt là:
A. Khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn của mắt
B. Những vị trí đặt vật mà mắt có thể quan sát rõ
C. Từ vô cực đến cách mắt khoảng 25cm đối với mắt thường.
D. Từ điểm cực cận đến mắt
352. Mắt cận thị khi:
A. Phải đeo kính phân kì để quan sát vật ở xa
B. Thuỷ tinh thể cong nhiều hơn mắt thường
C. Có điểm cực cận xa hơn điểm cực cận của mắt thường
D. A, B đúng
353. Mắt viễn thị khi:
A. Phải đeo kính phân kì để quan sát vật ở xa
B. Thuỷ tinh thể cong ít hơn mắt thường
C. Nhìn vật ở vô cực phải điêu tiết
D. B, C đúng
354. Trong các trường hợp sau đây, ở trường hợp nào mắt nhìn thấy vật ở xa vô cực?
I. Mắt không tật, không điều tiết
II. Mắt cận thị, không điều tiết
III. Mắt viễn thị, không điều tiết
IV. Mắt không tật, có điều tiết
V. Mắt cận thị, có điều tiết
VI. Mắt viễn thị có điều tiết
A. I và IV	B. II và III	C. III và IV	D. I và VI
355. Chọn câu sai:
A. Để sửa tật cận thị phải đeo kính phân kì có tiêu cự thích hợp
B. Tiêu điểm ảnh chính của thấu kính phân kì và mắt cận thị đeo phải trùng với điểm cực viễn của mắt.
C. Thấu kính phân kì mà mắt cận thị đeo sẽ cho vật ở vô cực một ảnh tại điểm cực viễn của mắt
D. Điểm cực cận của mắt viễn thị khi đeo kính xa mắt hơn khi không đeo kính.
356. Năng suất phân li là góc trông nhỏ nhất giữa 2 điểm A, B mà ảnh của chúng:
A. Hiện lên trên cùng 1 tế bào nhạy sáng
B. Hiện lên trên 2 tế bào nhạy sáng bất kỳ
C. Hiện lên trên 2 tế bào nhạy sáng sát cạnh nhau
D. Hiện lên tại điểm vàng
BT: Dùng qui ước sau để trả lời các câu 357 - 360	
A. Phát biểu 1 và phát biểu 2 đúng. Hai phát biểu có tương quan (357)
B. Phát biểu 1 đúng, phát biểu 2 sai(358)
C. Phát biểu 1 sai, phát biểu 2 đúng (359)
D. Hai phát biểu đều sai (360)
357. Khi quan sát các vật nhỏ hay các vật ở xa ta phải dùng dụng cụ bổ sung cho mắt Vì mắt chỉ phân biệt 2 điểm trên vật khi góc trông lớn hơn năng suất phân li
358. Người có mắt cận thị muốn nhìn gần phải cất kính Vì khi đeo kính điểm cực cận vẫn thế
359.Mắt nhìn rõ mọi vật nằm trong khoảng từ điểm cực cận tới điểm cực viễn Vì mắt có thể hoạt động để ảnh của các vật ở trong khoảng này hiện đúng trên võng mạc
360. Hiện tượng lưu ảnh võng mạc là khi đối tượng mắt nhìn mất đi, cảm giác vẫn tồn tại mãi trên võng mạc Vì ký ức của não bộ đã tạo lại cảm giác đó trên võng mạc.
BT: Dùng cho câu 361, 362
Một người nhìn rõ từ 10cm đến 80cm. Đeo kính xem như sát mắt.
361. Mắt người này có tật gì? Đeo kính có hội tụ bao nhiêu, để nhìn rõ ở vô cực mà không cần điều tiết?
A. Cận thị, D = - 0,0125dp	B. Viễn thị, D= + 0,0125dp
C. Cận thị, D = - 12,5 dp	D. Cận thị, D = - 1,25dp
362. Khi đeo kính trên người đó sẽ nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt đoạn “13,4cm (B)
BT: Dùng cho câu 363,364
Một người có tật viễn thị, điểm cực cận cách mắt 50cm. Phải đeo thấu kính hội tụ có D = 2dp để nhìn rõ ở vô cực mà không cần điều tiết. Kính xem như sát mắt.
363. Xác định vị trí điểm cực viễn:
A. Cực viễn là một điểm ảo, ở cách mắt 50cm về phía sau
B. Cực viễn là một điểm ảo, ở cách mắt 100cm về phía sau
C. Cực viễn ở trước mắt, cách mắt 20cm
D. Cực viễn ở vô cực
364. Khi đeo kính trên, cực cận mới cách mắt bao nhiêu?
A. 10 cm	B. 15cm	C. 20cm	D. 25cm
365. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm và điểm cực cận cách mắt 12,5cm. Giới hạn nhìn rõ của mắt khi đeo kính sát mắt để sữa tật cận thị trên:
A. Cách mắt từ 12,5cm đến vô cực
B. Cách mắt từ 15,5 cm đến vô cực
C. Cách mắt từ 16.7 cm đến vô cực
D. Cách mắt từ 16.7 cm đến 50cm
BT: Dùng cho câu 366, 367
Một mắt cận thị có điểm cực cận cách mắt 1cm, và điểm cực viễn cách mắt 51 cm.
366. Để nhìn được vật ở vô cực không điều tiết phải đeo kính (cách mắt 1cm) có độ tụ:
A. 2dp	B. -2dp	C. -0.02dp	D.- 1,96dp
367. Sau khi đeo kính, mắt nhìn được vật ở gần nhất cách mắt là:
A. 13,5cm	B. 12,5cm	C.11,5cm	D.10,5cm
368. Mắt thường có khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc là 16mm, khoảng cực cận là 25cm. Tiêu cự của mắt khi không điều tiết và khi điều tiết tối đa lần lượt là:
A. 18mm và 17mm	B. 16mm và 14,5mm
C. 16mm và 15mm	D. 14mm và 16mm
369. Một mắt cận thị có điểm cực cận cách mắt 10cm, điểm cực viễn cách mắt 100cm. Độ biến thiên độ tụ thuỷ tinh thể là:
A. 0,09 dp	B. 10dp	C. 11dp	D. 9dp
370. Kính lúp là:
A. Thấu kính hội tụ tiêu cự vài mm để quan sát vật
B. Thấu kính hội tụ tiêu cự vài cm để quan sát vật nhỏ
C. Thấu kính hội tụ tiêu cự vài mm để quan sát vật ở xa
D. Hệ thống 2 Thấu kính hội tụ để quan sát vật ở xa
371. Đ: Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt
F: Tiêu cự của kính lúp
Trong các trường hợp sau, ở trường hợp nào độ bội giác của kính lúp có giá trị G = .
I. Mắt ngắm chừng vô cực
II. Mắt ngắm chừng ở điểm cực cận
III. Mắt đặt sát kính lúp
IV. Mắt đặt ở tiêu điểm ảnh của kính lúp
A. I	B. II	C.III	D.I và IV
372. Kính hiển vi là dụng cụ:
A. Tăng độ phóng đại của những vật ở xa
B. Tăng góc trong ảnh của những vật rất nhỏ và cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ, một thấu kính phân kì.
C. Cấu tạo bởi 2 hệ thống thấu kính hội tụ, hổ trợ cho mắt tăng góc trông những vật có kích thước rất nhỏ
D. Cấu tạo bởi 2 hệ thống thấu kính hội tụ, hổ trợ cho mắt quan sát những vật ở xa.
373. Điều nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo của kính hiển vi?
A. Kính hiển vi là hệ 2 kính lúp có cùng trục chính
B. Kính hiển vi có vật kính là thấu kính hội tụ tiêu cự ngắn, thị kính là một kính lúp
C. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính có thể thay đổi khi ngắm chừng.
D. B, C đúng
374.Điền khuyết vào phần chấm chấm của mệnh đề sau:
“ Để ngắm chừng ở kính hiển vi người tađể thay đổi vị trí vật đối với kính”/
A. Di chuyển vật kính
B. Di chuyển thị kính
C. Di chuyển vật quan sát
D. Di chuyển toàn bộ vật kính và thị kính
375. Kính thiên văn là:
A. Hệ thống 2 thấu kính phân kỳ để nhìn vật ở rất xa
B. Hệ thống 1 thấu kính hội tụ để nhìn vật ở rất xa
C. Hệ thống gồm 1 thấu kính hội tụ và 1 thấu kính phân kỳ để quan sát những vật ở rất xa.
D. Các câu trên đều sai
376. Điều nào sau đây là đúng khi so sánh cấu tạo của kính hiển vi và kính thiên văn?
A. Tiêu cự vật kính của kính thiên văn lớn hơn
B. Thị kính của 2 kính giống nhau
C. Có thể biến đổi kính thiên văn thành kính hiển vi bằng cách hoán đổi vật kính và thị kính.
D. A, B đúng
377. Một thấu kính hội tụ f = 2cm dùng làm kính lúp với người quan sát có mắt không tật, có điểm cực cận cách mắt 20cm và đặt mắt ở tiêu điểm ảnh của kính? Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính.
A. Từ 1,2cm đến 2cm	B. Từ 1,2 cm đến 1,8 cm
C. Từ 1,8cm đến 2cm	D. Từ 1,6cm đến 2cm
378. Trong câu 377, độ bội giác của kính có giá trị bao nhiêu?
A. 8	B.10	C.12,5	D.12
379. Một kính lúp có độ tụ 10dp, khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt là 25 cm, mắt đặt sát kính. Độ bội giác của kính và độ phóng đại của ảnh khi người quan sát ngắm chừng ở điểm cực cận là:
A.G = k = 3,5	B. G= 3,5, k = 5	C. G = 5, k = 3,5	D. G = k = 5
BT: Dùng cho câu 380,381.
Một người mắt không có tật, cực cận cách mắt 22cm, dùng 1 kính lúp mà trên vành kính có ghi x 5.
380. Tiêu cự của kính lúp là:
A. 5cm	B. 10cm	C.2cm	D. 2,2cm
381. Độ bội giác tron trường hợp người quan sát trên dùng kính trong trạng thái không điều tiết là:
A. 5 	B. 4,4	C. 5,4	D.2,2
BT: Dùng cho câu 382,383.
Một người có mắt không tật dùng 1 kính lúp có tiêu cự 2,5cm, không điều tiết. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt là 25cm.
382. Độ bội giác của kính là:
A. 10	B.12,5	C.8	D.12
383. Tính khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm trên vật mà mắt còn phân biệt được. Năng suất phân ly của mắt là e = 1’ = 3.10-4 rad. 
A. 7,5.10-3cm	B.1,5.10-3cm
C. 7,5.10-4cm	D. 7,5.10-2cm
BT: Dùng cho câu 384,385
Vật kính của 1 kính hiển vi có tiêu cự 1cm và thị kính có tiêu cự 4cm. Hai kính cách nhau 17cm và khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt bằng 25cm.
384. Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là:
A. 7,5	B.50	C.55	D.75
385. Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở cực cận (mắt đặt sát kính)
A. 91	B.80	C.55	D.75
386. Kính thiên văn có vật kính f1 = 1,2m; thị kính f2 = 4cm, khi ngắm chừng ở vô cực thì:
A.O1O2 = 124cm và G = 30 lần	B.O1O2 = 120cm và G = 30 lần
C.O1O2 = 104cm và G = 30 lần	D.O1O2 = 124cm và G = 40 lần
387. Một người có mắt không tật sử dụng một kính thiên văn để quan sát mặt trăng, không điều tiết. Lúc đó kính có độ bội giác bằng 17, khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng 90cm.
Tiêu cự vật kính và thị kính là:
A. F1 = 75cm, f2 = 5cm	B. F1 = 84cm, f2 = 5cm	
C. F1 = 85cm, f2 = 5cm	D. F1 = 85cm, f2 = 4cm	
241. Vật sáng là:
Nguồn sáng B. Tờ giấy được chiếu sáng
C. Mặt trăng D. A,B,C. Đúng
242. Chọn câu sai:
A. Các vật sáng bao gồm các nguồn sáng và các vật được chiếu sáng
B. Nguồn sáng là vật tư nó phát ra ánh sáng
C. Tia sáng luôn luôn là đường thẳng
D. Khi có hiện tượng nhật thực thì mặt trăng nằm khoảng giữa mặt trời và đất
243. Chọn câu sai:
A. Ánh sáng truyền đi gặp mặt bất kỳ chắn lại, đổi hướng truyền, trở lại môi trường cũ là hiện tượng phản xạ
B. Pháp tuyến là đường vuông góc với mặt phản xạ tại điểm tới
C. Mặt phẳng tới là mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới
D. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới
244. Chọn câu sai:
A. Vật nằm trên trùm tia tới (đối với quang cụ)
B. Ảnh nằm trên chùm tia phản xạ
C. Vật thật nằm trên trùm tia tới phân kỳ
D. Ảnh thật luôn luôn nằm sau quang cụ
245. Chọn câu đúng khi nói về vật ảo đối với một quang cụ:
A. Vật ảo nằm trên chùm tia có hội tụ
B. Vật ảo nằm trên chùm tia tới hội tụ
C. Vật ảo nằm trên chùm tia có phân kỳ
D. Vật ảo nằm trên chùm tia tới phân kỳ
246. Chọn câu sai khi phát biểu về thị trường gương phẳng:
A. Là vùng mắt thấy được trong gương
B. Lớn, nhỏ tuỳ mắt ở gần hay xa gương
C. Là một hình nón cụt mà đỉnh là mắt và đáy là chu vi gương
D. Khác nhau với hai mắt trái, phải
247. Tia sáng mặt trời từ trên xuống hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 360 đến gặp một gương phẳng cho tia phản xạ có phương thẳng đứng hướng xuống dưới. Tính góc hợp bởi mặt gương và đường thẳng đứng.
A. 360 B. 630 C. 720 D. 270
248. Hai gương phẳng hợp góc & = 600 có mặt phản xạ quay vào nhau, giữa 2 gương có vật sáng S. Số ảnh của S qua 2 gương:
A. 5 ảnh B. 6 ảnh C. 10 ảnh D. 11 ảnh
249. Muốn vẽ ảnh của điểm sáng S trên trục chính của gương cầu ta có thể vẽ cặp tia tới nào sau đây:
A. Tia tới song song với trục chính
B. Tia tới qua tâm C và tia tới qua đỉnh O
C. Tia tới trùng trục chính và tia tới bất kỳ
D. A, B, C sai
250. Chọn câu sai: Đường đi của tia sáng qua gương cầu
A. Tia tới qua tâm của gương cầu có tia phản xạ trở lại qua tâm
B. Tia tới qua đỉnh O của gương có tia phản xạ đối xứng với tia tới qua trục chính của gương
C. Tia tới song song với trục chính có tia phản xạ qua tiêu điểm chính
D. Chùm tia tới song song cho chùm tia phản xạ song song
251. Chọn câu đúng:
A. Gương cầu lõm có mặt phản xạ ở khác bên với tâm C
B. Gương cầu lõm với vật thật ở trong khoảng từ F đến C cho một ảnh ảo ngược chiều với vật
C. Gương cầu lõm với vật thật ở trong khoảng từ F đến C cho một ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật
D. Ảnh ảo luôn luôn cùng chiều với vật thật
252. Đối với gương cầu lõm
A. Vật thật ở tiêu diện gương cho ảnh ở vô cực
B. Vật thật trong khoảng tiêu cự của gương, cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật
C. Vật thật ở tại tâm gương C cho ảnh thật ngược chiều, bằng vật
D. A, B, C đúng
253. Một vật thật đặt trên trục chính của một gương cầu lồi cho ảnh:
A. Thật, ngược chiều B. Ảo, cùng chiều
C. Ảo, ngược chiều D. Thật, cùng chiều
254. Một gương thoả tính chất sau: Vật thật luôn cho ảnh ảo. Đó là gương gì?
A. Gưong cầu lồi B. Gương cầu lõm
C. Gương phẳng D. A, C đúng
255. Một gương cầu muốn cho một ảnh bằng vật (không kể chiều) thì vị trí của vật là:
A. Tại tâm C B. Sát gương
C. Tại tiêu điểm F D. A,B đúng
256. Hai gương cầu đồng trục đối diện nhau.
S
O1
O2
J
K
`
Tia tới SI sau 2 lần phản xạ trên 2 gương cho tia JK. Nếu SI, JK đều song song với trục chính thì khoảng cách 2 gương là: (Gọi R1, R2 là bán kính 2 gương)
A. R1+R2 B.Lớn hơn R1+R2
C. Nhỏ hơn R1+R2 D.(R1+R2)
257. Lúc giải một bài toán về gương cầu với các ký hiệu quen thuộc d,d’,f,k nếu vật là thật và giải ra được d’0 thì ta kết luận:
A. Vật thật, ảnh thật ngược chiều
B. Vật thật, ảnh thật cùng chiều
C. Vật thật, ảnh ảo cùng chiều
D. Vật thật, ảnh ảo ngược chiều
258. Một người soi gương thấy ảnh trong gương lớn gấp 3 lần vật. Hỏi đó là gương gì?
A. Gương cầu lồi B. Gương phẳng
C. Gương cầu lõm D. Không biết được gương gì?
259. Ứng dụng gương cầu lõm:
A. Tập trung năng lượng mặt trời
B. Dùng trong kính thiên văn phản xạ
C. Choá đèn pha
D. A, B, C đúng
260. Một gương cầu lõm có tiêu cự 10 cm. Vật AB cao 2cm vuông góc trục chính cho ảnh A’B’ cao 4cm. Vật và ảnh cách gương:
A. D=3cm B. D=15cm
C. A,B đều có thể đúng D. A, B sai
261. Một gương cầu lồi có R=12cm. Vật sáng A,B vuông góc với trục chính cho ảnh ảo bằng ½ vật. Vật và ảnh cách gương:
A. D=3cm, d’=6cm B. D=3cm, d’=-3cm
C. D=3cm, d’=-6cm D. D=6cm, d’=-3cm
262. Cho một gương cầu có đặc tính sau: vật sáng AB vuông góc với trục chính của gương cách gương 20 cm thì cho 1 ảnh bằng vật. Tiêu cự gương:
A. F=10cm B.f=-10cm
C. F=20cm D.f=-15cm
263. Một gương cầu lồi bán kính 60cm. Vật sáng AB cao 4cm đặt vuông góc trục chính tại A cách gương một khoảng d=30cm
A. Ảnh A’B’ cao 2cm là ảnh ảo cách gương 15cm
B. Ảnh A’B’ cao 2cm là ảnh thật cách gương 5cm
C. Ảnh A’B’ cao 8cm là ảnh ảo cách gương 60cm
D. Ảnh ở vô cực
264. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một gương cầu có bán kính cong R=50cm cho ảnh rõ nét lớn hơn vật trên màn đặt cách vật 120 cm. Tính khoảng cách từ gương đến màn
A. 30cm	B.150cm	C. 25cm	D. 40cm
265. Một gương cầu lõm bán kính R=60cm, một chùm sáng hội tụ gặp gương sao cho điểm hội tụ nằm trên trục chính ở sau gương và cách gương 30cm.
A. Ảnh ảo cách gương 15cm	B. Ảnh ảo cách gương 20cm
C. Ảnh thật cách gương 15cm	D. Ảnh thật cách gương 20cm
266. Một gương cầu lồi bán kính 60cm, Vật sáng AB đặt vuông góc trục chính cho ảnh cách vật 45 cm. Xác định vị trí ảnh. Ảnh cách gương:
A. 10cm	B. 15cm	C.30cm	D.90cm
267. Điểm sáng S nằm trên trục chính của 1 gương cầu và cách tiêu điểm chính 1 đoạn 4cm, cho ảnh ảo S’ cách tiêu điểm chính 1 đoạn 9cm. Tính tiêu cự của gương
A.f=-6cm	B.f=-4cm	C.f=6cm	D.f= 36cm
BT. Đề bài cho câu 268, 269
Một gương cầu lõm có trục chính vuông góc với màn ảnh và cách màn ảnh 3m. Một điểm sáng đặt ở đỉnh gương được dịch chuyển từ từ trên trục chính. Kết quả cho thấy có 2 vị trí của vật cách nhau 5cm thì trên màn nhận được vệt sáng tròn có bán kính bằng bán kính đường rìa của gương.
268. Xác định tiêu cự của gương:
A. 30cm	B. 27,8cm	C. 27,3 cm	D. 25cm
269. Vị trí của S ở đâu để cho ảnh S’ rõ nét trên màn:
A. 27,3cm	B. 30cm	C. 25cm	D. 27,8 cm
270. Tia khúc xạ:
A. Nằm trong mặt phẳng tới, ở bên kia pháp tuyến so với tia tới
B. Trong môi trường thứ 2 bên kia mặt phân cách
C. Góc ló: sinr = với n1,n2 là chiết xuất tuyệt đối của môi trường 1 và môi trường2
D. A,B,C đúng
271. Trường hợp nào sau đây tia sáng không bị khúc xạ khi truyền qua mặt phân cách:
A. Tia tới vuông góc mặt phân cách
B. Hai môi trường có chiết xuất n1=n2
C. Tia tới truyền từ thuỷ tinh qua kim cương
D. A,B đúng
272. Sini/Sinr =n21= hằng số.
Nếu môi trường 2 chiết quang hơn môi trường 1 thì:
A. I= r0	B. I<r
C. I>r và góc lệch D=i-r	D. I=r>0 và góc lệch D=0
273. Chọn câu sai:
A. Chiết suất tuyệt đối của 1 môi trường bằng tỉ số của vận tốc ánh sáng trong môi trường đó và vận tốc ánh sáng trong chân không
B. Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém, hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc giới hạn igh
C. Khi tia sáng truyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quan hơn luôn luôn có tia khúc xạ
	D. Vận tốc của ánh sáng trong nước lớn hơn vận tốc ánh sáng trong thuỷ tinh nên chiết suất tuyệt đối của nước nhỏ hơn chiết suất tuyệt đối của thuỷ tinh
274. Một tia sáng đơn sắc truyền trong thuỷ tinh, chiết suất của thuỷ tinh đối với tia sáng này là n=. Vận tốc truyền của tia sáng trong môi trường thuỷ tinh là:
A. 3.108 m/s	B. 4,5.108 m/s
C. 2.08 m/s	D. 1,5.108 m/s
275. Một tia sáng truyền từ chân không vào nước, để ý các đại lượng sau của tia sáng: tần số, vận tốc, bước sóng. Đại lượng (hoặc những đại lượng) bị thay đổi là:
A. Bước sóng	B. Chu kỳ
C. Vận tốc	D. Bước sóng và vận tốc
276. Sợi quang học (cáp quang) song song với đường dây cao thế 500KV	 ở Việt Nam dùng trong thông tin liên lạc. Tín hiệu truyền theo cáp quang là:
A. Tín hiệu điện tử cao tần
B. Dòng điện xoay chiều đã biến điệu
C. Tín hiệu ánh sáng
D. Sóng Hertz
277. Một tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của 1 chất lỏng có chiết xuất n= dưới góc khúc xạ r bằn

File đính kèm:

  • dochinh 11.doc
Đề thi liên quan